41
1. Khái niệm.
Thực phẩm, là mọi vật chất,được sử dụng trên cơ thể sống (ăn....) nhằm đảm bảo cho sự tồn tại ,phát triển và sức khoẻ.
Thực phẩm chức năng (Functional foods) được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻcho người sử dụng.
Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của
cơ thểnhư cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo IFIC, thực phẩm chức năng là những thực phẩm hay thành phần của chế độ ăn có thể đem lại lợi ích cho sức khoẻ nhiều hơn giá
trịdinh dưỡng cơ bản. Thực phẩm chức năng có thể là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Cũng như thực phẩm thuốc, thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc và người ta cũng gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc.
Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ
chức năng của các bộ phận trong cơ thểngười, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể
tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ
sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học.
2. Phân biệt thực phẩm chức năng (Functional Food) với thực phẩm (Food) và thuốc (Drug). (Food) và thuốc (Drug).
Được sản xuất, chế biến theo công thức: bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng). Việc bổ sung hay loại bớt phải
được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn).
42
Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các
chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thểnhư các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…
Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc. Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn
kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…
Đối với thực phẩm chức năng, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn là sản phẩm thuốc, có tác dụng chữa bệnh, phòng bệnh với công dụng, chỉ định, liều dùng, chống chỉ định.Thuốc là những sản phẩm để điều trị và phòng bệnh, được chỉ định để
nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý của cơ thể.
Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng (thức ăn qua sonde), bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không có độc hại, không có phản ứng phụ.
Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo “hướng dẫn cách sử dụng” của nhà sản xuất mà không cần khám bệnh, hoặc thầy thuốc phải kê đơn
3. Một số loại thực phẩm chức năng.
a. Các loại thực phẩm chưa qua chế biến:
Đậu nành, cà chua, tỏi, trà
43 Cam, quýt, chanh, bưởi
Cá Sữa và các chế phẩm từ sữa b. Thực phẩm chế biến. Nhóm bổ sung vitamin và khoáng chất Nhóm bổ sung chất xơ Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa
Bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt khác
Thực phẩm loại bỏ bớt một số thành phần
44 Một số lưu ý:
Đối với những thực phẩm ở dạng tự nhiên, việc chọn lựa cần lưu ý chọn lựa những sản phẩm tươi, mới và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật. Để đạt được những lợi ích về sức khỏe, cần sử dụng thường xuyên với số lượng khuyến nghị.
Những sản phẩm đã qua chế biến, đòi hỏi người tiêu dùng phải có kỹnăng đọc nhãn bao bì.Thực phẩm chức năng thường được đóng gói giống như thực phẩm thông
thường. Ngoài các thông tin của một thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng
bắt buộc phải ghi rõ tên nhóm sản phẩm như thực phẩm bổ sung vi chất hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm ăn kiêng, ….
4. Thực phẩm chức năng: dùng không đúng có thể gây hại
Từ một bài báo dân trí : ( trích)
Không thể phủ nhận vai trò của TPCN, xu hướng sử dụng TPCN trên toàn thế giới và Việt Nam. Các chuyên gia khuyến cáo: Chỉ khi người sử dụng đã hiểu rõ hoặc
được thầy thuốc hướng dẫn rõ ràng thì TPCN mới có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Lợi khi dùng đúng GS.TS Nguyễn Thị Dụ, nguyên Giám đốc Trung tâm chống độc (BV Bạch Mai), nguyên chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức cấp cứu trường Đại học Y cho rằng, không ai có thể phủ nhận giá trị, tác dụng của TPCN. “Bởi đây là dạng thực phẩm được chiết xuất từ các loại thảo mộc, các thành phần quý từđộng vật và đã được loại bỏ bớt thành phần không có lợi, bổ sung thêm những thành phần có lợi để phục vụ nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh cho con người”, GS khẳng định.
Cũng theo TS Nguyễn Thị Dụ, TPCN khác hoàn toàn với thực phẩm thông thường mà chúng ta vẫn ăn hàng ngày. Bởi với thực phẩm thông thường thì giá trịdinh dưỡng là quan trọng nhất nhằm cung cấp năng lượng cho cơn thể. Còn TPCN đã được thay
đổi thành phần qua chế biến có chủ đích để nâng cao sức khỏe con người, giảm nguy
cơ mắc bệnh, có tác dụng tăng cường sức khỏe con người là chính chứ không phải là bổsung dinh dưỡng.
45
Cùng quan điểm này, GS.TS Trần ThịPhương Mai, Nguyên Phó vụtrưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế, cho rằng: “Phần lớn TPCN được tinh chiết từ các loại thảo dược quý trong thiên nhiên. Đó là những vị thuốc quý mà các đời ông cha mình đã sử dụng và chắc chắn có hiệu quả. Tất nhiên, TPCN không phải là thuốc để điều trị bệnh cấp tính mà mang tính phòng bệnh, đồng thời hỗ trợ cho thuốc trong quá trình điều trị, củng cố sức khỏe và duy trì hiệu quả về sau.”.
Dùng sai: mọi thứ đều là chất độc.. Đánh giá cao vai trò của TPCN, nhưng GS
Nguyễn Thị Dụ cũng khuyến cáo, người sử dụng phải hiểu về sản phẩm mà mình dùng: “Một nhà độc học nổi tiếng đã từng khẳng định: Mọi thứ đều là chất độc. Không có cái gì là cái không độc cả, và chỉ không độc khi được dùng đúng liều
lượng”.
Cũng theo GS, ngay cả thực phẩm cũng có thể gây bất lợi khi ăn không đúng cách. Ví như: Muối là chất không thể thiếu trong thực phẩm nhưng nếu ăn quá nhiều cũng
trở thành chất độc gây suy tim, phù, tăng huyết áp. Nhiều loại thực phẩm cũng có thể
gây dị ứng và nguy kịch cho người ăn ngay lập thức. TPCN cũng vậy, nếu chúng ta sử
dụng mà chưa biết nó có phù hợp với cơ địa của mình không, có tương tác với các thuốc đang dùng không, TPCN cũng có thể gây sốc phản vệ như dị ứng… Vì thế,
người sử dụng nó phải hiểu nó thành phần có gì, tác dụng ra sao và phải có sựtư vấn của nhân viên y tếđể phòng các nguy cơ này.
Cùng quan điểm, GS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, cũng khuyến cáo: “Không thể tùy tiện dùng TPCN bởi dùng không đúng cũng rất nguy hiểm, có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực tế có người dùng bị phù do dị ứng
TPCN, người bị luput ban đỏ mà dùng TPCN không phù hợp làm bệnh tình nặng thêm…. Vì thế, rất cần phải có hướng dẫn đểngười dân dùng đúng.Khi đó, nguy cơ bị
tai biến, dịứng sẽ giảm đi vì được giám sát, tư vấn của nhân viên y tế”.