Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Thuỷ.

Một phần của tài liệu Bước đẩu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thủy nông trên địa bàn huyện thanh thủy –phú thọ (Trang 28 - 30)

và phơng pháp nghiên cứu

3.1.2.2.Tình hình dân số và lao động của huyện Thanh Thuỷ.

Cùng với đất đai thì nguồn lực con ngời là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất cứ sự phát triển nào. Dân số nhiều khi có tác động tích cực đến quá trình phát triển, nhng nhiều lúc hạn chế quá trình phát triển.

Huyện Thanh Thuỷ với dân số năm 2001 là 74.817 ngời tơng ứng với 16.497 hộ. Trong đó hộ nông nghiệp, khẩu nông nghiệp lần lợt chiếm 94,59% (15.604 hộ) và 94,59% (70.772 ngời). Qua số nhân khẩu và hộ nông nghiệp cho thấy, Thanh Thuỷ là một huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Qua biểu 2 ta thấy số hộ phi nông nghiệp qua các năm là quá nhỏ bé, tuy rằng mỗi năm số hộ này có tăng lên nhng với tỷ lệ không cao, trung bình mỗi năm là

10,98%; năm 1999 chiếm 4,43% (725 hộ) đến năm 2001 chiếm 5,41% (893 hộ).

Thực hiện chủ trơng sinh để có kế hoạch của Đảng và Nhà nớc, Thanh Thuỷ mặc dù là một huyện miền núi nhng nhận thức của ngời dân về sinh đẻ có kế hoạch là rất cao, số gia đình sinh con thứ ba giảm xuống, nhiều xã nhiều năm liền không có gia đình nào sinh con thứ ba nh: Trung Nghĩa, Đồng Luận, La Phù. Tỷ lệ nhân khẩu nông nghiệp có xu hớng giảm xuống nhng rất chậm, năm 2000 chiếm 94,95% đến năm 2001 chiếm 94,59%. Sự dịch chuyển nhân khẩu và lao động nông nghiệp của huyện sang các ngành phi nông nghiệp có xu hớng tăng lên; hộ phi nông nghiệp năm 1999 là725 hộ và lao động phi nông nghiệp là 1.599 ngời (chiếm 4,42%) thì đến năm 2001 số hộ phi nông nghiệp là 893 hộ (5,41%) và lao động phi nông nghiệp là 1.929 ngời ( chiếm 5,4%). Sự chuyển dịch này một mặt giải quyết việc làm cho ngời lao động, một mặt tăng thu nhập và quan trọng hơn là nâng cao trình độ lao động và đa dạng hoá ngành nghề cho phù hợp với tình hình đổi mới của đất nớc trong thời kỳ CNH-HĐH.

Chỉ tiêu đất canh tác bình quân một hộ nông nghiệp qua 3 năm đều giảm, do diện tích đất canh tác giảm. Vì vậy, cần khắc phục tình trạng này bằng việc áp dụng các biện pháp thâm canh tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất và sản lợng nông nghiệp nhằm giai quyết nhu cầu của ngời dân và tăng nhanh khối lợng sản phẩm hàng hoá.

Chính sức ép của dân số về nhu cầu lơng thực và các yêu cầu khác trong cuộc sống đòi hỏi khai thác và sử dụng công trình thuỷ nông có hiệu quả kinh tế để đáp ứng đợc các yêu cầu đó. Dân số của huyện chủ yếu là nông nghiệp nên trình độ thấp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình vận hành và sử dụng các công trình thuỷ nông, nhng các công trình lại phục vụ cho chính họ nên ý thức bảo vệ các công trình của họ là rất cao. Đây chính là những lợi thế và khó khăn khai thác các công trình thuỷ nông sẽ gặp phải do sức ép dân số mang lại, đòi

3.1.2.3 Hệ thống cơ sở vậtchất chủ yếu của huyện Thanh Thuỷ .

Cơ sở vật chất kỹ thuật là những phơng tiện thể hiện sự phát triển của bộ mặt nông thôn của một địa phơng. Cơ sở vật chất có ảnh hởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và phát triển kinh tế của mỗi vùng, mỗi địa phơng.

Thanh Thuỷ là một huyện miền núi, mới tái lập nên cơ sở vật chất còn thấp kém về mọi mặt.

Hệ thống điện có liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành và sử dụng các công trình nông thôn để lấy nớc cung cấp cho đồng ruộng và thoát nớc khi bị úng. Trên địa bàn huyện năm 2001 có 21 trạm hạ thế và chỉ có 12/15 xã có điện lới quốc gia. Tại các xã không có điện lới hiệu quả khai thác và sử dụng các công trình thuỷ nông không cao vì chi phí bơm nớc lớn. Cũng do không có điện mà thông tin chỉ đạo sản xuất của huyện xã đối với ngời dân không kịp thời.

Hơn nữa, cơ sở vật chất của huyện qua biểu 3 ta thấy còn thiếu thốn rất nhiều, không đáp ứng đợc mục tiêu CNH-HĐH nông thôn và gây cản trở sản xuất nông nghiệp của huyện. Số máy bơm nớc lu động dùng để bơm chuyển tiếp tới những nơi mà công trình thuỷ nông không tới đợc chỉ có 31 máy, máy cày bừa 28 máy năm 2001. Toàn huyện có 15 hồ đập phục vụ tới tiêu (trong đó có 2 đập tự chảy) và 21 trạm bơm.

Vì vậy trong những năm tới, huyện cần đầu t hơn nữa để xây dựng cơ sở vật chất hiện đại hơn, đầy đủ hơn để phục vụ cho quá trình phát triển chung của toàn huyện, và mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn của quốc gia.

Một phần của tài liệu Bước đẩu đánh giá hiệu quả kinh tế của việc khai thác các công trình thủy nông trên địa bàn huyện thanh thủy –phú thọ (Trang 28 - 30)