Căn cứ vào phương thức hoạt động 1 Thị trường niêm yết tập trung

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn của Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 36)

6.1 Thị trường niêm yết tập trung

thị trường niêm yết tập trung hay còn gọi là sở giao dịch được tổ chức tập trung có địa điểm giao dịch cố định. Chứng khoán được mua bán là loại đã được niêm yết tại Sở giao dịch, việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá hai chiều giữa đại diện người mua và đại diện người bán.Các môi giới sàn giao dịch cùng nhau trả giá cạnh tranh và sẽ thực hiện giao dịch khi đạt được giá thoả đáng nhất cho khách hàng đầu tư .

Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay do mới xuất hiện nên chúng ta chỉ có hai thị trường niêm yết tập trung tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong quá trình phát triển của thị trường chứng khoán thì uỷ ban chứng khoán nhà nước cho biết trong năm 2006 tăng quy mô và chất lượng thị trường giao dịch chứng khoán. Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Xây dựng đề án chuyển trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở giao dịch chứng khoán; từng bước hoàn thiện hệ thống giao dịch của trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội theo hướng mô hình thị trường giao dịch phi tập trung với quy mô phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, hoàn chỉnh các quy trình nghiệp vụ để đưa Trung tâm lưu ký đi vào hoạt động trên cơ sở

nhiệm vụ lưu ký, đăng ký, thanh toán bù trừ chứng khoán từ các thị trường giao dịch chứng khoán.

Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì thị trường niêm yết tập trung cũng đã có sự phát triển để đáp ứng với nhu cầu vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên thị trường niêm yết cũng như trên thị trường giao dịch phi tập trung

6.2 thị trường phi tập trung (OTC)

thị trường phi tập trung(OTC) được tổ chức không dựa vào một mặt bằng giao dịch cố định nào mà chỉ dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế cạnh tranh và thương lượng giữa các công ty chứng khoán với nhau thông qua một sự trợ giúp quyết định nhiều đến hiệu quả hoạt động.

Ngày nay, với sự trợ giúp của kĩ thuật truyền thông và vi xử lý, thị trường OTC đã có khả năng kết nối trên quy mô rộng lớn giữa các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán với nhau.

Thị trường OTC vận động theo một cơ chế tạo giá và duy trì hoạt động gọi là mạng lưới liên công ty. Các nhà tạo giá trong tổ chức sẽ cạnh tranh giữa họ với nhau, liên tục đưa ra giá chào mua và giá chào bán.

Ở các nước phát triển thì thị trường giao dịch phi tập trung phát triển một cách mạnh mẽ hơn thị trường giao dịch niêm yết tập trung nhờ hệ thống làm giá linh động hơn.

Tại Việt Nam hiện nay thì thị trường OTC đang phát triển tại trung tâm giao dịch tại Hà Nội theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán của chính phủ trong những năm sắp tới. Và sẽ xây dựng một thị trường OTC hiện đại tại Hà Nội.

Đây cũng là một đòi hỏi từ yêu cầu của thực tiễn khi muốn phát triển thị trường chứng khoán của Việt Nam.Nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường để giúp cho Chính phủ và các doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư và phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn trong xã hội được tốt hơn, từng bước

giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn vốn ngắn hạn tín dụng ngân hàng, bên cạnh việc tổ chức chức giao dịch chứng khoán (GDCK) cho các công ty niêm yết trên Trung tâm GDCK Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở Quyết định

127/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thành lập các TTGDCK và chấp thuận của Bộ Tài chính, tháng 7/2005 Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã chính thức đưa sàn GDCK thứ cấp của TTGDCK Hà Nội vào hoạt động.

Việc đưa vào vận hành hệ thống GDCK với cơ chế giao dịch linh hoạt, thông qua hệ thống báo giá (thực chất là khớp lệnh liên tục) và hệ thống giao dịch thoả thuận cho các chứng khoán đăng ký giao dịch tại Hà Nội đã góp phần tạo điều kiện để mở rộng phạm vi của thị trường chứng khoán (TTCK) có tổ chức, từng bước thu hẹp thị trường tự do để đưa vào quỹ đạo quản lý, nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư thông qua việc tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán giao dịch tập trung và công bố thông tin công khai về hoạt động của doanh nghiệp, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư và tăng khả năng tiếp cận của doanh nghiệp với công chúng thông qua phát hành và huy động vốn trên thị trường.

Thực tiễn hoạt động thị trường trong thời gian qua cho thấy, trong số gần 3.000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và hàng vạn doanh nghiệp cổ phần được thành lập mới theo Luật Doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết tại trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM chưa nhiều (38 doanh nghiệp). Do phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao về niêm yết và e ngại về kiểm toán, công khai thông tin đầy đủ, nên số doanh nghiệp tham gia thị trường rất hạn chế. Ngoài ra, công tác phát triển thị trường cũng đang gặp những khó khăn nhất định, quy mô thị trường nhỏ, chưa gắn kết được phát triển thị trường sơ cấp với thị trường thứ cấp, nhất là công tác cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa thoát khỏi tình trạng cổ phần hoá khép kín, nội bộ, chưa gắn kết được việc bán cổ phần lần đầu ra bên ngoài khi thực hiện cổ phần hoá với doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán

Thực tế đó đã đặt ra nhiệm vụ phải nghiên cứu tổ chức mô hình thị trường giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chưa niêm yết tiếp cận với thị trường vốn, trên tinh thần đẩy mạnh sắp xếp, cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 187/2003/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước sang công ty cổ phần và Quyết định 163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2010 của Bộ Tài chính.

Uỷ ban chứng khoán nhà nước đã triển khai các bước cần thiết để sớm đưa trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội vào hoạt động với sàn giao dịch sơ cấp (đấu giá bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá) vào tháng 3/2005 và sàn giao dịch thứ cấp (cơ chế đăng ký giao dịch) vào tháng 7/2005. Điều kiện và thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội tương đối thuận lợi đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp đưa cổ phiếu vào giao dịch trên Trung tâm này, nhờ thế số lượng doanh nghiệp mới cổ phần hoá có thể dễ dàng tham gia thị trường, vì quy định không bắt buộc về tỷ lệ cổ phần chào bán ra công chúng, hoặc những cam kết của cổ đông sáng lập trong việc hạn chế giao dịch khi công ty tham gia thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các quy định về nghĩa vụ công bố thông tin cũng nằm ở những nội dung cơ bản về công bố thông tin định kỳ hoặc công bố thông tin bất thường, giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện.

Tính đến nay, sau một năm triển khai hoạt động, trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức giao dịch cho 12 công ty đăng ký giao dịch với tổng số 494 triệu cổ phiếu (tương đương với 4.940 tỷ đồng theo mệnh giá); tổng giá trị vốn hoá thị trường của 12 công ty là 14.876 tỷ đồng, tương đương với 1,95% GDP năm 2005; doanh số giao dịch đạt trên 1.900 tỷ đồng (trong đó có khoảng 1.200 tỷ đồng cổ phiếu); đã tổ chức đấu giá thành công cho 71 phiên đấu giá cổ phần (trong đó có 31 phiên đấu giá do Hà Nội chủ trì) với tổng giá trị cổ phiếu đấu giá đạt 3.230 tỷ đồng (tổng giá trị cổ phiếu do Hà

Nội chủ trì đạt 2.040 tỷ đồng). Nhìn chung, tham gia đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội phần lớn là các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá thực hiện bán đấu giá cổ phần lần đầu qua trung tâm giao dịch chứng khoán và sau đó gắn kết với đăng ký giao dịch, đặc biệt là một số doanh nghiệp có quy mô vốn rất lớn, như Nhiệt điện Phả Lại (3.070 tỷ đồng); Thuỷ điện sông Hinh-Vĩnh Sơn (1.250 tỷ đồng); Tái bảo hiểm quốc gia (340 tỷ đồng); Điện lực Khánh Hoà (150 tỷ đồng)....

Sự ra đời của thị trường chứng khoán Hà Nội đã đánh dấu một bước tiến trong quá trình phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức của thị trường chứng khoán, góp phần vào quá trình hoàn thiện hệ thống thể chế thị trường tài chính Việt Nam. Đây là bước thử nghiệm cần thiết trước khi chúng ta hội đủ các điều kiện để thiết lập thị trường chứng khoán phi tập trung với sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, hoạt động theo mô hình như thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn của Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w