CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số vòng quay

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng điện VNECO4 (Trang 37 - 44)

D. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Số vòng quay

nghiệp cần sử dụng chính sách hợp lí để tăng trưởng doanh thu.

- ROA tuy giảm qua các năm nhưng tương đối cao so với bình quân chung của ngành, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của VE4 tốt.

- Số vòng quay tài sản giảm tuy nhiên vẫn giữ được mức cao, cho thấy tài sản được vận động nhanh, tạo điều kiện nâng cao doanh thu.

- Chỉ tiêu ROA giảm nhưng lượng tài sản doanh nghiệp đầu tư lại tăng cao, cho thấy VE4 đang đầu tư mở rộng sản xuất nên không thể khẳng định ROA giảm là một dấu hiệu xấu.

- Để cải thiện ROA cao hơn, doanh nghiệp cần kiểm soát chi phí hợp lí, mở rộng hoạt động để nâng cao doanh thu.

3. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

a. Khái quát

Qua biểu đồ, ta có thể thấy tỷ suất sinh lời TSNH của cả 2 doanh nghiệp đều có xu hướng giảm dần. Trong đó VE4 giảm mạnh nhất vào giai đoạn 2011 – 2012. Nguyên nhân chính do LNST bị giảm nhiều mà tài sản ngắn hạn lại tăng cao. Chỉ tiêu của VE1 giảm đáng kể, cho thấy việc sử dụng tài sản ngắn hạn không đạt hiệu quả. Riêng VE4 tuy tỷ suất sinh lời giảm nhưng vẫn cao hơn so với chỉ số ngành. Điều này phản ánh doanh nghiệp đang sử dụng tài sản ngắn hạn một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012Số vòng quay Số vòng quay

VE 1 0.88 0.64 0.92 Số vòng quay HTK VE 4 9.69 14.07 24 VE 1 5.75 3.53 5

Số vòng quay TSNH lẫn số vòng quay hàng tồn kho của VE4 đều cao hơn rất nhiều so với VE1 và trên mức bình quân của ngành xây dựng

- Số vòng quay TSNH giảm nhiều ở năm 2012, do TSNH trong giai đoạn đó tăng cao (6.043 triệu so với 2010), doanh thu cũng tăng 1.026 triệu so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng doanh thu chậm hơn TSNH, làm cho số vòng quay giảm. Từ đó cho thấy TSNH vận động chậm đi. Nếu số vòng quay cứ tiếp tục giảm sẽ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản bị giảm đồng thời giảm khả năng nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện tại, công ty kiểm soát được số vòng quay luôn cao hơn ngành xây dựng nên nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản tương đối tốt.

- Vòng quay hàng tồn kho cao so với đặc thù của ngành xây dựng (24 vòng ở năm 2012), cho thấy hàng tồn kho vận động không ngừng, tạo cơ sở để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận. Nguyên nhân dẫn đến hàng tồn kho tăng cao qua từng năm là do sự tăng mạnh của GVHB cùng với sự cắt giảm hàng tồn kho của doanh nghiệp. VE4 có lượng hàng tồn kho tương đối thấp so với ngành xây dựng. Điều này sẽ gây ra sự thiếu hụt nếu doanh nghiệp có nhiều hợp đồng xây dựng.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của TSNH

CHỈ TIÊU 2010 2011 2,012

Thời gian 1 vòng quay TSNH 326 349 379 Tổng mức luân chuyển 34,113 38,236 35,139 Hệ số đảm nhiệm của TSNH 0.89 0.96 1.04 Số vòng luân chuyển của TSNH 1.12 1.05 0.96

Qua bảng phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp có thời gian 1 vòng quay TSNH dài, vì đặc thù của ngành xây dựng không có gì đáng ngại. Công ty cũng kiểm soát được số vòng luân chuyển TSNH ở mức trung bình. Tuy nhiên, nếu cứ để chỉ tiêu này tiếp tục tăng cao sẽ ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Số vòng luân chuyển TSNH ít hơn so với kì trước nên doanh nghiệp cần điều chỉnh để tiết kiệm thời gian vòng quay.

Hệ số đảm nhiệm của TSNH năm 2012 tăng cao hơn so với 2010, chủ yếu do khoản mục TSNH tăng lên, phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của VE4 đang giảm dần. Nhà quản trị nên xem xét và xây dựng kế hoạch về đầu tư TSNH một cách hợp lí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Kết luận: Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty tương đối tốt, nhưng có xu hướng giảm dần qua thời gian do:

- Số vòng quay TSNH giảm làm cho tài sản vận động chậm hơn.

- Vòng quay hàng tồn kho ngày càng tăng cao, cho thấy không bị ứ đọng. Tuy nhiên, lượng tồn kho công ty dự trữ quá thấp. Có nguy cơ thiếu hụt nếu có nhiều hợp đồng xây dựng.

- Hệ số đảm nhiệm ngày càng tăng, chủ yếu do tăng TSNH, có thể làm giảm đi hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp.

- Số vòng quay giảm, thời gian của 1 vòng quay TSNH ngày càng kéo dài, nếu doanh nghiệp không kiểm soát để chỉ tiêu này tăng cao sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng TSNH.

4. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

CHỈ TIÊU 2010 2011 2012

Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ VE4 83.83% 46.67% 41%

VE1 28.27% 1.27% 199.25%

Sức sản xuất của TSCĐ VE4 9.33 12.36 11.91

VE1 6.03 5.19 6.85

Suất hao phí của TSCĐ VE4 0.11 0.08 0.08

VE1 0.16 0.19 0.15

Qua bảng đánh giá, nhìn chung ta thấy TSCĐ được sử dụng khá hiệu quả, tốt hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng ngành VE1.

Tỷ suất sinh lợi của TSCĐ khá cao ở năm 2010 với 83.83%. Tuy nhiên, chỉ số này bị giảm xuống còn 41% ở năm 2012, cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp giảm đi. Nguyên nhân chính là do LNST của DN giai đoạn 2011 – 2012 giảm mạnh, phần chính do

khoản mục chi phí tăng cao. Tuy nhiên có một điểm khả quan, VE4 đã kiểm soát được hệ số này, mặc dù giảm nhưng vẫn nằm trong mức bình quân chung của ngành.

Sức sản xuất của TSCĐ ở công ty VE4 cao hơn công ty cùng ngành và có xu hướng tăng. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng nhẹ và sự giảm đi của TSCĐ. Chỉ tiêu này cao cho thấy TSCĐ hoạt động tốt, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.

VE4 có suất hao phí của TSCĐ tương đối thấp và được điều chỉnh xuống mức thấp trong giai đoạn 2011- 2012. Nguyên nhân chính do TSCĐ trong doanh nghiệp giảm đi (704 triệu so với 2010). Chỉ tiêu này giảm sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và làm căn cứ để đầu tư nhằm đạt được doanh thu như mong muốn.

Kết luận: Doanh nghiệp sử dụng TSCĐ tương đối hiệu quả, sức sản xuất được cải thiện, suất hao phí của TSCĐ cũng được giảm. Tuy nhiên cần chú ý tỷ suất sinh lợi của TSCĐ, khoản mục này đang giảm đáng kể. Để cải thiện chỉ tiêu này, công ty cần chú trọng các hoạt động, tăng cường doanh thu và cắt giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận

IV. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

1. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chung

Qua biểu đồ trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của cả hai công ty đều giảm mạnh. VE1 có ROE quá thấp, chứng tỏ công ty này hoạt động kém hiệu quả. Riêng với VE4, ROE giảm 13.43% chủ yếu do LNST giảm mạnh.

Tuy chỉ tiêu này bị giảm đáng kể ở năm 2012 nhưng công ty vẫn duy trì được mức ngang bình quân ngành. Từ đó cho thấy VE4 sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả, đồng thời nhà quản trị có thể dễ dàng huy động thêm vốn mới để tài trợ cho hoạt động của công ty mình. VE4 có cơ cấu nợ trong mức trung bình của ngành xây dựng và chủ yếu là các khoản nợ do chiếm dụng được. Nợ vay ngân hàng không có (2011) và có tỉ trọng thấp ở năm 2012. Cho thấy doanh nghiệp không sử dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao ROE. Từ đó có thể khẳng

2. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu theo mô hình Dopunt CHỈ TIÊU 20 10 2011 2012 Tỷ suất sinh lợi thuần (ROS) 0.0 9 0.04 030. Số vòng quay TS 0.94 0.94 860. Đòn bẩy tài chính 2.5 7 2.7 4 2. 81 ROE 21. 80 % 9.7 6 % 8. 37 %

Tỷ suất sinh lời 2011- 2012 giảm đáng kể, nguyên nhân do sự giảm mạnh của tỷ suất sinh lợi thuần và số vòng quay TS. Đòn bẩy tài chính tuy tăng nhưng bù đắp được lượng giảm của ROA. Cụ thể năm 2012 ROE giảm 1.38% so với 2011, trong đó ROA giảm 1.64%. ROE giảm 13.42% so với 2010, trong đó ROA giảm 15.48%.

ROA giảm mạnh là do cả 2 yếu tố ROS và số vòng quay TS đều giảm, nguyên nhân chính là do khoản LNST của công ty bị giảm hụt vì các loại chi phí (đặc biệt là GVHB) tăng cao. Doanh thu thuần năm 2012 cũng bị giảm mạnh so với nằm 2011, từ đó làm cho ROA đi xuống. Trong chi phí, các loại chi phí đều giảm đáng kể, tuy nhiên GVHB lại tăng cao, doanh nghiệp cần xem xét hạn chế GVHB để gia tăng lợi nhuận.

Số vòng quay TS bị giảm nhiều ở năm 2012, sự tăng mạnh của tài sản (đặc biệt là các khoản bị chiếm dụng) và doanh thu thuần giảm là nguyên nhân chính dẫn đến số vòng quay TS giảm.

Qua bảng phân tích ta thấy đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng tương đối thấp đối với ROE. Chứng tỏ, ROE tốt không phải do VE4 dùng đòn bẩy tài chính để gia tăng hệ số này.

Kết luận:

- Chỉ tiêu ROE tuy giảm nhưng vẫn bảo đảm trong mức ngang bằng với ngành.

- Nguyên nhân chính gây giảm ROE là sự giảm mạnh của ROA, đặc biệt là LNST. Do sự tăng cao của GVHB trong chi phí, dẫn đến LNST giảm đáng kể.

- Tài sản ngắn hạn (đặc biệt là các khoản bị khách hàng chiếm dụng) tăng cao, doanh thu giảm hơn so với năm 2011 cũng là nguyên nhân làm cho ROE giảm. Doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách chiết khấu, thu hồi vốn để phục vụ vốn lưu động đồng thời mở rộng sản xuất để nâng cao doanh thu nhằm tăng cao ROE.

- Chỉ tiêu ROE của doanh nghiệp tốt và bền vững vì VE4 không sử dụng đòn bẩy tài chính cao để gia tăng ROE.

V. Phân tích hiệu quả kinh doanh cho nhà đầu tư

1. Thu nhập của một cổ phiếu (EPS)

Đvt: VND Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

EPS 3.388 1.457 1.177

Số cổ phần đang lưu hành của công ty là 1.028.000. Nhìn chung thu nhập của mỗi cổ phiếu đang giảm đáng kể so với năm 2010. Nguyên nhân chính do LNST của VE4 giảm mạnh (1.854 triệu).

So với các công ty xây dựng điện, VE4 có số EPS cao hơn hết điều đó cho thấy công ty có hiệu quả kinh doanh tốt hơn, góp phần nâng cao cổ tức chia cho cổ đông.

2. Chỉ số P/E của cổ phiếu

Năm 2012 VE4 mới có chỉ số P/E vì đây là năm công ty được niêm yết trên sàn HNX. P/E của công ty là 9.09, nhìn chung cao hơn so với các công ty con của VNE, nhưng lại thấp hơn nhiều so với tổng công ty (32.02) vì khác nhau về qui mô.

3. Tỷ suất chi trả lãi cổ phần

2010

53.12% Nhìn chung công ty có tỷ suất chi trả cổ phần cao. Chỉ tiêu này tăng dần qua các năm, một phần vì thu nhập của mỗi cổ phiếu giảm và cổ tức của cổ phiếu được doanh nghiệp nâng cao.

Tỷ suất chi trả cổ phần cao, thu hút các nhà đầu tư thích cổ tức. VE4 đã vận dụng chính sách chi trả cổ tức hấp dẫn để tăng các khoản đầu tư dài hạn từ bên ngoài.

Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức cao cho thấy doanh nghiệp không có lợi nhuận giữ lại, không có nhu cầu đầu tư mở rộng vì thị trường đang bão hoà, hoạt động xây lắp điện không còn là ngành kinh doanh độc quyền của ngành điện.

Kết luận:

- EPS cao hơn các công ty trong Tổng công ty xây dựng điện Việt Nam. Trong khi công ty có EPS giảm (do LNST giảm) thì các công ty khác bị giảm xuống mức âm, cho thấy VE4 hoạt động có hiệu quả hơn.

- Công ty chi trả cổ tức tương đối cao, thích hợp cho nhà đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc chi trả cổ tức mà không có lợi nhuận giữ lại cho thấy công ty không có nhu cầu mở rộng đầu tư.

Đánh giá chung:

So với các công ty trong Tổng công ty xây dựng điện Việt Nam, VE4 có hiệu quả kinh doanh tương đối tốt, biết sử dụng đòn bẩy tài chính. Cơ cấu nợ dao động 60 – 70% mang đặc thù của ngành xây dựng. Trong khi các công ty khác vốn chủ sở hữu quá cao, năng lực tài chính được đảm bảo nhưng hiệu quả sử dụng vốn không tốt. Ngược lại, VE4 có vốn chủ sở hữu đủ đảm bảo cho TSDH và một phần TSNH đồng thời tận dụng được các khoản chiếm dụng từ phía khách hàng. Đáng chú ý, VE4 là một công ty xây dựng nên cần chú trọng vào TSCĐ, hiện tại tỉ trọng TSCĐ của công ty khá thấp và còn suy giảm.

Phải thu của khách hàng một khoảng lớn nhất trong cơ cấu nợ phải thu. Số vòng quay khoản phải thu nằm trong mức trung bình tuy nhiên có sự giảm sút qua các năm, làm cho lượng vốn bị chiếm dụng nhiều hơn. Doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách thu hồi nợ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của mình.

Các hệ số về khả năng thanh toán tốt cho thấy doanh nghiệp kiểm soát hàng tồn kho ở mức vừa phải, không chiếm tỷ trọng lớn, hạn chế được chi phí lưu kho, tồn trữ, bảo quản…Tuy nhiên, có một số điểm cần chú ý: Nếu để hàng tồn kho quá thấp sẽ dẫn đến thiếu hụt nguyên vật nếu công ty có nhiều hợp đồng xây dựng; Hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời nếu tăng quá cao sẽ phản ánh việc sử dụng vốn kém hiệu quả.

Doanh thu không có nhiều biến động, cơ cấu doanh thu của VE4 chủ yếu là doanh thu từ hoạt động SXKD, doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nên có thể khẳng định doanh thu của công ty có tính bền vững cao.

Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu tương đối tốt. Nhưng có xu hướng giảm dần. Doanh nghiệp cần xem xét và khắc phục để nâng cao hiệu quả.

Có thể đầu tư vào doanh nghiệp nếu nhà đầu tư thích cổ tức, vì giai đoạn này doanh nghiệp ưu tiên chi hết lợi nhuận mà không có nhu cầu đầu tư thêm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty xây dựng điện VNECO4 (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w