Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng.doc (Trang 78 - 81)

II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh

2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những thuận lợi trên thì hoạt động bảo đảm tiền vay tại chi nhánh Láng Hạ cũng gặp rất nhiếu khó khăn. Đó là: Sự bất ổn về giá cả dẫn đến việc thu hồi vốn khó khăn, nhiều tổ chức tham gia huy động vốn với hình thức và lãi suất hấp dẫn khiến cho các ngân hàng gặp khó khăn vì dư nợ lớn hơn nguồn huy động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ở Hà Nội về lãi suất, thị phần, lãi suất USD thấp, các doanh nghiệp vay vốn làm ăn thua lỗ, các văn bản pháp luật điều chỉnh còn nhiều bất cập; bản thân chi nhánh trang bị công nghệ còn hạn chế, nguồn lao động chưa tương xứng với yêu cầu của công việc….

Tại chi nhánh Láng Hạ tuy đã áp dụng đầy đủ các hình thức bảo đảm tiền vay theo quy định của Nghị định 178/1999/NĐ-CP nhưng chưa đồng bộ. Bảo đảm tiền vay tại chi nhánh cho vay không có bảo đảm bằng tài sản vẫn chiếm một tỷ lệ cao, chứng tỏ chi nhánh ưu tiên cho vay những khách hàng truyền thống hơn, việc cho vay các khách hàng mới là không nhiều. Danh mục tài sản bảo đảm của chi nhánh chưa thực sự đa dạng, mới chỉ tập trung vào những tài sản bảo đảm thông dụng có tính thanh khoản cao, điều này gây khó khăn cho khách hàng khi đến vay không có tài sản bảo đảm như ngân hàng yêu cầu.

Khi thực hiện bảo đảm bằng tài sản, thì khâu định giá tài sản bảo đảm có tính chất quyết định đến giá trị khoản vay, mức độ an toàn của tài sản bảo đảm. Để xác định được chính xác giá trị thực cúa tài sản bảo đảm tại thời điểm thực hiện hợp đồng cần phải có những nhà chuyên môn về lĩnh vực tài sản đó. Nhưng tại chi nhánh hiện vẫn chưa được sự giúp đỡ tích cực của cơ quan chuyên môn nào về định giá tài sản, nên mọi quyết định phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng. Trong khi đó cán bộ tín dụng không thể nào nắm bắt được hết tất cả các thông tin về thị trường, những thông số kỹ thuật, tính chất đặc trưng của từng loại tài sản, nên việc định giá trị tài sản bảo đảm gặp rất nhiều khó khăn và thường căn cứ vào mức độ trung bình của thị trường. Để an toàn các ngân hàng thường hạ thấp giá trị thực tế của tài sản và cho vay với biên độ giao động lớn. Do đó giá trị của khoản vay bị giảm đi, gây ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng, giảm hiệu quả của bảo đảm tiền vay. Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP, việc yêu cầu chứng thực, chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước hoặc UBND cấp có thẩm quyền trên hợp đồng bảo đảm chỉ những trường hợp nhất thiết mới cần như việc thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm tiền vay bằng bảo lãnh. Còn các trường hợp khác sẽ theo sự thoả thuận giữa Giám đốc chi nhánh và khách hàng có cần công chứng, chứng thực hay không. Tuy nhiên, tại chi nhánh Láng Hạ, hiện nay yêu cầu tất cả các hợp đồng giao dịch bảo đảm đều phải được công chứng, chứng thực. Trong khi đó thủ tục công chứng hiện nay ở nước ta rất phức tạp, rườm rà, tốn nhiều chi phí và thời gian, nhất là đối với những hợp đồng bảo đảm có giá trị cao.

Mục đích của việc bảo đảm tiền vay là nhằm thu hồi khoản cho vay của các ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả. Tuy vậy, việc xử lý, phát mại tài sản bảo đảm theo các quy định của pháp luật rất phức tạp và tốn kém, làm cho mức thu từ tài sản bảo đảm không đủ để bù

đắp tổn thất của chi nhánh như dự kiến ban đầu. Hiện nay, việc xử ý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định tại Thông tư 03/2001/TTLT/NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC phải thông qua ba khâu là Toà án kinh tế, phòng thi hành án, trung tâm dịch vụ đấu giá, thời gian để xử lý này rất lâu và rườm rà, làm giảm giá trị tài sản bảo đảm.

Nguyên nhân của những tồn tại trên.

- Về phía chi nhánh Láng Hạ: Các cán bộ tín dụng của chi nhánh hầu hết còn rất trẻ, mặc dù có kiến thức nhưng kinh nghiệm công tác còn rất ít, do đó khả năng thẩm định tài sản bảo đảm, thu thập thông tin khách hàng còn hạn chế. Ngoài ra, cơ sở vật chất để bảo quản tài sản cũng như bộ phận quản lý tài sản bảo đảm vẫn còn thiếu, chưa khoa học. Cán bộ giám sát tài sản bảo đảm thế chấp còn thiếu và ít kinh nghiệp, hệ thống kho lưu trữ, bảo quản tài sản cầm cố chưa được sắp xếp hợp lý, cũng như chưa được quan tâm thích đáng. Ngoài ra do đặc điểm chính sách tín dụng của hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả bảo đảm tiền vay của chi nhánh. Đó là việc tập trung cho vay các doanh nghiệp Nhà nước và chủ yếu là cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nên các hình thức khác bị hạn chế, không phát huy được tính chất của nghiệp vụ.

- Sự bất cập, thiếu đồng bộ của các văn bản pháp luật, thiếu thông tư hướng dẫn: Từ khi có Nghị định 178/1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay cho đến nay, đã có rất nhiều các văn bản có liên quan được ban hành để hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ này, nhưng chất lượng các văn bản này chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Việc sửa đổi, bổ sung chồng chéo, mâu thuẫn với các văn bản trước, gây khó khăn không chỉ đối với ngân hàng mà cả với khách hàng vay vốn. Theo các quy định pháp luật về bảo đảm tiền vay hồ sơ vay vốn, thủ tục bảo đảm tiền vay còn rườm rà tốn kém thời gian và chi phí cho cả ngân hàng và khách hàng. Nội dung chủ yếu của hợp đồng cầm cố thế chấp chưa linh hoạt, nhiều khi gây khó khăn cho các chủ thể. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng cầm cố, thế chấp quá phức tạp. Hiệu lực giao dịch bảo đảm còn nhiều vấn đề khúc mắt. Việc xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất còn nhiều phức tạp. Điều kiện tài sản bảo đảm tiền vay chưa rõ ràng, việc định giá tài sản bảo đảm khung giá Nhà nước quá lạc hậu, không thích ứng với sự biến động của thị trường. Quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay quá cứng nhắc, rườm rà… Tất cả chứng tỏ môi trường pháp lý chưa hoàn thiện và phù hợp đã làm cho hoạt động bảo đảm tiền vay chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

- Về phía khách hàng: Khi khách hàng tìm đến với ngân hàng vay vốn là họ đang rất cần sự đầu tư cho dự án của mình. Tuy nhiên họ cũng phải xem xét trước khi lựa chọn nhà đầu tư sao cho chi phí bỏ ra là thấp nhất, có được nguồn vốn nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời phù hợp với điều kiện của khách hàng tại thời điểm vay. Nếu các quy định của ngân hàng quá khắt khe về tài sản bảo đảm hay các thủ tục khác, thì họ có thể chuyển sang các hình thức vay khác. Khi đó việc sử dụng bảo đảm tiền vay sẽ không đem lại hiệu quả mà còn cản trở ngân hàng tiếp xúc được với những khách hàng mới. Bên cạnh đó, có khi muốn vay vốn của ngân hàng, mà tài sản bảo đảm không đủ giá trị hoặc điều kiện tham gia làm tài sản bảo đảm, khách hàng vẫn cố tình lừa đảo ngân hàng để được vay vốn như mong muốn. Nhiều khi khách hàng lại cung cấp những thông tin sai sự thật về khả năng tài chính cũng như tình trạng của tài sản bảo đảm để lừa gạt ngân hàng, làm giảm hiệu quả của bảo đảm tiền vay.

- Ngoài ra, môi trường kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của bảo đảm tiền vay. Bởi vì bất kỳ một sự thay đổi nào của nền kinh tế, môi trường chính trị, chính sách kinh tế vĩ mô đều có ảnh hưởng không chỉ đến hoạt động của khách hàng mà còn ảnh hưởng tới cả ngân hàng, đặc biệt là giá trị của tài sản bảo đảm. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có dự báo tốt khi thực hiện hợp đồng bảo đảm.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng.doc (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w