0
Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tình hình tín dụng tổng quát tại MHB

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.DOC (Trang 31 -31 )

Bảng 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TỔNG QUÁT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ- CHI NHÁNH Ô MÔN- TPCT

Ðvt: Triệu đồng

CÁC KHOẢN MỤC

Năm 2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 125.460 145.365 198.560 19.905 15,9 53.195 36,6 Doanh số thu nợ 109.875 133.845 162.308 23.970 21,8 28.463 21,3

Dư nợ 132.476 143.996 180.248 11.520 8,7 36.252 25,2

Nợ quá hạn 1.431 1.584 2.343 153 10,7 759 47,9

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)

4.2.1.1. Doanh số cho vay

Về công tác cho vay của chi nhánh liên tục tăng qua ba năm cụ thể năm 2005, doanh số cho vay là 125.460 triệu đồng đến năm 2006 đạt 145.365 triệu đồng, tăng 19.905 triệu đồng tương đương 15,9% so với năm 2005. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng là do chi nhánh đã tích cực nắm bắt được nhu cầu tín dụng của nhân

dân, cho vay các cá nhân, hộ gia đình có khả năng. Qua năm 2007, doanh số cho vay của chi nhánh tiếp tục tăng mạnh. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2007 đạt 198.560 triệu đồng tăng 53.195triệu đồng hay tăng về số tương đối là 36,6%. Có nhiều nguyên nhân để doanh số cho vay tăng nhanh như: nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều, ngân hàng có nhiều sự ưu đãi đối với các cá nhân có hoàn cảnh khó khăn,…

4.2.1.2. Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ năm 2006 là 133.845 triệu đồng tăng 23.970 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 21.8% so với năm 2005, dể có được kết quả này thì chi nhánh đã tích cực thu hồi nợ đã đến hạn, cố gắng giải quyết những khoản nợ còn tồn đọng. Qua đó cho thấy nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển vững mạnh.Doanh số thu nợ tiếp tục đạt được hiệu quả cao trong năm 2007 đạt 162.308triệu đồng tăng 28.463triệu đồng hay tăng về số tương đối là 21.3%. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ đạt hiệu quả là do nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển làm cho thu nhập của người dân tăng lên, đời sống cũng tốt hơn nên khả năng thanh toán những khoản nợ đến hạn ngày càng khả quan hơn.

4.2.1.3. Dư nợ

Riêng với tình hình dư nợ tại chi nhánh trong ba năm qua có chiều hướng phát triển thuận lợi. Tính đến ngày 31/12/2005 dư nợ đạt 132.476 triệu đồng năm 2006 đạt 143.996 triệu đồng tăng 11.520 triệu đồng tức tăng 8,7% so với năm 2005. Dư nợ tiếp tục tăng lên ở năm 2007 với tốc độ là 25.2% tương ứng 36.252triệu đồng so với năm 2006. Nhìn chung tổng dư nợ tăng qua các năm cũng phản ánh quy mô tín dụng của chi nhánh ngày càng được mở rộng. Đó là do chi nhánh đã làm đúng quy trình tín dụng và chấp hành đầy đủ các văn bản của Ngân hàng pát triển nhà ĐBSCL. Mặt khác là do sự chỉ đạo sát sao của ban giám đốc, sự sáng tạo trong cách làm và kiên quyết trong thực hiện của đội ngũ cán bộ nên chất lượng tín dụng đã được nâng cao từng bước.

Do tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế quá cao nên đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn được vẫn chưa giảm mà còn có chiều hướng gia tăng, một mặt là do người dân đã gia hạn nợ, mặt khác là do lãi suất cho vay đã tăng lên cao và không ổn định.Nếu nợ quá hạn năm 2005 là 1.431 triệu đồng thì sang năm 2006 là 1.584 triệu đồng tăng tương ứng với tỷ lệ 10.7% so với năm 2005 (tức tăng 153 triệu đồng). Đến năm 2007 khoản nợ này là 2.343 triệu đồng, tăng với tỷ lệ 47,9% so với năm 2006 (tức tăng 759triệu đồng). Tỷ lệ nợ quá hạn này tăng lên là do để ổn định nền kinh tế Ngân hàng Nhà nước chưa cho phép ngân hàng giải ngân những khoản vay mới, điều này đã làm cho người dân gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư kinh doanh nên họ chấp nhận bị phạt nhưng so với lãi suất thực vẫn thấp hơn nên từ đó làm cho các khoản vay bị trễ hạn nhiều. Để đạt được kết quả này là do chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định tín dụng để từ đó ngân hàng có thể dự đoán chính xác về một khoản vay được hoàn trả như thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, tính chân thật và khả năng chi trả của người vay có thể thay thay đổi sau khi khoản vay được thực hiện và có những nguyên nhân khách quan mà con người không thể tránh khỏi như lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn,… đây là những nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.Vì vậy, việc tìm ra những nguyên nhân làm phát sinh nợ qua hạn và các giải pháp hạn chế là công việc quan trọng, không thể thiếu tronh hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng Đồ thị 1: Tình hình tín dụng tổng quát tại MHB (2005-2007) 4.2.2. Tình hình nguồn vốn huy động 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2005 2006 2007 Năm Triệu đồng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Ðvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)

Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vốn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Do đó, Ngân hàng cần phải tạo lập được nguồn vốn ổn định, phù hợp với nhu cầu về vốn vay.Việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hoá khách hàng với định hướng phát triển của ngành.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm đều tăng trưởng tốt. năm 2006 tổng nguồn vốn huy động được là 22.566 triệu đồng tăng 6.254 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng về số tương đối là 38,3%. Đặc biệt, Ngân hàng đã thu được thêm nguồn tiền gởi trong dân cư và các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 93,25% trên tổng nguồn vốn huy động. Để đạt được mục tiêu này chi nhánh đã áp dụng những biện pháp huy đông vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế như: Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, thông qua các việc cung cấp các dịch vụ Ngân hàng như bảo lãnh, chuyển tiền, đa dạng hoá các hình thức tiền gửi...

Mặt khác, nguyên nhân làm cho vốn huy động tăng năm 2006 cao hơn năm 2005 là việc phát hành giấy tờ có giá tăng đột biến từ 1.100 triệu đồng năm 2005 lên đến 3.541 triệu đồng năm 2006. Do sự cạnh tranh lãi suất trên địa bàn hoat động, MHB – chi nhánh Ô Môn đã linh hoạt điều chỉnh lãi suất tăng lên một cách hợp lý để thu hút khách hàng, thời gian huy động dài hơn. Chính điều này đã làm cho nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá năm 2007 tăng cao đến như vậy. Đến năm 2007,

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 số tiền % số tiền % số tiền % Số tiền % tiềnSố %

Vốn huy động 16.312 11,91 22.566 14,99 61.284 32,97 6.254 38,3 38.718 171,6 Vốn khác 120.638 88,09 127.954 85,01 124.556 67,02 7.316 6,1 -3.398 -2,6 Tổng nguồn vốn 136.950 100 150.520 100 185.850 100 13.570 9,9 35.330 23,5

việc huy động vẫn còn ở mức tăng lên khá cao là 6.540 triệu đồng . trên cơ sở phát huy nền tảng huy động vốn của các năm trước chi nhánh đã không ngừng mở rộng các dịch vụ nhằm thu hút thêm lượng tiền gởi của khách hàng. Kết quả năm 2007, tổng nguồn vốn huy động tăng 38.718 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 171,6% so với năm 2006. Vốn huy động của Ngân hàng chiếm một tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng cả 3 năm liền nhưng không nên lơ là khâu huy động vốn, trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của Ngân hàng. Việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có những thuận lợi:

+ Việc cho vay được chủ động hơn do có đủ vốn.

+ Thu nhập cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên.

Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động qua ba năm đều tăng. Tuy nhiên chi nhánh cần tích cực hơn nữa trong công tác huy động vốn, cần có chính sách khách hàng, chính sách lãi suất huy động vốn tích cực hơn nữa để mở rộng nguồn vốn huy động nhàn rỗi đảm bảo đủ vốn để phục vụ kịp thời cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương.

4.2.3 Tình hình cho vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà ở

Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của chi nhánh NH PTN ĐBSCL. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn để xây dựng, sửa chữa nhà ở không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của Quận mà cả đối với bản thân chi nhánh, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận.Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn vì vậy chi nhánh cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu được rủi ro.Tình hình cho vay của NH PTN ĐBSCL chi nhánh Ô Môn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN ĐỂ MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở

Ðvt: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)

4.2.3 .1 Doanh số cho vay

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 đã tăng so với 2005 là 13.333 triệu đồng, về số tương đối là 14.7%. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay tăng là do chi nhánh đã cố gắng tìm hiểu và nắm bắt thị hiếu cũng như nhu cầu thực tế của người dân địa phương đã tăng lên rất nhiều do nhu cầu về nhà ở ngày càng trở nên cấp thiết hơn. Năm 2007, doanh số cho vay của chi nhánh ngày tăng mạnh. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2007 đạt 143.510 triệu đồng tăng 39.585 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 38.1% so với năm 2006. Kết quả này có được là do chi nhánh thực hiện linh hoạt cơ chế điều hành lãi suất, đa dạng hóa các hình thức và mục tiêu cho vay phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh còn áp dụng nhiều chính sách chăm sóc khách hàng như cho vay ưu đãi đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, cho vay theo chương trình của nhà nước, cho vay đối với các tổ chức kinh tế…

4.2.3 .2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ năm 2006 đã tăng lên đáng kể là 19.085 triệu đồng và về số tương đối là 23,0% so với 2005, để có được kết quả này là do chi nhánh được sự tận tình giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong việc thẩm định hồ sơ tín dụng một cách chính xác để từ đó ngân hàng cho vay đúng đối tượng và đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Qua đó, ta thấy nền kinh tế của địa phương ngày càng phát triển giàu mạnh. Năm

CÁC KHOẢN MỤC

Năm 2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 90.592 103.925 143.510 13.333 14,7 39.585 38,1 Doanh số thu nợ 82.889 101.974 119.525 19.085 23,0 17.551 17,2

Dư nợ 103.115 105.066 129.051 1.951 1,9 23.985 22,8

2007 doanh số thu nợ đạt 119.525 triệu đồng tăng 17.551 triệu đồng hay tăng về số tương đối là 17,2% so với năm 2006, doanh số thu nợ đạt được như vậy là nhờ sự cố gắng rất lớn của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ - công nhân viên trong việc ra sức thu hồi các món vay. Để có được kết quả này là do hầu hết các hồ sơ vay vốn xây dựng và sửa chữa nhà ở đều có đủ tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định, có đủ hồ sơ pháp lý trong việc chovay; những món vay lớn đều được phản ảnh cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch trả nợ và đóng lãi. Ngoài ra, khi cho vay xây dựng nhà có tờ trình thẩm định nêu lên những chi tiết để căn cứ vào tiến đọ thi công và mức độ hoàn thành của công trình mà cho khách hàng rút vốn từng lần nhằm tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó còn được sự giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa nên đã làm cho khách hàng cố gắng tích lũy để trả nợ cho chi nhánh.

4.2.3 .3. Dư nợ

Tổng dư nợ năm 2006 là 105.066 triệu đồng, tăng 1.951 triệu đồng so năm 2005, tốc độ tăng 1,9%; năm 2007 là 129.051 triệu đồng, tăng 23.985 triệu đồng so năm 2006, tốc độ tăng 22,8%. Đạt được kết quả này là do chi nhánh đã mở rộng đối tượng cho vay với nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp với nhu cầu vốn của địa phương, ngoài ra chi nhánh đã xác định được từ đầu nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là tăng trưởng dư nợ, mở rộng thị phần vốn tín dụng. Mặt khác, chi nhánh còn làm tốt công tác khách hàng, công tác sử dụng vốn, bán sát các chủ trương phát triển kinh tế của địa phương là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, đây là yếu tố quyết định để ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững. Tóm lại, dư nợ trong ba năm của chi nhánh đều tăng điều này chứng tỏ chi nhánh đã từng bước mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu cho vay vốn để mua, xây dựng và sửa chữa nhà.

4.3.2.4. Nợ quá hạn

Nợ quá hạn năm 2006 là 1.583 triệu đồng, tăng 153 triệu đồng hay tăng 10,7% so năm 2005. Đến năm 2007 nợ quá hạn là 1.354 triệu đồng, tăng -229 triệu đồng hay tăng -14,5% so với năm 2006. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn được chi nhánh khống chế

0

50.000

100.000

150.000

200.000Triệu đồng

Doanh số cho vay

Doanh số thu nợ

Dư nợ

dưới 3% tổng dư nợ, đây cũng là biểu hiện khá tốt của chi nhánh tuy năm 2006 nợ quá hạn tăng cao nhưng đến năm 2007 thì ngân hàng đã khống chế được các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên nợ tiềm ẩn quá hạn tăng là tương đối lớn nên chi nhánh cần tích cực xử lý thu hồi những khoản nợ vay đã tồn đọng và dây dưa trong thời gian dài. Sở dĩ nợ quá hạn tăng cao là do nguồn thu chính để trả nợ của người vay gặp rủi ro do thiên tai, rớt giá (đối với hàng nông sản), những biến động của nền kinh tế trong nước,… đã làm ảnh hưởng đến tình hình thu nợ. Ngoài ra, nợ quá hạn còn tập trung vào các khoản vay do điều kiện khách quan tác động từ phía khách hàng như ly thân, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ, nợ dây dưa kéo dài phải đưa ra pháp luật,…khó khăn lớn nhất của ngân hàng là thanh lý tài sản thế chấp là khoản thời gian dài.

Biểu đồ 2: Tình hình tín dụng để mua, xây dựng và sửa chữa nhà tại MHB- CN Ô Môn

4.3. PHÂN TÍCH CHO VAY MUA, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ Ở ĐỐI VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ VỚI CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH Ở NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ

4.3.1. Tình hình tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình

Ðvt: Triệu đồng

CÁC KHOẢN MỤC

Năm 2006/2005 2007/2006

2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Doanh số cho vay 14.320 18.650 21.500 4.330 30,2 2.850 15,3 Doanh số thu nợ 12.560 16.410 18.496 3.850 30,6 2.086 12,7

Dư nợ 15.320 17.560 20.564 2.240 14,6 3.004 17,1

Nợ quá hạn 476 505 556 29 6,1 51 10,1

(Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn)

4.3.1.1. Doanh số cho vay

Qua bảng số liệu cho ta thấy tình hình doanh số cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở tăng đều qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 đã tăng so với 2005

Một phần của tài liệu MỘT SỐ VƯỚNG MẮC TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.DOC (Trang 31 -31 )

×