Bưu chính, viễn thông

Một phần của tài liệu luận văn “hội nhập kinh tế, cơ hội và thách thức của kinh tế việt nam sau khi gia nhập wto” (Trang 28 - 32)

Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2009 ước tính đạt 41,7 triệu thuê bao, tăng 40,8% so với năm 2008, bao gồm 4 triệu thuê bao cố định, tăng 43,1% và 37,7 triệu thuê bao di động, tăng 40,5%. Số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến cuối tháng 12/2009 là 123 triệu thuê bao, tăng 51,3% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 18,1 triệu thuê bao cố định, tăng 28,4% và 104,9 triệu thuê bao di động, tăng 56,1%.

Số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12/2009 đạt 3 triệu thuê bao, tăng 45,5% so với cùng thời điểm năm 2008, trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông 2,1 triệu thuê bao, tăng 64,7%. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2009 ước tính 22,9 triệu lượt người, tăng 10,3% so với thời điểm cuối năm 2008.

d) Du lịch.

Do tình hình kinh tế của nhiều nước và vùng lãnh thổ gặp khó khăn nên khách quốc tế nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng đến nước ta cả năm 2009 ước tính chỉ đạt 3,8 triệu lượt người, giảm 10,9% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,2 triệu lượt người, giảm 14,8%; đến vì công việc 783,1 nghìn lượt người, giảm 0,2%; thăm thân nhân đạt 517,7 nghìn lượt người, tăng 1,4%; khách đến với mục đích khác đạt 245,1 nghìn lượt người, giảm 8,6%. Một số nước và vùng lãnh thổ có lượng khách đến nước ta lớn nhưng năm nay vẫn tiếp tục giảm so với năm trước như: Khách đến từ Trung Quốc 527,6 nghìn lượt người, giảm 18%; Hoa Kỳ đạt 403,9 nghìn lượt người, giảm 2,6%; Hàn Quốc 362,1 nghìn lượt người, giảm 19,4%; Nhật Bản 359,2 nghìn lượt người, giảm 8,6%; Đài Loan 271,6 nghìn lượt người, giảm 10,4%; Ôx-trây-li-a 218,5 nghìn lượt người, giảm 6,9%; Pháp 174,5 nghìn lượt người, giảm 4,1%.

Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta.

2.1.4.1. Tổng sản phẩm trong nước.

Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nướctheo giá so sánh 1994

2009 2010

Tổng số 5,32 6,78 Phân theo khu vực kinh tế

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1,82 2,78 Công nghiệp và xây dựng 5,52 7,70

Dịch vụ 6,63 7,52

2.1.4.2. Đầu tư phát triển.

Giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ước tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm trước, trong đó khu vực nhà nước đạt 184,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,4%; khu vực ngoài nhà nước và loại hình khác đạt 345,5 nghìn tỷ đồng, tăng 23,0%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP, trong đó có 1980 tỷ đồng từ nguồn ngân sách trung ương và 4487,5 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được Thủ tướng cho phép ứng trước để bổ sung và đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án quan trọng hoàn thành trong năm 2010.

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với năm 2009 (%) TỔNG SỐ 830,3 100,0 117,1 Khu vực Nhà nước 316,3 38,1 110,0

Khu vực ngoài Nhà nước 299,5 36,1 124,7 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 214,5 25,8 118,4

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư cả nước, bằng 110,4% kế hoạch năm. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước do Trung ương quản lý đạt 42,7 nghìn tỷ đồng, bằng 104,7% kế hoạch, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đạt 1336,5 tỷ đồng, bằng 131,2%; Bộ Giao thông Vận tải 8168 tỷ đồng, bằng 122,8%; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 569 tỷ đồng, bằng 96,9%; Bộ Công thương 3602 tỷ đồng, bằng 89%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5080 tỷ đồng, bằng 87,2%; Bộ Y tế 1050 tỷ đồng, bằng 83,6%; Bộ Xây dựng 689,5 tỷ đồng, bằng 69,7% kế hoạch năm 2010.

Trong các lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm nay, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, bao gồm 6,7 tỷ USD vốn đăng ký mới và 0,1 tỷ USD vốn tăng thêm; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 5 tỷ USD, bao gồm 4 tỷ USD vốn đăng ký mới và 1 tỷ USD vốn tăng thêm; sản xuất, phân phối điện, khí và nước đạt gần 3 tỷ USD, trong đó 2,9 tỷ USD là vốn đăng ký mới.

2.1.4.3. Thu, chi ngân sách Nhà nước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước bằng 109,3% dự toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 107%; thu từ dầu thô bằng 99,7%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 123,1%. Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước bằng 103,1%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) bằng 100,6%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước bằng 101%; thuế thu nhập cá nhân bằng 121,2%; thu phí xăng dầu bằng 101%; thu phí, lệ phí bằng 100,7%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/12/2010 ước tính bằng 98,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 98,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 97,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng,

an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng 99,6%; chi trả nợ và viện trợ bằng 114,1%.

2.1.4.4. Sản xuất nông, lâm nghiệp.

Năm 2010 theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 232,7 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2009, bao gồm nông nghiệp đạt 168,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2%; lâm nghiệp đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6%; thuỷ sản đạt 56,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,1%.

a) Nông nghiệp.

Sản lượng lúa cả năm 2010 ước tính đạt gần 40 triệu tấn, tăng 1,04 triệu tấn so với năm 2009 do cả diện tích và năng suất đều tăng, trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7513,7 nghìn ha, tăng 76,5 nghìn ha so với năm trước; năng suất đạt 53,2 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha.

Diện tích gieo trồng và năng suất một số cây hàng năm khác cũng tăng nên sản lượng đạt khá: Khoai lang đạt 1,3 triệu tấn, tăng 105,9 nghìn tấn so với năm 2009, đỗ tương đạt 296,9 nghìn tấn, tăng 81,7 nghìn; mía đạt gần 16 triệu tấn, tăng 338,5 nghìn tấn (Năng suất tăng 11,2 tạ/ha); sản lượng rau tăng 8,8% (Diện tích tăng 6,1%; năng suất tăng 2,6%); sản lượng đậu tăng 3,6% (Diện tích tăng 1,4%; năng suất tăng 2,1%). Diện tích chè cả năm ước tính đạt 129,4 nghìn ha, tăng 2,3 nghìn ha so với năm trước; cà phê 548,2 nghìn ha, tăng 9,7 nghìn ha; cao su 740 nghìn ha, tăng 22,3 nghìn ha; hồ tiêu 51,3 nghìn ha, tăng 0,7 nghìn ha.

b) Lâm nghiệp.

Diện tích rừng trồng tập trung năm 2010 ước tính đạt 252,5 nghìn ha, tăng 3,9% so với năm 2009. Sản lượng củi khai thác cả năm ước tính đạt 28,2 triệu ste, tăng 1,4% so với năm trước. Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng năm 2010 đạt 1085,3 nghìn ha, tăng 5,2% so với năm 2009; diện tích rừng được chăm sóc 507,8 nghìn ha, tăng 4,5%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 181,5 triệu cây, tăng 0,6%.

c) Thuỷ sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sản lượng thuỷ sản năm 2010 ước tính đạt 5127,6 nghìn tấn, tăng 5,3% so với năm 2009, trong đó cá đạt 3847,7 nghìn tấn, tăng 4,8%; tôm 588,8 nghìn tấn, tăng 7,1%. Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2010 ước tính đạt 2420,8 nghìn tấn, tăng 6,2% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2226,6 nghìn tấn, tăng 6,4%.

2.1.4.5. Sản xuất công nghiệp.

Tính chung cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính đạt 794,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2009, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 7,4% (Trung ương quản lý tăng 8,9%, địa phương quản lý tăng 1,2%); khu vực ngoài Nhà nước tăng 14,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,2% (dầu mỏ và khí đốt giảm 0,7%, các ngành khác tăng 19,5%).

Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung là: Khí hóa lỏng tăng 62,4%; sơn hóa học tăng 34,7%; sữa bột tăng 22%; giày thể thao tăng 20,7%; bia tăng 19,8%; kính thủy tinh tăng 17,1%; tủ lạnh, tủ đá tăng 15,6%; khí đốt thiên nhiên dạng khí tăng 15,4%; điện sản xuất tăng 14,9%; xe máy tăng 14,5%; quần áo người lớn tăng 14,5%; xi măng tăng 14,2%. Một số sản phẩm có mức tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: Nước máy thương phẩm tăng 12,6%; thủy hải sản chế biến tăng 11,5%; giấy, bìa tăng 9,7%; xà phòng tăng 8,2%; vải dệt từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo tăng 8%; phân hóa học tăng 7,7%. 2.1.4.6. Thương mại, vận tải và du lịch.

Một phần của tài liệu luận văn “hội nhập kinh tế, cơ hội và thách thức của kinh tế việt nam sau khi gia nhập wto” (Trang 28 - 32)