2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ta lần lượt xem xét các chỉ tiêu sau:
- Sức sản xuất của vốn sản xuất (Sức sản xuất cuả tài sản bình quân) = Giá trị sản lượng( hay doanh thu thuần) chia cho Vốn sản xuất bình quân .
- Sức sinh lợi của vốn sản xuất = Lợi nhuận thuần chia cho Vốn sản xuất bình quân.
Cả hai chỉ tiêu này đều phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh trong kì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần. - Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu = Doanh thu thuần chia cho Vốn chủ sở hữu .
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này còn cho biết trong kì vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng.
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần chia cho Vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư, các nhà cho vay đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư hoặc cho doanh nghiệp vay hay không.
- Sức sinh lợi của doanh thu = Lợi nhuận thuần chia cho Doanh thu thuần . - Sức sản xuất của vốn vay = Doanh thu thuần chia cho Vốn vay.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn vay tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Đây còn là chỉ tiêu thể hiện số vòng quay của vốn vay. Nếu vòng quay tăng nhanh chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả và ngược lại. Tuy nhiên nếu chỉ tiêu này tăng nhanh quá cũng sẽ gây rủi ro cho doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp sử dụng quá nhiều vốn vay vừa hạn chế tính tự chủ vừa hạn chế khả năng sinh lãi của doanh nghiệp.
- Sức sinh lợi của vốn vay = Lợi nhuận thuần chia cho Vốn vay.
Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng vốn vay đưa vào sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần .
Bảng 6 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
ĐVT : đồng.
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu . 36,83 40,67 57,65
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu . 1,99 1,16 0,45
Sức sinh lợi của doanh thu. 0,05 0,03 0,01
Sức sản xuất của vốn vay. 9,96 10,39 12,33
Sức sinh lợi của vốn vay. 0,54 0,3 0,1
Nhìn vào bảng 6 ta thấy qua các năm sức sản xuất của vốn sản xuất, của vốn chủ sở hữu và của vốn vay đều lớn hơn 1 và tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. Các chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn giảm qua các năm 2004, 2005, 2006 do tình hình thị trường biến động bất lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.
2.2.1 Tình hình và cơ cấu tài sản cố định của công ty:
Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy để đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp cần phân tích cơ cấu tài sản cố định.
Cơ cấu tài sản cố định cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty. Tình hình nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản cố định của Công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec biểu hiện trong hai bảng sau:
Bảng 7: Nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định.
ĐVT : triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
NG GTCL NG GTCL NG GTCL
Nhà cửa, vật
kiến trúc 132.743 71.610 121.810 46.785 112.842 32.672 Máy móc 76.724 36.126 76.825 27.764 68.706 17.412
thiết bị Phương tiện
vận tải 56.051 12.897 47.502 18.516 30.768 11.713 Tổng cộng 265.518 120.633 246.137 93.065 212.316 61.797
Nguồn : Phòng tổng hợp công ty Petec.
Bảng 8: Tỷ trọng nguyên giá và giá trị còn lại tài sản cố định.
ĐVT : %
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
NG GTCL NG GTCL NG GTCL
Nhà cửa, vật kiến trúc 49,99 59,36 49,48 49,95 53,14 52,86 Máy móc thiết bị 28,90 29,94 31,21 29,83 32,36 28,17 Phương tiện vận tải 21,11 10,70 19,31 20,22 14,50 18,97
Tổng cộng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nguồn : Phòng tổng hợp công ty Petec. Với hoạt động chủ yếu là kinh doanh xăng dầu, cà phê, hàng nông sản, các hình thức liên doanh liên kết, xây dựng các công trình, vận tải biển … nên công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec có cơ cấu tài sản cố định rất đặc trưng đó là giá trị nhà cửa, vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn: khoảng ở mức 50 % nguyên giá tức là chiếm khoảng nửa tài sản cố định của công ty. Giá trị còn lại của nhà cửa, vật kiến trúc cũng chiếm khoảng 50 % giá trị còn lại tài sản cố định của đơn vị. Kế đến là Máy móc thiết bị, tỷ trọng Máy móc thiết bị là khá cao, hai năm 2004 và 2005 luôn chiếm khoảng một phần ba nguyên giá và giá trị còn lại, năm 2006 tăng lên 32%. Các tài sản cố định là nhà cửa, kho cảng,… vật kiến trúc bao gồm trụ sở, nhà sản xuất và các thiết bị văn phòng...nói chung giữ mức độ ổn định khoảng 50%.
2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định
ĐVT : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 % tăng, giảm 05/04 % tăng, giảm 06/05
1 Doanh thu thuần 13.856.000 14.433.600 18.239.600 4,16 26,36
2 Lợi nhuận trước thuế 748.400 413.320 143.840 -44,77 -65,20
3 Nguyên giá bình quân TSCĐ 265.518 246.137 212.316 -7,30 -13,74
4 Vốn cố định bình quân 376.178.000 354.875.000 316.383.000 -5,66 -10,85
5 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(3) đơn vị đồng 52,18 58,64 85,90 12,38 46,48
6 Mức sinh lợi của TSCĐ (2)/(3) đơn vị Đồng 2,8 1,68 0,67 -40 -60,12
7 Suất hao phí TSCĐ (3)/(1) đơn vị đồng 0,02 0,0017 0,01 -91,5 488,23
8 Hiệu suất sử dụng VCĐ (1)/(4) đơn vị Đồng 0,03 0,04 0,56 33,33 1300
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta không chỉ căn cứ vào tính hiệu quả trong sử dụng vốn cố định mà còn phải đánh giá năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định ...
So với năm 2004, năm 2005 chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định và mức sinh lợi của tài sản cố định đều tăng và do đó suất hao phí tài sản cố định (bằng nghịch đảo của sức sinh lợi của tài sản cố định) giảm đi. Năm 2004 một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ tạo ra được 52,18 đồng doanh thu, tương ứng tạo ra được 2,8 đồng lợi nhuận. Đến năm 2005 các con số tương ứng là 58,64 đồng và 1,68 đồng. Suất hao phí TSCĐ giảm đi 91,5% trong năm 2005 (để có một đồng doanh thu thuần cần 0,0017 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định). Đến năm 2006 thì có sự gia tăng trong hiệu suất sử dụng nhưng sức sinh lợi của TSCĐ lại giảm xuống, đồng thời kéo theo sự gia tăng suất hao phí TSCĐ. Đặc biệt sức sinh lợi của TSCĐ giảm 60,12%, từ 1,68 giảm xuống còn 0,67, chứng tỏ trong năm 2006 lợi nhuận lại giảm đi một cách rõ rệt do nguyên giá tài sản cố định không tăng lên. Điều này là dễ hiểu vì trong năm 2006 do sự biến động giá cả xăng dầu trên thế giới mạnh mẽ dẫn đến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc bình ổn giá cả thị trường làm cho mức sinh lợi của tài sản cố định giảm xuống.
Về hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: các chỉ tiêu hiệu suất tăng lên trong khi đó hiệu quả sử dụng vốn cố định lại giảm trong năm 2005 và 2006. Do sự thay đổi nguyên giá tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác làm vốn cố định bình quân giảm dần trong khi doanh thu thuần tăng chậm và lợi nhuận giảm rất nhanh.
Năm 2005 vốn cố định bình quân giảm xuống 5,66 % trong khi doanh thu thuần tăng 4,16 % làm hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên là 0,04 so với 0,03 của năm 2004 ( tương ứng tăng 33,33 % ). Tức là một đồng vốn cố định bình quân thu về được 0,04 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định không tăng do lợi nhuận trước thuế giảm.
Năm 2006, hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhẹ song hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm rất lớn. Cứ một đồng vốn cố định bình quân tạo ra được 0,0004 đồng lợi nhuận, so với mức 0,0016 đồng của năm 2005 và 2004 tỷ suất này đã giảm tới 75 %.
Năm 2006, do biến động thị trường cùng cơ chế hội nhập lam cho doanh nghiệp không đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nguyên giá bình quân tài sản cố định giảm xuống 13,74% so với năm 2005 nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cố định lại tăng lên rõ rệt. Nguyên nhân chính là do các máy móc thiết bị đã phát huy được năng lực sản xuất trong khi giá cả thị trường tăng mạnh, mức khấu hao không phản ánh đúng thực tế mức sử dụng máy móc thiết bị. Năm 2006, một số xe tec chở dầu chưa sử dụng nhưng vẫn tính khấu hao. Một số thiết bị có giá trị lớn có tỷ lệ khấu hao cao nhưng ít khi sử dụng như: hệ thống đường ống chữa cháy, đội xe chữa cháy,…
Do đó hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên. Tương tự như vậy các năm 2005 và 2006 doanh nghiệp tăng các khoản đầu tư tài chính dài hạn làm tăng vốn cố định bình quân trong khi doanh thu và lợi nhuận tăng chậm. Do đó khiến cho hiệu suất sử dụng và hiệu quả sử dụng của vốn cố định giảm đi. Thực tế cho thấy, trong thời gian gần đây thị trường công việc có phần chững lại các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt để bình ổn giá cả thị trường cũng như đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường, các doanh nghiệp tìm mọi cách để có thể tìm nguồn hàng nhập khẩu với giá rẻ, có khi chấp nhận lỗ sau đó xin cấp bù lỗ. Ngoài ra, công ty phải vay ngân hàng để đầu tư máy móc mà chưa đưa được vào sử dụng trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi ngân hàng. Máy móc thiết bị chưa phát huy được năng lực sản xuất mà phải trích khấu hao lớn. Tất cả các yếu tố đó đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong thời gian tới những máy móc thiết bị mới đầu tư sẽ phát huy năng lực sản xuất, doanh nghiệp sẽ khai thác sử dụng ở mức cao hơn tạo điều kiện nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng như hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Trên đây là những đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec. Để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp một trong những hoạt động mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đó là công tác quản lý, bảo toàn vốn cố định và đầu tư đổi mới tài sản cố định của doanh nghiệp.
2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
2.3.1. Nguồn vốn lưu động của công ty.
Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec có tổng số vốn sản xuất kinh doanh năm 2006 là 1.795.153.532 nghìn đồng.( Phòng kinh doanh Công ty Petec). Trong đó:
- Vốn lưu động và đầu tư ngắn hạn: 1.478.770.535 nghìn đồng.. - Vốn cố định và đầu tư dài hạn: 316.382.997 nghìn đồng..
Như vậy Vốn lưu động của công ty chiếm 82,38 % tổng vốn, vốn cố định chiếm 17,62 %. Nhu cầu Vốn lưu động của Công ty là khá lớn và để đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, công ty vay ngắn hạn số tiền là 409 tỷ đồng đồng, chiếm 27,66 % tổng Vốn lưu động.
Căn cứ vào thời gian huy động vốn thì nguồn vốn Vốn lưu động được chia thành:
- Nguồn vốn tạm thời
- Nguồn vốn thường xuyên. Trong đó:
Nguồn Vốn lưu động thường xuyên = Vốn lưu động – Nợ ngắn hạn = 1.478.770.535 – 1.471.349.056 = 7.421.479 nghìn đồng.
Cụ thể nguồn Vốn lưu động của công ty được sắp xếp bằng số liệu của bảng sau:
ĐVT: Nghìn đồng.
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)
I. Vốn lưu động. 1.478.770.535 100,00
II. Nguồn VLĐ thường xuyên. 1.478.770.535 100,00
1. Nợ ngắn hạn. 1.471.349.056 99,5
2. Nguồn VLĐ thường xuyên. 7.421.479 0,5
Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2006. Theo số liệu tính toán ở trên cho thấy, hầu hết Vốn lưu động thường xuyên của công ty là nợ ngắn hạn, chiếm 99,5% tổng số Vốn lưu động được huy động vào sản xuất kinh doanh. Nếu xem xét tính ổn định của nhu cầu thì 99,5% nguồn Vốn lưu động có tính chất tạm thời và 0,5% được đảm bảo bằng nguồn Vốn lưu động thường xuyên, ổn định.
Như vậy, Vốn lưu động thường xuyên cần thiết của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn và Vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là mô hình tài trợ của Vốn lưu động khá phổ biến của các Doanh nghiệp. Và quy mô này có ưu điểm là xác lập được sự cân bằng về thời hạn sử dụng vốn và nguồn vốn, do đó có thể hạn chế các chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi do có thể gặp trong kinh doanh của công ty. Hơn nữa, mô hình này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là khi nhập khẩu dầu nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất kinh doanh cũng như khi nhập khẩu dầu thường là nhập khẩu một tàu lớn nên công ty sẽ cần nhiều vốn để đáp ứng tại thời điểm đó.
Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các Doanh nghiệp đi vay nợ là việc đương nhiên và tất yếu. Công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec cũng vậy, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng phải huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Đến
nguồn Vốn lưu động chủ yếu của công ty nên cần phải xem xét kỹ kết quả đó bao gồm các khoản nào, số tiền và tỷ trọng của từng loại bao nhiêu để thấy rõ tầm quan trọng của từng loại đối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Có thể chi tiết hóa nợ của công ty ở bảng sau:
Bảng 11: Tình hình nợ ngắn hạn của Petec năm 2006.
ĐVT: Nghìn đồng.
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%)
Vay ngắn hạn. 409.000.000 27,78
Phải trả người bán. 801.823.231 54,50
Người mua ứng trước. 4.643.575 0,31
Các khoản nộp ngân sách. 153.502.170 10,44
Phải trả công nhân viên. 8.195.908 0,56
Chi phí phải trả. 86.636 0,01
Phải trả nội bộ.
Phải trả phải nộp khác. 94.097.535 6,40
Cộng 1.471.349.056 100,00
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006. Số liệu trên Báo cáo tài chính năm 2006 của công ty cho thấy:
Khoản vay ngắn hạn là 409.000.000 nghìn đồng, chiếm 27,78 % tổng nợ ngắn hạn. Đây là nguồn vốn quan trọng của công ty đảm bảo nhu cầu Vốn lưu động của mình. Khoản vay nợ này của công ty sẽ phải trả lãi, vì vậy cần phải sử dụng sao cho nó đem lại hiệu quả cao nhất, đủ bù đắp chi phí sử dụng vốn nhưng vẫn có lợi.
Phải trả cho người bán chiếm 54,5 % tổng nợ ngắn hạn. Đây là hình thức tín dụng thương mại mà công ty nhận được tài sản dịch vụ của người cung cấp song chưa phải trả tiền ngay, mặt khác công ty không phải trả chi phí cho việc sử dụng khoản tiền này nên khi chưa đến hạn trả thì có thể dùng để bổ sung cho nhu cầu