Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á

Một phần của tài liệu Thực trạng & phương hướng phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 (Trang 30 - 33)

IV. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nớc châu á

1. Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á

1.1. Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á phát triển

Kinh tế trang trại ở Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc – những nớc và lãnh thổ công nghiệp hoá đạt trình độ cao, đợc hình thành và phát triển mạnh mẽ từ sau thế chiến lần thứ hai. Sau cải cách ruộng đất, xoá bỏ quan hệ sở hữu phong kiến, một tầng lớp nông dân tự chủ sản xuất hàng hoá theo mô hình trang trại xuất hiện.

Những vùng này có đặc điểm chung là đất ít, ngời đông, (tơng tự nh vùng Đồng bằng Sông Hồng) bình quân đất nông nghiệp trên một đầu ngời thấp nhất thế giới nên quy mô đất đai của các trang trại vào loại nhỏ nhất Châu á và thế giới (khoảng trên dới 1 ha, so với bình quân Tây Âu là 20 – 30 ha và của Mĩ là 150 – 180 ha).

ở Nhật Bản, kinh tế trang trại phát triển mạnh từ những năm 50 theo hớng giảm số lợng, tăng quy mô (xem bảng)

Năm Số lợng trang Quy mô bình quân 1

trại trang trại (ha)

1950 6176 0.8

1970 5382 1.1

1980 4661 1.1

1995 2382 1.5

Xu hớng tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, và quy mô tích tụ không cao. Trang trại chăn nuôi gia tăng nhanh hơn trang trại trồng trọt. Lao động trong trang trại chủ yếu là lao động gia đình, rất ít lao động làm thuê (những năm 80 – 90 trung bình mỗi trang trại với 1 ha đất canh tác có 1 lao động chính và 1,1 lao động làm thuê).

Mặc dù quy mô nhỏ nhng do công nghiệp hoá cao nên các trang trại đạt trình độ công nghiệp hoá và trình độ thâm canh cao. Năng suất cây trồng và năng suất lao động cùng tỷ suất hàng hoá đều cao, đảm bảo cơ bản nhu cầu của 125 triệu dân về lúa gạo, thịt, trứng, sữa, rau quả. Cơ cấu sản xuất và cơ cấu thu nhập của các trang trại có sự chuyển dịch từ thuần nông sang kiêm nghiệp, hoạt động nông nghiệp và ngoài nông nghiệp theo chiều hớng tỉ trọng hoạt động ngoài nông nghiệp ngày càng tăng. Các trang trại thuần nông thờng là các trang trại trồng trọt quy mô lớn, bình quân 4 ha, hoặc là trang trại chăn nuôi. Còn các trang trại kiêm nghiệp thờng là các trang trại trồng trọt ít đất đai, bình quân dới 1 ha nên phải tìm thêm việc làm ngoài nông nghiệp.

Hiện nay trong nông nghiệp của Nhật Bản, kinh tế trang trại vẫn tồn tại và phát triển, với loại hình phổ biến là trang trại gia đình, quy mô không lớn. Tuy nhiên trang trại quy mô nhỏ cũng bộc lộ nhợc điểm cơ bản là khó phát huy u thế cạnh tranh về giá cả nông sản trong điều kiện mậu dịch tự do đang mở rộng trên trang trại thế giới.

ở Đài Loan và Hàn Quốc, quá trình hình thành và phát triển của kinh tế trang trại cũng diễn ra tơng tự. Cải cách ruộng đất những năm 50 tạo tiền đề --- 31

cho sự ra đời của các hộ nông dân – trang trại gia đình tự chủ sản xuất nông sản hàng hoá với quy mô nhỏ, vì quỹ đất nông nghiệp hạn chế.

Đầu thời kì công nghiệp hoá thì số lợng trang trại tăng và quy mô giảm nhng giai đoạn sau thì số lợng trang trại có chiều hớng giảm xuống (từ 880.274 năm 1970 còn 779.000 năm 1996, và quy mô tăng lên, đạt 1,2 ha/trang trại). Các trang trại chăn nuôi tăng nhanh trong quá trình công nghiệp hoá, chủ yếu là nuôi lợn.

Kinh tế trang trại ở Đài Loan phổ biến là trang trại gia đình. Trong thời gian 1955 – 1990, số trang trại thuần nông giảm từ 39,67% còn 8,98% tổng số trang trại, và số trang trại kiêm nhiệm tăng từ 60,13% lên 91,02%. Tuy quy mô nhỏ nhng trình độ công nghiệp hoá sản xuất cao, khối lợng nông sản hàng hoá làm ra lớn, đáp ứng nhu cầu trong nớc và xuất khẩu.

Để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất, các trang trại ở Đài Loan đã phát triển hình thức uỷ thác.

ở Hàn Quốc, trang trại cũng phát triển tơng tự. Quy mô trung bình của mỗi trang trại lúc đầu khoảng 0,9 ha; thời kì 1970 – 1980 khoảng 1,2 ha và cũng áp dụng khoa học công nghệ một cách rộng rãi.

1.2. Kinh tế trang trại ở các nớc Châu á đang phát triển

Những nớc này mãi gần đây mới bắt đầu công nghiệp hoá, do đó kinh tế trang trại cũng phát triển muộn hơn. Cơ sở để hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở những nớc này là kinh tế hộ nông dân tiểu nông phân tán ở các hộ đồng bằng sản xuất lơng thực và những doanh nghiệp, đồn điền sản xuất tập trung cây công nghiệp xuất khẩu ở vùng đồi núi.

Quỹ đất nông nghiệp ở các nớc này có khác nhau. ở Inđônêxia, Bănglađét, Trung Quốc, bình quân một hộ nông dân chỉ có 0,5 – 1 ha. ở các --- 32

nớc ấn Độ, Philippin có 1,7 đến 2,6 ha; Thái Lan, Pakixtan có 4 – 5 ha. Trừ Trung Quốc đã tiến hành cải cách ruộng đất một cách triệt để, phần lớn các n- ớc này ruộng đất vẫn tập trung trong tay những địa chủ lớn, cản trở sự phát triển kinh tế trang trại.

Trong thời kì bắt đầu đi vào công nghiệp hoá, số lợng hộ nông dân ở các nớc đang phát triển Châu á đều lớn và có xu hớng tăng lên và quy mô bình quân đất đai của hộ cũng giảm đi. Đến thời kì công nghiệp hoá cao thì số lợng hộ nông dân trang trại gia đình mới dừng lại và quy mô đất đai trung bình tăng lên. Tuy vậy ngay trong thời kì đầu cũng đã có sự chuyển dịch từ sản xuất tự túc sang sản xuất hàng hoá, với sự hình thành ngày càng nhiều các hộ nông dân sản xuất nhiều nông sản hàng hoá theo mô hình trang trại gia đình, bao gồm 2 loại:

- Loại hộ nông dân tiểu nông biết khai thácquỹ đạo sản xuất tự túc cổ truyền, tiến lên sản xuất lơng thực hàng hoá ở các vùng đồng bằng.

- Loại hộ công nhân làm thuê ở các đồn điền, doanh nghiệp t bản trớc đây nay do thay đổi cơ chế quản lý kinh doanh, trở thành các chủ nông dân nhận khoán thầu đất đai và có cả vật t kĩ thuật thì trở thành đơn vị trang trại sản xuất nông lâm sản hàng hoá.

Số lợng trang trại ở các nớc đang phát triển hiệnnay cha nhiều và tỉ trọng trong số hộ nông dân cha cao nhng đang có xu thế phát triển cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp hoá, và ngày càng thể hiện vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

Một phần của tài liệu Thực trạng & phương hướng phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w