Phân tích sự làm việc không gian bằng mô hình máy tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự làm việc không gian của khung thép nhẹ nhà công nghiệp (Trang 41 - 45)

P cv kRI I + I ;

2.3.Phân tích sự làm việc không gian bằng mô hình máy tính

Người thiết kế có thể kể đến sự làm việc không gian của hệ với sự hỗ trợ của các phần mềm kết cấu chuyên dụng một cách đơn giản, thuận tiện và mô tả đầy đủ, chính xác.

Tiết diện cột, xà là tiết diện chữ I, cột có tiết diện không đổi, xà có tiết diện thay đổi theo chiều dài. Phần mềm SAP cho phép mô tả sự thay đổi tiết diện này.

Khung thép có độ cứng không cao, để đảm bảo ổn định của khung, ta gán liên kết giữa cột và xà là nút cứng, cột với móng là liên kết ngàm.

Theo quy định, để xét sự ảnh hưởng làm việc không gian, cần xét tối thiểu là 4 khung lân cận.

Hệ xà gồ được làm bằng thép cán nguội thành mỏng chữ C hay chữ Z, có độ cứng không cao, và độ cứng theo phương mặt phẳng khung không cao. Hơn nữa còn khó khăn trong xây dựng mô hình bởi nó được đặt liên kết chồng với khung. Mái tôn thép có sóng thép tôn uốn lượn, rất khó khăn trong vấn đề xây dựng mô hình, và đồng thời độ cứng của nó trong mặt phẳng khung cũng không cao. Nên trong phạm vi luận văn, bỏ qua ảnh hưởng của xà gồ và mái tôn, chỉ xét đến ảnh hưởng của hệ giằng tới nội lực và chuyển vị.

Giằng cột và giằng mái được liên kết khớp với khung. Giằng dùng có thể là thép hình hoặc thép tròn.

Hệ giằng mái được dùng trong hai trường hợp: có cầu trục và không có cầu trục, được cấu tạo như hình vẽ.

6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 60006000 6000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 24000 6000 6000 6000 6000 a b giằng mái

a) Hệ giằng mái không cầu trục

6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 6000 60006000 6000 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 24000 6000 6000 6000 6000 a b giằng mái

b) Hệ giằng mái có cầu trục Hình 2.9. Hệ giằng mái

Mô hình hoá dầm cầu trục liên kết khớp với vai cột. Tĩnh tải được tính như sau:

+ Tải bản thân để máy tự dồn với hệ số vượt tải là 1,05.

+ Xà gồ tường, tấm tường, xà gồ mái, tấm mái được lấy theo cấu tạo thật và phân tải vào từng khung.

+ Hoạt tải mái, tải gió tính và phân vào từng khung. + Tải cầu trục được đưa trực tiếp lên cột.

Với tải cầu trục, xét chuyển vị và nội lực của khung nào thì chất tải vào khung đó.

Có thể xét với gió theo phương dọc nhà mà với khung phẳng không kể đến được.

Mô hình nhà xây dựng trên mô hình SAP2000 như sau:

Chương 3 Ví dụ tính toán 3.1. Số liệu thiết kế

Thiết kế khung thép nhà công nghiệp một tầng có các thông số như sau:

- Nhịp khung L=24m; chiều dài nhà 60m, bước cột 6m (tức là gồm 10 gian), độ dốc mái i=10%.

- Cột có tiết diện không đổi, xà ngang có tiết diện vát được chia làm 2 đoạn, cả cột và xà đều có tiết diện chữ I tổ hợp hàn.

- Địa điểm xây dựng giả thiết là Hà Nội, thuộc phân vùng gió II-B. Khung nhà được thiết kế với 2 trường hợp:

+ Nhà không có cầu trục

+ Nhà có cầu trục: có 2 cầu trục hoạt động với sức nâng 10 tấn, chế độ làm việc trung bình, cao trình đỉnh ray là 6m.

Hệ giằng mái và giằng cột được bố trí theo chỉ dẫn của [3,4,5,8]

Qua khảo sát tính toán và kiểm tra, các kích thước tiết diện của khung được chọn như sau:

Cột: tiết diện chữ I có h b t  w tf=40200,61 (cm) Xà ngang: tiết diện chữ I gồm 2 đoạn:

+ Đoạn tiết diện thay đổi: từ tiết diện h b t  w tf=40200,61 (cm) xuống tiết diện h b t  w tf=25200,61 (cm).

+ Đoạn tiết diện không đổi: có tiết diện h b t  w tf=25200,61 (cm). Dầm cầu trục: tiết diện chữ I có h b t  w tf=50200,81 (cm)

Vai cột: tiết diện chữ I có h b t  w tf=40200,81 (cm) Hệ giằng mái và cột: + Dùng thép hình 2L50x5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự làm việc không gian của khung thép nhẹ nhà công nghiệp (Trang 41 - 45)