Những hạn chế, tồn tại và những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên (Trang 40 - 62)

Mặc dù, những kết quả đạt được nói trên là tương đối khả quan, song so với các địa phương khác, các nước khác trong khu vực và nhu cầu phát triển kinh tế của Hưng yên thì vấn đề về huy động và sử dụng vốn FDI vẫn còn nhiều khó khăn và yếu kém, trong đó tập trung vsò một số khía cạnh sau:

- So với các tỉnh cùng xuất phát điểm như Vĩnh phúc, Bắc ninh… số lượng vốn đăng ký, số dự án đầu tư còn thấp hơn đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng không mạnh. Năm 2000 Hưng yên không thu hút được dự án FDI nào, năm 2001 có 1 dự án với 1,5 triệu USD và năm 2003 có 3 dự án với 18,16 triệu USD và năm 2004 có 4 dự án với tổng vốn đăng ký 18,8 triệu USD. Bên cạnh đó trên địa bàn Hưng yên có nhiều dự án đang thực hiện dở dang phải đình thi công lại vì không có vốn để tiếp tục thực hiện, các đối tác hoặc đã rút về nước, đơn phương phá bỏ hợp đồng đầu tư hoặc không góp vốn theo đúng quy định trong hợp đồng đã đăng ký. Hưng yên đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra đối tác mới cho các dự án dở dang này.

- Tình hình đầu tư vào lĩnh vực tài chính – ngân hàng còn thấp, phần nào thể hiện sự kém hấp dẫn của khu vực này. Số dự án đầu tư vào công nghiệp nhiều, nhưng quy mô vốn đầu tư không lớn, mức vốn cho một dự án của ngành công nghiệp bình quân khoảng 4 triệu USD.

- Hình thức đầu tư nước ngoài vẫn còn kém phong phú, chủ yếu là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, hiện nay Hưng yên chưa có một dự án hợp đồng BOT, BTO, BT do vậy vốn góp của bên Việt nam thường là giá trị quyền sử dụng đất, vốn bằng tiền ít sẽ gây bất lợi cho bên Việt nam trong liên doanh về quyền hạn nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích.

- Về kỹ thuật công nghệ và kinh doanh quản lý tuy đã tiến bộ xong việc chuyển giao công nghệ vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều trường hợp nhập phải thiết bị thiếu đồng bộ, giá lại bị đẩy lên ít nhất 20%, gây ô nhiễm môi trường. Điều này dẫn đến Hưng yên nói riêng và Việt nam nói chung trở thành điểm đến của máy móc thiết bị lạc hậu, làm thiệt hại lớn đến bên đối tác Việt nam.

+ Chi phí đầu tư còn rất cao, các ngành công nghiệp vệ tinh kém phát triển. + Khả năng cho thuê đất của các KCN tập trung còn nhiều hạn chế.

+ Diện tích lấp đầy chưa cao so với bình quân các KCN trong cả nước.

+ Có KCN chưa thu hút được nhà đầu tư lớn, trình độ kỹ thuật công nghệ chưa cao.

+ Giải quyết việc làm cho người lao động còn ít.

+ Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn ( gia thuê đất cao, giải phóng mặt bằng khó khăn kéo dài và chi phí lớn, chi phí hạ tầng cao…).

+ Vai trò của đối tác Việt nam trong liên doanh còn rất mờ nhạt.

+ Chính sách hỗ trợ của Nhà nước và tỉnh chưa thực sự nâng cao lợi thế kinh doanh cho các KCN.

1.3.2.2 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Công tác huy động và sử dụng FDI ở Hưng yên tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể xong vẫn tồn tại những hạn chế. Ngoài các nguyên nhân khách quan như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, tình trạng cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các nước ngày càng gay gắt, phải kể đến các nguyên nhân chủ quan trước hết liên quan đến luật pháp và cơ chế, chính sách như sau:

- Luật ĐTNN sửa đổi, bổ sung làm cho các nhà ĐNN phải thận trọng cân nhắc kỹ càng hơn trong việc ra quyết định đầu tư vào Việt nam, vì vậy tốc độ đầu tư bị chững lại. Khung pháp luật và hệ thống văn bản của các Bộ, ngành chuyên môn chưa đủ sức hấp dẫn so với chính sách kêu gọi đầu tư của các nước trong khu vực. Văn bản hướng dẫn hoạt động ĐTNN còn tiến hành chậm, chưa rõ ràng, khó thực hiện được, chính sách thuế, giá dịch vụ, các chi phí quảng cáo… Cơ chế quản lý về ngoại hối, tỷ giá hối đoái và vay vốn còn cứng nhắc, chưa phù hợp với tình hình thực tế cụ thể.

- Một số quy định chưa mang tính hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN như: Chương trình nội địa hoá với các dự án công nghiệp nặng, điểm xuất phát phải đạt 25%, quy định xuất nhập khẩu trên 80% sản phẩm đối với lĩnh vực đầu tư vào Việt nam. Sự phân biệt giữa các Công ty trong và ngoài nước như mức chênh lệch của cước phí, điện thoại… Ngoài sự cạnh tranh và sự điều tiết của thị trường nội địa đã phần nào làm mất đi cơ hội cho các nhà ĐTNN, nhất là các lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao như khách sạn, văn phòng, căn hộ…

- Cho đến nay vẫn chưa thống nhất một số quan điểm, nhận thức liên quan đến ĐTNN, quan điểm về hiệu quả ĐTNN, tỷ lệ góp vốn giữa các bên đầu tư, về việc miễn thuế thu nhập 2 năm cho các doanh nghiệp ĐTNN với thuế nhập khẩu…

Công tác đền bù giải phóng còn nhiều khó khăn, chưa được giải quyết triệt để, chế độ chính sách thiếu đồng bộ. Hơn nữa giá thuê đất quá cao, có sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, Nhà nước cho doanh nghiệp trong nước thuê đất với giá 5.000.000 triệu đồng/ha/năm ( 300USD), doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 1.200 – 2000USD/ha/năm.

- Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài còn quá rườm rà, phức tạp. Sự yếu kém của bộ phận cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý yếu kém trong việc kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN sau khi được cấp giấy phép, sự thiếu đồng bộ trong việc cấp giấy phép đầu tư đã làm chậm chễ cho việc thực hiện dự án, sự không thống nhất trong quy định với thông lệ quốc tế. Ngoài ra còn kể đến những nhũng nhiễu, phiền hà của một số cán bộ cấp dưới cũng gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư.

- Hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư dự án trước đây còn thấp, không gây được niềm tin cho các nhà ĐTNN. Ngoài ra, sức mua của thị trường trong nước còn nhỏ bé không tạo đủ cầu để kích thích sản xuất cũng như đầu tư.

Qua việc phân tích trên có thể thấy rằng thời gian qua, tăng trưởng của khu vực FDI và khu vực ngoài quốc doanh chính là những động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế tỉnh Hưng yên. Hiệu quả sử dụng vốn của FDI ở Hưng yên luôn cao hơn các địa phương khác trong cả nước. Đóng góp của FDI tăng trưởng ngày càng

tăng thêm. Mặc dù đầu tư FDI của Hưng yên trong những năm gần đây tuy chậm nhưng tác động của FDI trong việc hướng ra xuất khẩu, tạo việc làm là rất tích cực. Trên nhiều mặt, FDI là có hiệu quả trong phát triển kinh tế Hưng yên.

Bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, cạnh tranh thu hút FDI giữa các nước đang phát triển, các nước trong khu vực và các địa phương tròn nước đang ngày càng gay gắt. Để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng khu vực, khôi phục dòng vốn FDI và tận dụng dòng vốn này một cách có hiệu quả để phát triển kinh tế trong nước, đòi hỏi phải có bước chuyển mình mạnh mẽ hơn nữa để tự hoàn thiện.

CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ FDI Ở HƯNG YÊN.

2.1. Mục tiêu, phương hướng thu hút FDI trong thời gian tới

2.1.1 Cơ sở định hướng.

a. Bối cảnh quốc tế

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan đang ngày một lan rộng khiến không một quốc gia nào đứng ngoài cuộc mà không bị ảnh hưởng. Phân công và hợp tác lao động quốc tế cũng đang phát triển mạnh mẽ và nagỳ một sâu rộng hơn trong mọi lĩnh vực kinh tế văn hoá – xã hội. Xu thế này đòi hỏi Việt nam phải tìm ra thế mạnh riêng của mình và xác định các lĩnh vực có thể tận dụng thế mạnh của nước ngoài để phát triển, tham gia có hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO.

Mặc dù luồng FDI trên thế giới vẫn chủ yếu là đầu tư giữa các nước phát triển nhưng FDI vào các nước ddang phát triển cũng gia tăng nhanh chóng. Xu thế này tạo cơ hội cho các nước đang phát triển cơ hội nhận được nhiều vốn hơn từ bên ngoài, nếu có một chính sách thu hút đúng đắn. Tuy nhiên, sự cạnh tranh giữa các nước đang phát triển ngày càng cao.

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động trong đó Trung quốc đang và sẽ tiếp tục có vai trò ngày càng quan trọng, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO năm 2002. Sau khủng hoảng tài chính kinh tế của nhiều nước ASIAN và Đông Á đã và đang phục hồi và phát triển với khả năng cạnh tranh được tăng cường. Sự cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và lớn mạnh hoá nền tài chính trong nước, đổi mới các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách đối ngoại, trong đó tăng trởng thu hút FDI của các nớc trong khu vực là một thách thức lớn đối với Việt nam nói chung và Hưng yên nói riêng.

Sau 20 năm thực hiện chủ trương chính thu hút và sử dụng FDI cho phát triển kinh tế, FDI có những thành công và đóng góp tích cực trong sự phát triển kinh tế Việt nam. Do nhiều nguyên nhân dòng FDI vào Việt nam đã suy giảm trong những năm gần đây và chưa phục hồi lại như trước. Có thể thấy rằng Việt nam đã qua giai đoạn ban đầu trong qua trình thu hút và sử dụng FDI để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á, nền kinh tế Việt nam đã suy giảm tăng trưởng. Cuộc khủng hoảng đã khiến nền kinh tế Việt nam bộc lộ rõ những yếu kém nhất định và đòi hỏi sự tái cơ cấu nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực để đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Việt nam đã trở thành thành viên của WTO, của ASEAN… Với tư cách là một bộ phận của nền kinh tế Việt nam, khu vực FDI cũng đứng trước bối cảnh hội nhập và cần sự điều chỉnh cùng với những định hướng phù hợp để phát huy tối đa hiệu qủa của nguồn vốn này cho phát triển kinh tế.

2.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của FDI trong thời gian tới.

Hưng yên cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương chính sách của nhà nước, của tỉnh để nhân dân thấy rõ lợi ích của cá nhân, của địa phương, của tỉnh để sẵn sàng chuyển đất sang công nghiệp. Tập trung phát triển thêm các KCN nhằm khuyến khích, thu hút FDI và các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiêp. Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng phát triển CNH – HĐH. Đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng cho các KCN và các khu quy hoạch công nghiệp như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc và bố trí sử dụng đất để sử dụng tiết kiệm và các vấn đề về môi trường. Tiếp tục và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các dự án được chấp nhận sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả.

Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của đơn vị mình trong việc theo dõi, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

2.2 Giải pháp chủ yếu nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI tại Hưng yên.

2.2.1. Tiếp tục đổi mới nhận thức với FDI.

Trước hết về quan điểm chung, cần đánh giá đúng vị trí của FDI trong nền kinh tế quốc dân: FDI là bộ phận cấu thành của toàn bộ hoạt động đầu tư quốc gia, mà nguồn vốn trong nước xét tổng thể có ý nghĩa quyết định. FDI không thay thế được các nguồn vốn đầu tư khác, nhưng có thế mạnh riêng của nó. Trong những năm trước mắt, khi nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn hạn hẹp, nguồn ODA chưa đáng kể thì FDI chiếm vị trí quan trọng góp phần cải tiến cơ cấu kinh tế quốc dân. FDI là việc thu hút dòng tiền từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt nam để thực hiện các hình thức đầu tư liên doanh, 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Rõ ràng FDI khác với ODA là không xảy ra tình trạng nợ cho các thế hệ mai sau. Khi bỏ vốn đầu tư vào Việt nam, chủ đầu tư buộc phải quan tâm làm cho tiền đẻ ra. Trong quan hệ làm ăn với các đối tác Việt nam theo nguyên tắc phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên. Vì vậy, trong quá trình thu hút FDI cần phải có nhận thức tư duy phù hợp đó là:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một nguồn vốn tất yếu để phát triển nền kinh tế quốc gia. Chúng ta không nên ngộ nhận FDI là nhân tố chỉ có hại cho nền kinh tế độc lập tự chủ hay cho rằng FDI làm mất chủ quyền dân tộc.

- Đánh giá dòng vốn FDI, không nên coi FDI là chiếc “ chìa khoá vàng” cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.

- Cần có chính sách kinh tế đặc biệt cho Hưng yên thực hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá để bắt nhịo các tỉnh trong khu vực trong thời gian ngắn nhất.

- Thực hiện chiến lược CNH – HĐH, đặc biệt là chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu và chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu.

- Càn nghiên cứu và có nhận thức sâu sắc về nền kinh tế thị trường để xây dựng chiến lược thu hút FDI cho phù hợp hơn.

2.2.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới cơ chế chính sách. a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Cần tạo môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt nam theo xu hướng đồng bộ hoá về luật, tăng ưu đãi về mặt tài chính cho nhà đầu tư đi đôi với việc kiểm soát chặt chẽ những điều kiện liên quan đến việc ổn định, bền vững cho phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Cần coi trọng cả việc ban hành quy chế mới và dỡ bỏ những quy chế không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tránh sự chồng chéo, mẫu thuẫn giữa các luật. Cần sớm ban hành luật bất động sản, đặc biệt cần tiến tới thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nước và ngoài nước bởi một Luật đầu tư thống nhất chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước.

Các văn bản dưới luật cần được ban hành kịp thời với nội dung rõ ràng. thống nhất. Khi thực hiện đầu tư, các nhà ĐTNN thường đụng chạm tới các văn bản dưới luật ( góp vốn, thuê đất, sử dụng lao động, xuất nhập khẩu…) nếu không có văn bẩn hướng dẫn cụ thể thì hoạt động đầu tư gặp nhiều khó khăn. Sớm hoàn chỉnh và bổ sung các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2000/NĐ – CP Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam năm 2000, đảm bảo tính thực thi thống nhất từ Trung ương tới các địa phương và các doanh nghiệp. Đồng thời phải

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên (Trang 40 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w