Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

III. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.1. Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà Nội.

Nội.

1.Tình hình sản xuất rau ở Hà Nội.

1.1. Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn ở Hà Nội. Nội.

Để đáp ứng nhu cầu rau an toàn của người dân từ năm 1996 thành phố đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, đã tiêna hành hàng chục vùng sản xuất rau an toàn ở các quận, huyện ngoại thành, từng bước đầu tư về cơ sở hạ tầng và khoa học kỹ thuật.

Sản xuất rau cũng được coi là một trong những cây trồng mũi nhọn của nông nghiệp thủ đô và là sản phẩm tiêu dùng tối thiểu trong đời sống người dân nội thành. Mặc dù quá trình đô thị hoá đã lấy đi phần lớn diện tích trồng rau của Hà Nội trong những năm qua vẫn không ngừng tăng lên cả về quy mô diện tích, sản lượng sản xuất.

a.Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn.

- Về diện tích : trong giai đoạn 2003-2006, diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo trồng liên tục tăng, diện tích rau an toàn của thành phố chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng diện tích gieo trồng của thành phố tuy nhiên có chiều hướng tăng lên qua các năm, năm 2003 chỉ đạt 36,06% so với tổng diện tích trồng rau, năm 2004 đạt 37,86%, năm 2005 đạt 42,97% tới năm 2006 đạt 44,05%. Diện tích rau an toàn tăng nhưng chưa ổn định, nếu năm 2004 tốc độ phát triển 106,4% so với năm 2003 tăng 6,4%, thì năm 2005 chỉ đạt 103,4 tăng 3,4% và năm 2006 tốc độ phát triển đạt 140,3% tăng 40,3% so với 2005. Sự gia tăng diện tích gieo trồng phụ thuộc sự gia tăng diện tích đất canh tác và hệ số lần trồng trong năm, cả hai nhân tố này phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và trình độ canh tác, như vậy có thể thấy tốc độ tăng về diện tích canh tác, diện tích gieo trồng là

chưa cao, hệ số sử dụng ruộng đất còn thấp, nguyên nhân chính là do việc chuyển giao ứng dụng tiến bộ công nghệ còn hạn chế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm.

Bảng 1: Tình hình phát triển về diện tích rau an toàn ở Hà Nội

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Tổng diện tích rau (ha) 8607 8806 8125 11125 Diện tích rau an toàn(ha) 3103,8 3334 3491,4 4900 Tỷ trọng DT rau an toàn so với tổng DT rau(ha) 36,06 37,86 42,97 44,05

Lượng tăng giảm DT rau an toàn(ha)

Tốc độ phát triển rau rau an toàn so với năm trước(%)

107,4 104,7 140,3

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

Nếu xét về cơ cấu diện tích theo quận, huyện, diện tích sản xuất rau an toàn chủ yếu tập trung ở Gia Lâm, Đông Anh, Từ Liêm, và Sóc Sơn. Xét về tốc độ tăng diện tích, Hoàng Mai có tốc độ tăng cao nhất, bình quân 28,2%.năm, tiếp theo là Sóc Sơn là 18,24%.năm. Ở đây do được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự chỉ đạo sát sao của các ngành các cấp, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ sản xuất lúa, ngô, khoai lang vụ đông và sản xuất rau thường sang sản xuất rau an toàn.

Bảng 2:Diện tích rau an toàn của các quận huyện ở Hà Nội giai đoạn 2002-2006.

Quận,huyện Diện tích(ha)

2002 2003 2004 2005 2006 Tổng 2297,8 2526,0 2662,6 2848,2 2992,8 Từ Liêm 545,0 555,0 560,0 562,0 564,0 Gia Lâm 741,0 784,8 799,0 848,5 895,0 Long Biên 14,0 15,2 16,0 16,5 17,0 Đông Anh 701,0 825,0 835,0 876,4 907,0 Sóc Sơn 110,0 129,0 155,0 195,0 215,0 Thanh Trì 109,6 125,7 165,7 185,4 209,3 Hoàng Mai 65,2 76,2 106,9 138,4 189,5

Nguồn: Sở NN&PTNT Hà Nội

Xét về khả năng mở rộng diện tích huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn có khả năng mở rộng diện tích lớn nhất, vì nơi đây các huyện ngoại thành có diện tích đất canh tác

lớn hơn, Quận Hoàng Mai có tốc độ tăng diện tích cao nhưng hạn chế về diện tích canh tác và ô nhiễm nguồn nước nên khó có khả năng mở rộng diện tích trong tương lai.

Một phần của tài liệu Một số thực trạng và Giải pháp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w