1.4.2.1. Chỉ tiêu về tỷ trọng dư nợ
Đối với một đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nào đó như DNVVN:
Tỷ trọng dư nợ của
DNVVN = Dư nợ của DNVVNTổng dư nợ x 10 0
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với doanh nghiệp: Nếu tỷ trọng này lớn hơn hẳn so với tỷ trọng của các đối tượng khác chứng tỏ doanh
nghiệp là đối tượng khách hàng vay vốn thường xuyên của ngân hàng và ngân hàng cũng rất coi trọng cho vay đối với đối tượng này.
1.4.2.2. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trong hợp đồng tín dụng. Các chỉ tiêu về nợ quá hạn phản ánh mức độ an toàn của hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay là tỷ lệ giữa khoản nợ gốc quá hạn (hoặc bao gồm cả lãi quá hạn) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Phần lớn các khoản nợ quá hạn là những khoản nợ có vấn đề, nợ khó đòi hoặc có khả năng mất vốn. Ngân hàng càng có nhiều khoản nợ quá hạn thì hiệu quả cho vay càng thấp, nguy cơ rủi ro càng cao.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNVVN=
Đây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh độ an toàn cho vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung của NHTM.
Nếu tỷ lệ này ở mức quá cao chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là thấp kém. Có thể ngân hàng đã vi phạm một số nguyên tắc cơ bản khi cấp tín dụng là cho vay không phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản thế chấp không đúng quy định, cho vay tùy tiện, thiếu kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ…và nhất là vi phạm các nguyên tắc về phân tán rủi ro tín dụng, tập trung vốn quá quy định vào một nhóm khách hàng hoặc một ngành kinh tế.
Nếu tỷ lệ này ở mức quá thấp, thể hiện quan điểm của ngân hàng khi cho vay là nếu không đủ tin tưởng thì không cho vay, cho vay đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc tín dụng, nguyên tắc phân tán rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng.
Nếu tỷ lệ này ở mức vừa phải, thể hiện chiến lược kinh doanh táo bạo của ngân hàng là chấp nhận rủi ro trong một chừng mực nhất định để có thể đạt được lợi nhuận cao. Ngân hàng thực hiện chiến lược này đã thể hiện khả năng quản lý cao trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Như vậy để hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro cho ngân hàng thì các NHTM cần khống chế tỷ lệ này ở mức nào đó có thể chấp nhận được.
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh rủi ro đối với các khoản cho vay và hậu quả có thể xảy ra cho ngân hàng từ các khoản nợ quá hạn, nó cho biết tỷ lệ dư nợ cho vay có nguy cơ gây mất vốn một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ xem xét đến việc hoàn trả khi đã quá hạn chứ không xét đến tổng dư nợ có nguy cơ quá hạn. Nếu khoản vay tăng nhanh thì việc sử dụng tỷ lệ nợ quá hạn có thể phản ánh mức độ rủi ro từ hoạt động cho vay không chính xác cho các NHTM. Số dư nợ cho vay ra tăng, cùng với số tiền cho vay được giải ngân trong khi đó số dư nợ đến hạn chỉ tăng khi các khoản nợ đến kỳ hạn phải trả. Tốc độ tăng nhanh của các khoản cho vay có thể che dấu đi phần nợ quá hạn, nó không tính đến chỉ số đánh giá an toàn hoạt động cho vay. Do vậy các NHTM khi cho vay phải thận trọng khi xem xét độ an toàn của hoạt động cho vay bằng việc xác định kỳ hạn nợ hợp lý.
Tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá của các DNVVN
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ. Khi đến hạn mà khách hàng không có khả năng hoàn trả do gặp phải khó khăn nào đó trong sản xuất kinh doanh, ngân hàng thường gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian thu xếp để trả nợ ngân hàng. Nợ khó đòi là một lời cảnh báo cho ngân hàng, việc thu nợ trở nên mong manh
hơn, ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để đảm bảo thu hồi được vốn, tránh tổn thất cho ngân hàng.
Ngoài tỷ lệ nợ quá hạn, các ngân hàng còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ quá hạn hoặc tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng dư nợ cho vay quá hạn để qua đó đánh giá xem có khả năng thu hồi được vốn hay không và thu hồi được bao nhiêu, bao nhiêu % không có khả năng thu hồi. Như vậy sử dụng thêm các chỉ tiêu này giúp ngân hàng đánh giá được chi tiết hơn về độ an toàn trong cho vay. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng chưa cho phép ngân hàng đánh giá được chính xác khoản nợ nào có khả năng thu hồi được, khoản nợ nào không có khả năng thu hồi.
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro khác nhau do vậy khi đánh giá mức độ an toàn của các khoản cho vay các ngân hàng cần kết hợp nhiều chỉ tiêu để có cái nhìn cụ thể đối với từng khoản vay. Mặt khác khi đánh giá các chỉ tiêu này cần chú ý đến các yếu tố có thể làm cho các chỉ tiêu này bị biến dạng như định kỳ hạn trả nợ không đúng, không phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp không thể trả được nợ, hoặc do khi đảo nợ, giãn nợ không xem xét thận trọng các khoản vay làm cho các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ khó đòi không phản ánh đầy đủ rủi ro cho vay.
14.2.3. Tỷ lệ mất vốn
Tỷ lệ mất vốn là tỷ số giữa số vốn bị mất do xóa nợ cho kì báo cáo trên tổng dư nợ bình quân của kỳ báo cáo.
Các khoản nợ quá hạn loại 5 (Nợ có khả năng mất vốn) sau khi được xóa nợ, đưa ra khỏi bảng cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi thì được xem như nợ không có khả năng thu hồi. Nếu số vốn cho vay của các ngân hàng thương mại được xóa nợ nhiều tức là tỷ lệ mất vốn cao chứng tỏ hiệu quả cho vay của NHTM bị đe dọa cả về mức độ an toàn và khả năng sinh lời. Tỷ lệ này có thể
cung cấp cho các NHTM thấy được những khoản vay có khả năng bị mất và các khoản vay bị mất thực sự, cung cấp một cái nhìn về mối tương quan giữa số vốn cho vay bị mất trong tổng số vốn cho vay bình quân. Do vậy chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích cùng với các chỉ tiêu nợ quá hạn để phản ánh mức độ an toàn nói riêng và hiệu quả hoạt động cho vay nói chung của các ngân hàng thương mại.
1.4.2.4. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay nhập từ hoạt động cho vay
Là tỷ số giữa thu nhập từ hoạt động cho vay DNVVN với tổng thu nhập của hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay đặc biệt là cho vay Doanh nghiệp là hoạt động cơ bản mạng lại thu nhập cao cho ngân hàng. Vì thế để đánh giá hiệu quả cho vay DNVVN phải xem xét đến tỷ trọng thu nhập của hoạt động cho vay DNVVN trong tổng thu nhập của hoạt động cho vay. Hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN cao phải thể hiện ở tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cho vay trên tổng thu nhập từ hoạt động cho vay cao.
Để đánh giá đúng hiệu quả cho vay DNVVN của NHTM cần kết hợp phân tích nhiều chỉ tiêu với nhau, mỗi chỉ tiêu sẽ cho thấy được những khía cạnh khác nhau trong hoạt động cho vay của NHTM, giúp NHTM đánh giá được những kết quả đạt được cũng như những khó khăn mà ngân hàng gặp phải trong hoạt động cho vay.
1.4.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNVVN của NHTM NHTM
DNVVN có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Ở Việt Nam, với hơn 90% doanh nghiệp hiện có là DNVVN, trong đó DNVVN chiếm 33,6% trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 94,6% công ty trách nhiệm hữu hạn, 99% doanh nghiệp tư
nhân và 75,9% doanh nghiệp Nhà nước, gần 100% doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực ở nông thôn là DNVVN. Với khoảng 230.000 doanh nghiệp, trong đó khoản 95% là DNNVV đóng góp khoảng 30% vào GDP mỗi năm cung cấp khoảng trên 30% tổng sản lượng công nghiệp và tạo ra khoảng 40% lao động việc làm…chưa kể các HTX, các hộ kinh doanh có thể chuyển lên được thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay các DNVVN gặp phải nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, sự tiếp cận các nguồn tài chính và tín dụng của các DNVVN gặp nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do các DNVVN thành lập với số vốn nhỏ, hoạt động chưa ổn định, một số DNVVN sau một thời gian kinh doanh đã rút lui, thay tên đổi chủ gây nên tâm lý lo ngại cho các NHTM khi tiếp cận với DNVVN. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNVVN bị hạn chế, khả năng sinh lời thấp, hoàn trả vốn khó khăn tạo cho NHTM tâm lý ngại tiếp cận. Một bộ phận nhỏ DNVVN hoạt động mang tính lừa đảo, các dự án phát triển sản xuất kinh doanh thiếu tính khả thi, thiếu chiến lược kinh doanh, chưa tạo lập được uy tín và có độ rủi ro quá cao đối với các ngân hàng. Hơn nữa rất nhiều NHTM hiện nay đặc biệt là các NHTM Nhà nước còn chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN tiếp cận với nguồn tín dụng của ngân hàng. Các NHTM thiếu thông tin về DNVVN, mặt khác năng lực thẩm định dự án còn có nhiều hạn chế.
Do đó, việc nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN là một sự cần thiết khách quan, bởi các DNVVN là bộ phận khách hàng có tiềm năng rất lớn. Băng cách đưa ra chính sách hỗ trợ tài chính phát triển phù hợp cho các DNVVN thì chắc chắn nó sẽ mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập đáng kể, tránh được rủi ro đồng thời tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận được nguồn vốn lớn phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động sản xuất của các DNVVN có hiệu quả thì hoạt động cho vay của NHTM cũng sẽ có hiệu quả hơn.
1.4.3.1. Đối với Ngân hàng thương mại
- Nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN giúp ngân hàng khảo sát được rủi ro từ việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay. Qua đó đánh giá được mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của các khoản cho vay DNVVN. Rút ra được các vấn đề cần tập trung giải quyết giúp các NHTM tránh được những rủi ro do hoạt động cho vay DNVVN đem lại.
- Nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Đồng thời giúp các NHTM thu thập được nhiều thông tin về khach hàng, đánh giá, phân loại được từng đối tượng khách hàng để có các chính sách khác nhau cho từng loại khách hàng, giúp ngân hàng hạn chế được rủi ro và chính điều đó cũng làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Trong quá trình đánh giá hiệu quả cho vay đối với DNVVN, bằng cách phân đoạn thị trường các NHTM sẽ xác định được thị trường mục tiêu đem lại nguồn lợi nhuận. Kết hợp với các chính sách ưu đãi về lãi suất và điều kiện vay vốn phù hợp để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm dịch vụ của mình từ đó làm tăng thu nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tài chính.
- Nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng thuận lợi hơn. Khi các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của các NHTM thì quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn. Các doanh nghiệp buộc phải đưa ra được phương án sử dụng vốn có tính khả thi cao, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp từ đó hoạt động cho vay của NHTM cũng có được nâng cao hơn, ngân hàng không những không gặp phải rủi ro do khách hàng không trả nợ được đúng hạn mà còn thu được phần lợi nhuận cho mình, vị trí của ngân hàng dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp cũng được nâng cao lên một bước. Tuy nhiên cả ngân hàng và doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ trước khi
quyết định vay và cho vay, cần xác định tỷ lệ vốn vay hợp lý để tránh được rủi ro cho ngân hàng nhưng đồng thời cũng không bỏ qua cơ hội kinh doanh tốt của doanh nghiệp.
1.4.3.2 Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN giúp các doanh nghiệp này nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một trong những nguyên tắc cho vay là phải trả lãi và gốc đúng hạn. Do đó doanh nghiệp khi đi vay phải tính toán chính xác các chi phí sản xuất kinh doanh, tốc độ quay vòng của vốn, giá thành sản phẩm…sao cho sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thu được không chỉ đủ để trả nợ ngân hàng mà còn có lợi nhuận để lại cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, thực hiện đúng nguyên tắc này không chỉ đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng mà còn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng hạch toán kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN buộc công tác hạch toán kế toán của các doanh nghiệp phải rõ ràng minh bạch hơn.
Bản báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán… là những tài liệu quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ vay vốn để ngân hàng phân tích và thẩm định năng lực tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp. Những tài liệu này nếu không được trình bày rõ ràng, minh bạch, không chứng minh được khả năng tài chính lành mạnh của doanh nghiệp thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc vay vốn. Việc phân tích các bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp các ngân hàng đưa ra được những quyết định tín dụng đúng đắn về hạn mức tín dụng, lãi suất, thời hạn vay vốn, phương thức trả gốc và lãi…Vì thế doanh nghiệp khi đi vay phải chuẩn bị đầy đủ và chính xác các thủ tục cần thiết này để tạo điều kiện cho việc vay vốn được thuận
lợi, tiết kiệm được thời gian nhằm đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra đúng chu kỳ.
- Nâng cao hiệu quả cho vay của NHTM làm tăng khả năng cạnh tranh và uy tín cho DNVVN.
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN giúp các doanh nghiệp tiếp cận đẽ dàng hơn với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng từ đó nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ đó cũng được nâng lên. Các DNVVN có khả năng tiếp cận được với công nghệ sản xuất hiện đại, mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong nước và nước ngoài từ đó giúp các doanh nghiệp có được một chỗ đứng trên thị trường.
1.4.3.3 Đối với nền kinh tế
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời