Hào liên tục nhồi từng đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán tường trong đất trong thi công hầm vượt tại thành phố Nam Định (Trang 37 - 40)

Hướng đào đất 7 6 5 2 3 1

d. Các lỗ khoan giao nhau 4

Ghi chú: 1, 2: trình tự thực hiện; 3: chặn đầu 9 7 5 3 1 e. Các cọc nối với nhau

86 6 4 2 9 8 3 3 Hướng đào đất Hướng đổ c. Hào liên tục nhồi liên tục

11 1

21 1

1a. Từ các hào nối với nhau a. Từ các hào nối với nhau

* Tường liên tục bằng cọc cắt giao nhau

- Sơ đồ công nghệ này được tiến hành trong các trường hợp khi độ ổn định của vách hào không đảm bảo khi đào hào, khi tường hào chịu tải trọng lớn do công trình lân cận truyền vào.

- Trình tự công việc như sau:

+ Khoan các lỗ khoan kề sát nhau cùng với việc sử dụng các ống vách có các chi tiết đảm bảo sự giao nhau của các vòng tròn tiết diện cọc.

+ Đặt cốt thép vào từng lỗ khoan bằng các khoang cốt thép riêng rẽ và tấm chặn đầu.

+ Đổ bê tông từng lỗ khoan bằng phương pháp dịch chuyển ống thẳng đứng + Rút ống vách ra khỏi lỗ khoan đã đổ đầy hỗn hợp bê tông.

+ Làm chặt bê tông bằng đầm sau khi đã rút ống vách. * Tường liên tục bằng cọc đào

- Phương pháp này chỉ thích hợp cho vùng đất không chịu ảnh hưởng của nước ngầm và trong điều kiện không có cơ giới. Ưu điểm là có thể mở nhiều mũi thi công cùng lúc, dễ đảm bảo chất lượng của cọc, dễ thi công và hạ giá thành nhưng nhược điểm lớn nhất là thời gian thi công kéo dài nhất là khâu đào đất bằng thủ công.

Hình 1.13- Sơ đồ thi công tường liên tục trong đất bằng cọc đào

- Trình tự công việc như sau: Đào đất đến cao độ đáy cọc  Cẩu lắp lồng cốt thép vào vị trí  Đổ bê tôngTiếp tục đào đất giữa hai cọc đã đúc và đào sạch cả phần bê tông bảo vệ phía trong hai cọc rồi tiến hành cẩu lắp lồng thép, đổ bê tông hoàn thiện.

* Tường liên tục bằng cọc khoan và xung

- Trước hết tiến hành khoan lỗ dạng răng lược cách nhau một khoảng nhất định trong vữa sét, lắp lồng thép và đổ bê tông cọc. Sau đó khoan lỗ giữa hai cọc, lắp lồng thép và đổ bê tông cọc hoàn chỉnh hình thành tường liên tục bằng hàng cọc.

- Phương pháp này thích hợp cho vùng đất hẹp, khoảng không thi công bị hạn chế, địa chất có nhiều đá sỏi lớn thích hợp trong điều kiện không có máy khoan lớn và giá thành hạ. Khuyết điểm của loại tường này là mặt tiếp xúc nhiều, tính toàn khối và chống thấm kém, yêu cầu công nghệ rất chặt chẽ và tiến độ thi công rất chậm ...

Hình 1.14- Sơ đồ thi công tường liên tục trong đất bằng cọc khoan và xung

b. Xây dựng tường trong đất là BTCT lắp ghép

Tường bê tông, BTCT toàn khối trong đất về nguyên tắc có chất lượng thấp hơn tường trên bề mặt, do đó thường đòi hỏi phải được xử lý thêm (làm sạch, trát hoặc bọc).

Quá trình công nghệ thi công tường trong đất từ những cấu kiện bê tông, BTCT lắp ghép bao gồm: xây dựng tường định vị, đào hào trong vữa sét, đặt cấu kiện lắp ghép vào hào, toàn khối hóa mối nối giữa các cấu kiện.

Hiện nay thường sử dụng bốn sơ đồ công nghệ xây dựng tường lắp ghép trong đất sau đây:

* Sơ đồ công nghệ thứ nhất

Hào được đào trong vữa đông cứng chậm, rồi đặt các tấm panen vào đó. Mối nối giữa các tấm panen được cấu tạo theo kiểu mối nối tường cừ - tức là mộng lùa kiểu “âm - dương”. Mối nối hào dài bằng 2 hoặc 3 panen (cộng thêm 20ữ30cm). Hào cũng có thể đào trong vữa sét thông thường, trước khi hạ các tấm panen vào hào thì vữa sét được thay bằng vữa tam hợp đông kết chậm.

Vữa sau khi đông cứng sẽ gia cố các mối nối panen và lấp đầy khoảng trống giữa panen và vách đất. Các tấm panen đặt vào hào được treo vào các xà ngang đặt trên mặt tường định vị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tính toán tường trong đất trong thi công hầm vượt tại thành phố Nam Định (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)