Đánh giá về mức độ ảnh hởng của tự do hoá lãi suất đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 47)

Việt Nam

2.1 Những mặt lợi.

Tự do hoá tài chính nói chung và tự do hoá lãi suất nói riêng đem lại những lợi ích sau:

Thứ nhất , lãi suất đợc tự do hoá, biến động theo cung - cầu về vốn, có thể phân

bổ nguồn vốn tín dụng khan hiếm cho hàng ngàn ngời vay cạnh tranh nhau, đáp ứng đúng thị hiếu của họ và có hiệu quả nhất; đồng thời đảm bảo thu hút tiền gửi giữa hàng triệu ngời gửi, và chi phí hợp lí nhất đợc cả ngời gửi và ngân hàng chấp nhần. Có thể nói lập luận phân bổ nguồn vốn có hiệu quả là trung tâm của vấn đề. Điều này không thực hiện đợc trong điều kiện lãi suất bị kiểm soát hành chính, làm cho các hoạt động đầu t bị biến dạng. Lãi suất đợc tự do hoá sẽ linh hoạt hơn so với khi bị kiểm soát và có khả năng linh hoạt điều tiết để thích nghi với điều kiện thay đổi, tự động tạo ra sự kích thích cho tăng trởng tài chính, cải tiến và thay đổi cơ cấu mà Chính phủ hoặc là không thể quản lí, hoặc là chậm thu đợc kết quả.

Thứ hai, tự do hoá lãi suất xuất phát từ thực tế là không một Chính phủ

hay NHTƯ nào có thể đủ khả năng để phân bổ và kiểm soát việc phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả cho hàng ngàn nhu cầu sử dụng vốn khác nhau, cho dù bộ máy hành chính và thanh tra ngân hàng có phình ra đến đâu chăng nữa. Hiện nay có rất nhiều các quan điểm khác nhau về mức lãi suất của hệ thống ngân hàng hiện tại. Các chính trị gia, các doanh nghiệp mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nớc thì đòi hỏi hạ lãi suất. Các NHTM thì muốn duy trì mức lãi suất hiện tại...Mỗi ngời đứng trên các quan điểm riêng của mình để xử lí bài toán lãi suất. Để giảm thiểu những tranh luận này, cách tốt nhất là để lãi suất do thị trờng quyết định, tức là tự do hoá. Tự do hoá lãi suất cũng buộc NHTƯ phải thay đổi cách làm việc, t duy và đặc biệt là thay đổi các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, chủ yếu dựa vào các công cụ gián tiếp để khống chế lãi suất cơ bản.

Thứ ba , chúng ta đang sống trong một môi trờng đang diễn ra toàn cầu

trong khi đất nớc ta không còn cách nào khác là phải hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và ngày càng tiến sâu vào nền kinh tế thị trờng. Trong lĩnh vực kinh tế, theo nhiều nhà kinh tế thì kẻ thù lớn nhất của chúng ta chính là quá trình toàn cầu hoá. Trong quá trình này, nhờ những phát triển vợt bậc của công nghệ và những nỗ lực của các nớc đang phát triển cạch tranh nhanh thu hút các nguồn vốn quốc tế, các luồng vốn quốc tế đã chảy từ nớc này qua nớc khác tự do nhiều hơn. Nói chung , lợi ích của toàn cầu hoá là rất to lớn mà mỗi quốc gia phải nắm lấy, không thể bỏ qua. Trong lĩnh vực tài chính, toàn cầu hoá đặt ra những cơ hội và thách thức mới, trong đó một thách thức lớn là làm xói mòn và giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ bằng công cụ trực tiếp, nh quy định trần lãi suất; thay vào đó, để đảm bảo kiểm soát tiền tệ đợc hiệu quả, các nớc dần chuyển sang thực hiện các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp nh nghiệp vụ thị trờng mở, tái chiết khấu, hợp đồng mua lại..., tức là các công cụ định hớng thị trờng. Để đảm bảo hội nhập thành công trong lĩnh vực tài chính, trớc hết lãi suất phải đợc tự do hoá.

Thứ t , tự do hoá lãi suất là một bộ phận cơ bản của tự do hoá tài chính.

Tự do hoá cho phép hệ thống ngân hàng tự chủ hơn, điều đó sẽ dẫn đến lãi suất tiền gửi và tiền vay cao hơn. Những thay đổi nh vậy trong lĩnh vực tài chính sẽ tác động đến các doanh nghiệp và các hộ gia đình, khiến họ thay đổi hành vi tiết kiệm và đầu t của mình theo hớng có lợi cho tăng trởng kinh tế. Tăng lãi suất tiền gửi sẽ làm tăng tỉ lệ tiết kiệm nội địa, và do đó sẽ thay thế cho nguồn đi vay nớc ngoài để tài trợ cho đầu t. Nguồn tiết kiệm nội địa này đợc chuyển tải thông qua hệ thống tài chính ngân hàng chính thức, mà không phải qua thị trờng tiền tệ không chính thức. Tiết kiệm trong nớc tăng lên và mức lãi suất thực cao hơn dẫn đến mở rộng đầu t và làm tăng hiệu quả đầu t. Kết quả là làm tăng tốc độ tăng trởng kinh tế.

Có 2 tác động của việc tăng lãi suất đối với đầu t thực: một mặt, lãi suất cao sẽ làm tăng nguồn vốn đầu t thông qua việc tăng tiết kiệm trong nền kinh tế và do đó loại bỏ tình trạng nhu cầu vốn quá mức; mặt khác, lãi suất cao sẽ làm tăng hiệu quả của vốn đầu t thông qua việc đảm bảo rằng các dự án đầu t chỉ đ- ợc thực hiện nếu lợi nhuận của nó là cao. Nếu lãi suất đợc nâng lên mức cân

bằng thị trờng(đã đợc tự do hoá), thì những ngời sẵn sàng vay không bao giờ bị thiếu vốn, họ chỉ phải cân nhắc mỗi một điều là làm thế nào để dung hoà giữa lợi tức của việc sử dụng vốn với lãi suất cao. Trong khi vai trò của tự do hóa lãi suất đối với việc kích thích tiết kiệm nội địa còn rất nhiều ý kiến khác nhau, thì quan điểm cho rằng lãi suất cao do tự do hoá mang lại sẽ cải thiện việc phân bổ tín dụng và cải thiện hiệu quả đầu t lại đợc thống nhất cao.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến một điểm chung là tự do hoá lãi suất làm tăng lãi suất thực, qua đó làm tăng hiệu quả đầu t, hơn là làm tăng tỉ lệ đầu t và tiết kiệm so với GDP. Điều này là rất cơ bản để đảm bảo cho nền kinh tế tăng trởng vững chắc.

Thứ năm cơ chế tự do hoá lãi suất bằng thoả thuận vè lãi suất cho vay giữa ngân

hàng và khách hàng sẽ cởi trói cho thị trờng vốn, tạo điều kiện để các ngân hàng chuẩn bị hội nhập, triển khai các dịch vụ khách hàng tốt hơn. Do vậy các Ngân hàng phải tự hoàn thiện từ nội dung đến hình thức để nang cao năng lực cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng.

2.Những hạn chế của việc tự do hoá lãi suất.

Những thuận lợi do tự do hoá lãi suất mang lại là rất cơ bản, nhng cũng tồn tại những trờng hợp mà ở đó tự do hoá lãi suất không thực hiện tốt vai trò của mình nh:

Xét trên phơng diện vi mô của nền kinh tế

ảnh hởng bất lợi đối với ngân hàng :

+Một phần do làn sang tăng lãi suất trên thị trơng quốc tế, các NHTM tự khi tự do hoá lãi suất đã bớc vào cuộc cạnh tranh khốc liệt. Các NHTM nối đuôi nhau tăng lãi suất huy động vốn để thu hút khách hàng. Lãi suất huy động vốn tăng cao tạo áp lực cho NHTM buộc phai tăng lãi suất cho vay để bảo đảm lợi nhuận. Chạy đua về lãi suất nh vậy sẽ khiền cho các ngân hàng đặc biệt la các ngân hàng có quy mô nhỏ dễ lâm vào tình trạng mất an toàn về mtj tín dụng, dễ đản đến tình trạng khó khăn về mặt tài chính.

+ Tình hình tài chính của các ngân hàng thơng mại đang xấu đi, do vốn tự có thấp và tồn tại một số lợng lớn các tài sản không hoạt động(các khoản nợ khó

đòi). Trong điều kiện nh vậy, tự do hoá lãi suất có thể khuyến khích các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần chấp nhận những ngời vay mang tính rủi ro, do đó làm cho khả năng sinh lời và sự lành mạnh của các ngân hàng này giảm hơn nữa, làm khó khăn thêm tình trạng nợ quá hạn đang còn ở mức cao hiện nay. Đồng thời, có thể khuyến khích các ngân hàng đang gặp khó khăn nâng lãi suất tiền gửi lên cao để thu hút tiền gửi, nhằm bù đắp những khó khăn của họ. Vấn đề này là rất nghiêm trọng trong điều kiện khả năng thanh tra và kiểm soát của NHTƯ còn đang hạn chế nh hiện nay.

Huỷ bỏ kiểm soát lãi suất có thể sẽ làm tăng quá mức lãi suất, kết hợp với cơ cấu nợ không vững chắc của các doanh nghiệp, vay vốn và dự đoán vào khả năng phá giá trong tơng lai có thể sẽ làm giảm mạnh việc đi vay.

ảnh hởng bất lợi đối với doanh nghiệp

+ Tình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao khiến cho các doanh nghiệp và các nhà đầu t thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hiện nay nền kinh tế phát triển theo chiều rộng nên lợi nhuận/vốn của các donh nghiệp không cao, mà lãi suất tăng thì chi phí dầu vào cũng tăng cao, giá thành sản xuất ngày càng tăng cao trong khi việc tang giá trong bối cảnh lạm phát cao là rất khó khăn. Do vậy điều tất yếu là doanh nghiệp buộc phai thu hẹp quy mô sản xuát của mình lại.

Về phơng diện vĩ mô của nền kinh tế :

- Các nớc đang phát triển luôn phải đối mặt với thực trạng hệ thống tài chính kém phát triển và thiếu thông tin về thị trờng tài chính, các sản phẩm tài chính, đặc biệt là tại khu vực miền núi và nông thôn. Các hoạt động ngân hàng thờng đợc định hớng thành thị, sử dụng các dịch vụ tiêu chuẩn và theo phơng pháp ngân hàng của phơng Tây, do đó đã loại trừ hầu hết dân số khu vực nông thôn và phần lớn ngời nghèo thành thị. Do đó, để tự do hoá lãi suất, làm tròn chức năng của mình thì thị trờng tài chính cần đợc củng cố và phát triển. Hơn nữa, trong nền kinh tế, thị trờng tín dụng không phải lúc nào cũng điều chỉnh đủ nhanh để cân bằng giữa cung- cầu khi điều kiện thay đổi, tình trạng mất cân bằng là đặc trng của bất kì nền kinh tế đang phát triển nào.

- Tự do hoá lãi suất sẽ kém hiệu quả nếu xã hội áp đặt vào hệ thống tài chính quá nhiều các mục tiêu quốc gia, mà điều đó ngay cả nơi có cơ chế thị tr- ờng phát triển cũng không thể làm đợc, nh chính sách lãi suất u đãi các đối tợng chính sách, phát triển kinh tế khu vực, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, miền núi...

Nói chung, vì hệ thống tài chính là không hoàn hảo, và Chính phủ có những mục tiêu chính trị cần đợc phục vụ nên can thiệp là điều khó tránh khỏi. Nhng thông thờng, can thiệp phải phát huy hiệu quả nhất và tránh đợc những tác động phụ không mong muốn, nếu việc can thiệp hớng tới cải thiện vận hành của cơ chế thị trờng và tác động gián tiếp qua lãi suất để thay đổi cung cầu về vốn trên thị trờng, hơn là hoạt động trực tiếp qua kiểm soát. Vấn đề cơ bản ở đây là phải cân nhắc các hành động can thiệp sao cho đạt đợc mục tiêu với chi phí thấp nhất.

ổn định kinh tế vĩ mô cha thực sự vững chắc đủ để chịu đựng những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn: chúng có thể làm mất ổn định vĩ mô, qua việc tăng lạm phát, nợ nớc ngoài và làm suy giảm tăng trởng kinh tế.

Chơng iii: GiảI pháp hoàn thiện và nâng cao việc thực hiện chính sách tự do hoá lãi suất trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Lãi suất và vấn đề tự do hoá lãi suất ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w