Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt nam (Trang 47 - 57)

Trong đà hội nhập và phát triển kinh tế ngày nay, nền kinh tế Việt Nam càng ngày càng lớn mạnh và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Một Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, lại nằm trong khu vực phát triển năng động nhất thế giới đã có sức hút nhất định trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Cùng với việc Việt Nam từ tháng 7 năm 1995 đã trở thành một thành viên chính thức của ASEAN và bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ được thực hiện sau tuyên bố ngày 13/07/1995 của Tổng thống Mỹ Bill Clintơn và gần đây nhất là gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam càng được đánh giá cao trong con mắt bạn bè quốc tế.

Hơn nữa, việc đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng hiện đại, xây dựng hệ thống luật pháp chặt chẽ công bằng, trình độ dân trí ngày một nâng cao…đã khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng, một khu vực thu hút vốn đầu tư ổn định.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ phát triển tốt đẹp như hiện nay, trước hết là nhờ sự cố gắng nỗ lực của cả hai nước. Đồng thời xu thế hoà nhập, hợp tác của khu vực và thế giới là điều kiện hết sức quan trọng, để khởi động thúc đẩy và củng cố quan hệ này. Cơ sở chính để duy trì các quan hệ lâu dài đó chính là xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai nước. Đây là nét nổi bật trong quan hệ hai nước trong thời gian qua.

Theo nhận xét của các chuyên gia kinh tế hàng đầu, ngày nay, các doanh nghiệp Mỹ đang dần thay đổi quan niệm, không chỉ coi Việt Nam là một cơ sở sản xuất mà còn là một thị trường tiềm năng để tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp Mỹ.

Nguồn nhân công rẻ, khả năng phát triển của thị trường nội địa và nguồn cung cho ngành công nghiệp lắp ráp là ba tiêu chí hàng đầu được các doanh nhân Mỹ đánh giá rất cao khi đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam còn được đánh giá rất cao về vai trò của chính phủ trong việc đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư để tránh rủi ro và việc thực hiện tốt các cam kết WTO về các vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư, quyền kinh doanh...

Trong những năm tới, mặc dù nền kinh tế Mỹ đang rơi vào khủng hoảng, nhưng luồng vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam sẽ vẫn tăng. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam là rất sáng sủa. Hiện tại, Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2009 với số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD. Số vốn của công ty Hoa Kỳ chiếm 45,6 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam và được đưa vào 55 dự án khác nhau.

Doanh nghiệp Mỹ dẫn đầu về nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhờ các dự án xây khu du lịch và khách sạn lớn. Thứ nhất là Saigon Atlantis Hotel của tập đoàn Winvest LLC. Dự án này xin tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỷ USD. Thứ hai là một dự án có vốn đăng ký 1,16 tỷ USD.

Dự án khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng do hai Công ty TANO Capital, LLC và Global C&D, INC (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, được xây dựng trên diện tích 400 ha tại xã Điện Dương (Điện Bàn - Quảng Nam). Khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng là tổ hợp du lịch với 9 khách sạn cao cấp hơn 15.000 phòng; trung tâm hội nghị quốc tế 10.000 chỗ ngồi; trung tâm thương mại quốc tế và khu văn phòng, nhà ở công vụ, khu căn hộ, biệt thự cao cấp... đồng thời kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài.

Dự án thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group (Hoa Kỳ) làm chủ đầu tư, tổng diện tích khoảng 1.347,8 ha thuộc thành phố Tuy Hòa và một phần huyện Đông Hòa và Tây Hòa. Dự án bao gồm khu trung tâm thành phố có diện tích khoảng 394

ha; khu công viên văn hóa giải trí diện tích khoảng 753,8 ha; khu du lịch Vực Phun diện tích khoảng 200 ha.

Một tập đoàn trong lĩnh vực hàng không của Mỹ đang cân nhắc tham gia xây dựng các sân bay quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là sân bay Long Thành (Đồng Nai).

...

Năm 2010, những lĩnh vực vẫn tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ là phát triển du lịch khách sạn cao cấp, dịch vụ lưu trú và đặc biệt là bất động sản. Theo đà tăng trưởng và hồi phục của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng nên nó trở thành “miếng mồi” hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Việt Nam là thị trường đang nổi với nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng nên các doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện tử, ôtô, máy nông nghiệp… của Hoa Kỳ đang xem Việt Nam là địa điểm lựa chọn tốt để xây nhà máy.

Việt Nam được xem là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư trong khối ASEAN. Việt Nam sẽ trở thành các nhà máy vệ tinh được đầu tư mở rộng bên cạnh các nhà máy đã được đầu tư trước tại Trung Quốc, Ấn Độ. Thông thường, đầu tư luôn theo sau thương mại, vì thế đây là lý do chính khiến các Doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đến Việt Nam.

Như vậy, trong đà hồi phục của nền kinh tế thế giới nói chung và của nước Mỹ nói riêng. Các doanh nghiệp của Mỹ đã và đang tìm mọi cách để tìm kiếm thị trường đầu tư ổn định. Thị trường hơn 80 triệu dân, với lực lượng lao động hùng hậu, nền chính trị đảm bảo của Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp của Mỹ. Việc vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam càng ngày càng tăng là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

3.2.Một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam trong tương lai.

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam – Hoa Kỳ. Thu hút nguồn vốn FDI từ Mỹ đang và sẽ là mục tiêu quan trọng trong chính sách đầu tư của Việt Nam. Hoa Kỳ là một trong ba đối tác chính nhằm thu hút vốn FDI trong tương lai, cùng với EU và Nhật Bản.

Dưới đây là một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Hoa Kỳ:

- Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng. Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác xúc tiến đầu tư.

- Cơ sở hạ tầng cần được nâng cấp nhanh chóng, đặc biệt là các cảng biển và nhà máy điện. Mạnh dạn hơn nữa trong việc cho phép và khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia phát triển hạ tầng.

- Cần xoá bỏ những giấy phép không cần thiết, đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết.

- Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.

- Cần công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý. Trong đó, cần rà soát lại các văn bản phát quy liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, sửa đổi các văn bản cho phù hợp với quy định của WTO.

- Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc

triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ.

- Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước.

- Từng bước đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực.

- Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng: tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản....; tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang và sẽ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Xu hướng di chuyển luồng vốn FDI đang gia tăng trở lại các nước đang phát triển. Nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có lợi thế khách quan do có các nguồn lực tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi, là thành viên của ASEAN nên sẽ huy động được nhiều vốn FDI cho đầu tư phát triển.

Hiện nay, chiến lược thu hút và huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm trong chiến lược tổng thể tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam , là một trong những vấn đề quan trọng. Kinh tế toàn cầu đang trên đà hồi phục, việc thu hút FDI sẽ ngày càng được chú trọng hơn, đặc biệt khi mà kinh tế Mỹ cũng đang khởi sắc và các nhà đầu tư Mỹ cũng thực sự quan tâm đến Việt Nam.

Do vậy, để nắm bắt cơ hội, để công tác thu hút vốn FDI có hiệu quả trên các khu vực kinh tế, Việt Nam cần phải hội nhập sâu rộng hơn nữa, phải thể hiện sự minh bạch trong các chính sách và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư để khẳng định niềm tin nơi các nhà đầu tư là đúng đắn.

Để đạt được mục tiêu đó, tất nhiên là không dễ dàng. Nhưng bằng quyết tâm, sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một niềm tin lớn lao cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được những mục tiêu của mình.

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Tiến sĩ Mai Thế Cường, người giảng viên đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận này.

Do phạm vi hạn hẹp của bản khóa luận cũng như những hạn chế về tư liệu tham khảo, nên bản khóa luận không tránh khỏi có những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. PGS.TS Đỗ Đức Bình, TS Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế học quốc tế, NXB Thống kê, Hà nội.

2. Hiệp Định thương mại Việt - Mỹ (2001), NXB Thống kê, Hà Nội. 3. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương (2002), Giáo

trình Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà nội

4. http://fia.mpi.gov.vn/ 5. http://www.wto.nciec.gov.vn. 6. http://www.tuoitre.com.vn. 7. http://vneconomy.vn. 8. http://www.asemconnectvietnam.gov.vn. 9. http://www.laodong.com.vn. 10. http://www.vietnamnet.vn. 11. http://mfo.mquiz.net/news/. 12. http://vnexpress.net/GL/Home/. 13. http://wikipedia.org/. 14. http://www.mpi.gov.vn . TIẾNG ANH

15.Hymer, Stephen H. (1960, published 1976), The International Operations of National Firms: a Study of Direct Foreign Investment, Cambridge, MA: MIT Press.

16.UNCTAD (2003), World Investment Report 2003.

17.Dunning, John H. (2001) "The Eclectic (OLI) Paradigm of International Production: Past, Present and Future," International Journal of the Economics of Business.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ... 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ ... 4

1.1. Cục Đầu Tư Nước Ngoài – Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư. ... 4

1.1.1.Cơ cấu tổ chức. ... 4

1.1.1.1.Lãnh đạo: ... 4

1.1.1.2.Bộ máy giúp việc Cục trưởng ... 4

1.1.1.3.Các đơn vị trực thuộc Cục ... 5

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. ... 7

1.1.2.1.Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. ... 7

1.1.2.2.Về công tác tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư: ... 7

1.1.2.3.Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách ... 7

1.1.2.4.Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. ... 8

1.1.2.5.Về xúc tiến đầu tư ... 8

1.1.2.6.Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền. ... 9

1.1.2.7.Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ. ... 9

1.1.2.8.Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao. ... 9

1.2.Các hoạt động thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt Nam. ... 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM ... 12

2.1. Thực trạng và xu hướng đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài. ... 12

2.1.2. Tình hình đầu tư của Hoa Kỳ ở nước ngoài nói chung. ... 13

2.1.2.1. Một số đặc điểm và xu hướng cùa đầu tư Hoa Kỳ: ... 14

2.1.2.2.Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. ... 15

2.2.Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư FDI của Mỹ vào Việt Nam. ... 19

2.2.1. Giai đoạn trước 1986. ... 19

2.2.2. Giai đoạn 1986 – 2000. ... 19

*Theo lĩnh vực đầu tư: ... 21

*Về địa bàn đầu tư: ... 23

*Theo hình thức đầu tư. ... 24

2.2.3.Giai đoạn từ 2001 – 2007. ... 28

2.2.4.Giai đoạn 2007- 2009. ... 31

2.3.Các hoạt động thu hút FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam. ... 37

2.3.1.Các hoạt động của FIA. ... 37

2.3.2.Các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương. ... 39

2.4.Đánh giá việc thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam. ... 45

2.4.1.Thành công. ... 45

2.4.2.Hạn chế. ... 45

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế. ... 46

CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐÀU TƯ FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM ... 47

3.1. Triển vọng đầu tư FDI của Mỹ tại Việt Nam. ... 47

3.2.Một số giải pháp định hướng cho thu hút vốn FDI từ Mỹ vào Việt Nam trong tương lai. ... 50

KẾT LUẬN ... 52

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 53

BẢNG 1: ĐẦU TƯ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988 – 2006...18

BẢNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HOA KỲ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO NGÀNH...20

BẢNG 3: FDI CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) THEO LÃNH THỔ...22

BẢNG 4: HÌNH THỨC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (1986-2000) ...23

BẢNG 5: ĐẦU TƯ CỦA MỸ VÀO VIỆT NAM (TÍNH ĐẾN 2001)...25

BẢNG 6: TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ (08/2007)...31

BIỂU 1: FDI TỪ HOA KỲ VÀO KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG (1976-2003)...28

BIỂU 2: TOP 20 NHÀ ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM (1998-2007)...29

BIỂU 3: SỰ TĂNG NHANH FDI CỦA MỸ...34

Một phần của tài liệu Tăng cường thu hút vốn FDI của Mỹ vào Việt nam (Trang 47 - 57)

w