Mặc dù đầu tư theo chiều rộng của chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn có những hạn chế vốn có của nó:
- Điều dễ dàng nhận thấy nhất là chỉ số ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao. Năm 2009 dù đầu tư xã hội ở mức cao nhưng chỉ số ICOR của Việt Nam lại lên đến 8.trong giai đoạn 2000- 2007 ICOR của Việt Nam luôn dao động trong khoảng từ 5-6 .chỉ số ICOR cao như vậy phản ánh điều gì. Thứ nhât cần 8 đồng vốn đầu tư để tăng được một đồng GDP, cao gấp 2 đến 2,5 nhiều nước xung quanh trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá. Các nước làm giỏi, ICOR của họ thời kỳ đầu CNH là trên dưới 3:
Quốc gia giai đoan tăng trưởng đầu tư/gdp ICOR Hàn quốc 1961-1980 7,9% 23,3% 3,0 Đài loan 1961-1980 9,7% 26,2% 2,7 Indonexia 1981-1995 6,9% 25,7% 3,7
Thái lan 1981-1995 8,1% 33,2% 4,1 Trung quốc 2001-2006 9,7% 38,8% 4,0 Việt nam 2001-2006 7,6% 39,1% 5,1 (Nguồn: World bank)
Điều này có thể nhận thấy rằng đầu tư trong nền kinh tế còn chưa hiệu quả. Nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chỉ số ICOR cao còn làm giảm cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặt trong tương quan với việc Việt Nam tụt hạng về năng lực cạnh tranh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, cũng như của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, việc hệ số ICOR tăng thể hiện rõ xu hướng đi xuống của nền kinh tế. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, có hai yếu tố cân nhắc: đầu tư đúng đối tượng, và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện (tính cạnh tranh) để tiền rót vào được sử dụng hiệu quả. Đáng tiếc, soi vào thực tế Việt Nam, cả hai yếu tố đó đều có vấn đề. Việt Nam nói là kích cầu, nhưng thực chất lại dùng kích cung để thông qua đó hy vọng đẩy cầu lên. Cầu có thật thì cung mới có thật. Trong bối cảnh khủng hoảng, các DN co cụm, kích cung chỉ có thể mang lại hiệu quả giới hạn. Rút cuộc, bỏ ra lượng vốn lớn, nhưng chúng ta không tăng được sự linh hoạt của thị trường, kéo theo đó là hiệu quả đầu tư giảm đi".
Đặc biệt, đối tượng thụ hưởng chính của các chính sách kích cầu của Chính phủ là khối các DNNN, khu vực vốn được nhiều ưu đãi và gây nhiều quan ngại cho các kinh tế gia Việt Nam.
Chỉ riêng tám tháng đầu năm 2009, tổng số vốn rót ra cho đầu tư công đã tương đương với cả năm ngoái 2008. Theo báo cáo của Chính phủ gửi UBTV Quốc hội mới đây, tổng vốn đầu tư phát triển cho cả năm chiếm gần 43% GDP. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đạt khoảng 161 ngàn tỉ đồng, tăng tới 63% so với thực hiện năm 2008 và tăng 42,7% so với kế hoạch năm
Trong khi đó, Báo cáo của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho hay, doanh thu sản xuất thuần được tạo ra bởi 1 đồng vốn tại DNNN thấp. Trong năm 2006 cứ 1 đồng vốn tại DNNN tạo ra được 0,61 VNĐ doanh thu, chưa bằng một nửa của DN tư nhân trong nước, chỉ bằng 2/3 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Lực lượng lao động do DNNN sử dụng chỉ bằng khoảng 28,4% tổng số lao động của các DN trong khi đó DN tư nhân thu hút 50%, DN có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 21,4%.
Đầu tư công cũng chính là khu vực mà cách đây một năm, Nhà nước quyết tâm siết chặt, rà soát lại, để tăng cường hiệu quả. Nhưng chỉ trong vòng vài tháng, khu vực này lại được tái đầu tư với một số lượng tiền khổng lồ.
Hơn nữa, hệ thống ngân hàng của Việt Nam được xếp hạng sức khỏe thấp nhất châu Á, chỉ trên Pakistan, thế nhưng, trong điều kiện suy thoái, các ngân hàng đều báo cáo đạt mức lợi nhuận kỷ lục. điều này làm chỉnh phủ cần phải cân nhắc lại gói kích cầu và phải có biện pháp rà soát kiểm soát chạt chẽ. Tránh gây hậu quả lớn cho nền kinh tế
Chỉ số ICOr cao thể hiện sự lãng phí trong đầu tư. Trong bối cảnh mà đầu tư công vẫn chiếm gần 40% tổng đầu tư toàn xã hội thì chính phủ nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn nữa nguồn vốn từ ngân sách tránh gây thất thoát lãng phí
Sản phẩm nếu chỉ được đầu tư theo chiều rộng thì sẽ cho chất lượng không cao, không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, khả năng thu hồi vốn của các dự án đầu tư theo chiều rộng thấp, độ mạo hiểm cao. Khả năng cạnh tranh, của doanh nghiệp trên thị trường dẫn tới lợi nhuận kém.
Vốn đầu tư tổng xã hội chưa tập trung cho việc phát triển các ngành mũi nhọn, các ngành là thế mạnh là chủ lực cũng như hình thành các nguồn vốn và lĩnh vực tạo thế và lực cho sự phát triển lâu dài, bền vững và có hiệu quả.
Cơ cấu hàng xuất khẩu chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng. Nhờ vào đó giá trị xuất khẩu tăng qua các năm. Gia tăng xuất khẩu của cả nước ta trong thời gian qua chủ yếu nhờ vào gia tăng nhu cầu của thị trường thế giới hơn là do các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ nước ta.
Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kì đầy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngành dệt may hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonexia, Pakixtan, Hàn Quốc…Việt Nam hiện có hơn 1000
nhà máy dệt may thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm đến 22% tổng số lao động trong toàn ngành công nghiệp. Sản lượng sản xuất hàng năm tăng trên 10% nhưng quy mô còn nhỏ bé, thiết bị và công nghệ khâu kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may xuất khẩu. Những năm qua tuy bổ sung thay thế 1500 máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp mặt hàng dệt trên tổng số máy hiện có là 10500 máy, thì cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất dệt. Ngành may tuy liên tục đầu tư mở rộng sản xuất nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu ngày càng cao…
Nền kinh tế nước ta cũng như bất kì nền kinh tế nào khác, không thể tăng trưởng mãi theo chiều rộng bằng cách tăng vô hạn độ vốn đầu tư, đất đai, lao động, tài nguyên vì các nguồn lực này đều có hạn. Để đạt được tăng trưởng bền vững và phát triển lên các nấc thang cao hơn, nền kinh tế phải vận hành theo những thước đo và chính sách thích hợp để chuyển sang đầu tư phát triển theo chiều sâu, nâng cao năng suất, hiệu quả, giá trị gia tăng trên mỗi đơn vị tiền vốn, lao động, năng lượng.