6. Lời cảm ơn
2.1. Tình hình kinh tế-xã hội huyện Vũ Thư năm 2007
Năm 2007, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục ổn định và phát triển trên tất cả các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế đều tăng hơn so với năm 2006, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Trong sản xuất nông nghiệp, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo chỉ đạo thực hiện thắng lợi sản xuất vụ mùa năm 2007 với năng xuất 61,5 tạ/ha cao nhất từ trước tới nay; chú trọng chỉ đạo phát triển vụ hè (dưa lê, dưa hồng, đậu, đỗ) đạt 400 ha tăng 150 ha so với năm trước, mở rộng diện tích cây vụ đông đạt 5.674,4 ha tăng 5% so với năm 2006, đặc biệt cây đậu tương đông đạt 1.355,5 ha tăng 400ha so với năm 2006; việc xây dựng vùng chăn nuôi, thủy sản tập trung được triển khai ở một số cơ sở.
Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tốc độ tăng trưởng cao (28%), các làng, xã nghề hoạt động ổn định và phát triển, nhiều dự án lớn đã và đang được triển khai(dự án đóng tàu và cảng Tân Đệ, khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, may xuất khẩu Hải Phòng…) tạo tiền đè quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an ninh chính trị đợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác cải cách hành chính có tiến bộ, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
Cụ thể:
Tổng giá trị sản xuất cả năm ước đạt 1.415,6 tỷ đồng, tăng 12,53% so với năm 2006 đạt 98,1% mục tiêu UBND huyện đề ra.
- Giá trị sản xuất nông – lâm- thủy sản ước đạt 97,6% mục tiêu HĐND huyện đề ra, trong đó giá trị nông nghiệp đạt 625,96 tỷ đồng tăng 3,5%, thủy sản đạt 32,4 tỷ đồng tăng 11,72% so với năm 2006.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN –XDCB ước đạt 438,54 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2006 đạt 100,8% mục tiêu HĐND huyện đề ra, trong đó giá trị CN – TTCN đạt 343,14 tỷ đồng tăng 29%, giá trị XDCB đạt 95,4 tỷ đồng tăng 24,5% so với năm 2006.
- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ ước đạt 317,8 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2006 đạt 95,4% mục tiêu HĐND huyện đề ra.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển dịch tiến bộ: nông nghiệp 46,57%, CN – TTCN – XDCB 30,98%, TMDV 22,45%.
* Về nông lâm, thủy sản:
+ Đã bám sát định hướng quy hoạch và phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa và ngày càng nâng cao tỉ suất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm góp phần quan trọng vao xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội.
+ Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản ước đạt 659,26 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2006.
* Công tác quản lý đất đai và môi trường:
Chỉ đạo lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất 10 năm 2006-2015 cho các xã, thị trấn; đến nay 20 xã đã xây dựng xong quy hoạch sử dụng đất 10 năm trình huyện phê duyệt.
Hội đồng đấu giá QSDĐ cấp huyện đã tổ chức đấu giá 19 đợt ở các xã, thị trấn trong huyện với tổng diện tích là 10.818m2 đồng thời hoàn thiện hồ sơ ra Quyết định cá nhân cho những hộ đấu giá QSDĐ.
Năm 2007 đã cấp 1.927 giấy chứng nhận QSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân với diện tích 53,75 ha trong đó đất thổ cư là 38,89 ha, đất nông nghiệp là
13,85 ha; tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết các vụ tranh chấp đất đai tồn đọng, giải quyết giao đất trái thẩm quyền tại xã Tam Quang. Ra quyết định thu hồi đất và tập trung chỉ đạo công tác GPMB các dự án trên địa bàn huyện như dự án cống Tân Đệ, dự án khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, dự án xây dựng nhà máy đóng tàu và cảng Tân Đệ, dự án cụm công nghiệp Tam Quang, dự án đường tránh QL10…Triển khai thực hiện luật bảo vệ môi trường và các Nghị định, hướng dẫn của Chính Phủ trong công tác bảo vệ môi trường; tiến hành kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường tại công ty Quang Minh xã Tự Tân, công ty TNHH Quế Hòe xã Phúc Thành, công ty Ivory ở thị trấn Vũ Thư. Xác nhận cam kết môi trường cho 9 dự án, tham gia thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của 2 dự án trên địa bàn huyện.
*Về sản xuất công nghiệp-TTCN-XDCB
Giá trị sản xuất Công nghiệp – TTCN năm 2007 ước đạt 343,14 tỷ đồng tăng 29% so với cùng kỳ năm 2006. Một số sản phẩm tăng khá cao như sản xuất VLXD, chế biến NSTP, nghề thêu, ươm tơ, dệt may…
UBND huyện đã triển khai đề án 07/ĐA – UBND về đẩy mạnh phát triển công nghiệp – TTCN, nghề và làng nghề tới các cấp, các nghành trong huyện. Hoàn thành thủ tục 7 làng nghề đủ tiêu chuẩn trình công nhận, tiến hành khảo sát điều tra 12 làng ở một số xã đồng thời giao kế hoạch phát triển làng nghề cho các xã phấn đấu thực hiện. Đến nay trên địa bàn huyện đã có 35 làng nghề đủ tiểu chuẩn theo quy định tăng 5 làng nghề so với năm 2006 trong đó có 21 làng nghề đã được tỉnh công nhận.
Trong năm, đã hoàn thành việc lập quy hoạch 4 dự án điểm công nghiệp làng nghề được tỉnh và huyện phê duyệt. Hai cụm công nghiệp Tam Quang và Thị Trấn của huyện đã thu hút được 8 dự án vào đầu tư, một số dự án đã và đang triển khai như dự án của công ty may xuất khẩu Hải Phòng, dự
án của công ty chế biến thực phẩm Thái Bình Dương…Một số doanh nghiệp xây dựng mới và mở rộng quy mô sản xuất hoạt động hiệu quả nâng cao giá trị ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như công ty may Ivory, công ty bánh kẹo Bảo Hưng, công ty gốm Đại Thắng.
Giá trị sản xuất ngành XDCB năm 2007 ước đạt 95,4 tỷ đồng tăng 24,5% so vói năm 2006. Do việc cấp, bán đất gặp khó khăn không đạt kế hoạch nên một số công trình đã được điều chỉnh dừng; các công trình trọng điểm được đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn thành như nhà làm việc đài truyền thanh huyện, trụ sở HĐND và UBND huyện, nhà xưởng Trung tâm dạy nghề huyện, Trung tâm hướng nghiệp huyện, trạm y tế xã Duy Nhất, trường mầm non xã Việt Thuận, Tân Phong, trường tiểu học xã Tân Bình…
Công tác quản lý quy hoạch đô thị, cụm dân cư nông thôn, khu công nghiệp trên địa bàn huyện được tiến hành khẩn trương, đến nay dự án tái định cư cho dự án cống Tân Đệ xã Tân Lập, xã Bách Thuận đang được triển khai xây dựng, dự án khu công nghiệp và dịch vụ sông Trà, cơ sở đóng tàu và cảng Tân Đệ đã hoàn thiện GPMB và chuẩn bị đầu tư xây dựng giai đoạn I; lập tổng dự toán xây dựng đường số 2, số 3 và hệ thống thoát nước lô 3, lô 4 khu dân cư bờ Nam sông Kiên Giang, khu dân cư đô thị phía bắc QL10 thị trấn Vũ Thư để đấu thầu, triển khai thực hiện các dự án giao thông gồm dự án số 2 kéo dài với mức đầu tư hơn 3 tỷ đồng, dự án đường số 1 cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư với tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng.
UBND huyện đã ra các văn bản hướng dẫn các xã, thị trấn quản lý việc xây dựng các tuyến cáp quang, xây dựng các cột anten phát sóng di động. Hệ thống thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Đến nay toàn huyện đã phát triển thuê bao điện thoại lên gần 16.650 máy đạt tỷ lệ 7,4 máy/100 dân, các điểm bưu điện văn hóa xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân về thông tin, báo chí.
* Thương mai – dịch vụ:
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch năm 2007 ước đạt 317,8 tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2006.
Trên địa bàn huyện hiện có 23 chợ, 85 doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh doanh dịch vụ khác nhau và có 8.200 hộ kinh doanh bằng 13.619 người tham gia hoạt động thương mại dịch vụ phục vụ đời sống xã hội.
Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động dịch vụ thương mại có nhiều tiến bộ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn buôn lậu, trốn thuế, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng; kiểm tra và xử lý các đối tượng cố tình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đội quản lý thị trường đã thực hiện 273 cuộc kiểm tra xử lý 146 vụ với số tiền phạt tịch 24 triệu đồng nộp vào kho bạc nhà nước.
*Tài chính – ngân sách:
UBND huyện đã tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cho các phòng, ban thuộc khối UBND huyện; kiện toàn hội đồng tư vấn thuế của huyện, xã, thành lập ban chỉ đạo chống thất thu NSNN và đội kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành Luật thuế của các đơn vị và cá nhân đồng thời tuyên truyền luật thuế, chính sách thuế mới, tăng cường chỉ đạo thu thuế của các đơn vị kinh doanh, hộ kinh doanh vãng lai nhằm hạn chế tình trạng thất thu NSNN đồng thời chỉ đạo các đơn vị và các xã, thị trấn thực hiện đầy đủ trình tự lập và phân bổ dự toán, thực hiện thu và khoán thuats với thực tế, phân bổ dự toán chi phù hợp với hoạt động của từng ngành và điều chỉnh dự toán kịp thời.
Chỉ đạo cho các ngành trong khối kinh tế kết hợp tổ chức tổ chức tốt công tác thu ngân sách, kiểm soát, tập trung nhanh nguồn vốn vào NSNN, thực hiện điều tiết kịp thời chính xác số thu cho các cấp ngân sách phục vụ tốt
nhu cầu sử dụng vốn ngân sách; tiến hành giải ngân các khoản tiền hỗ trợ cho phát triển kinh tế, đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn huyện và kinh phí tiêu hủy gia cầm mắc bệnh tới các hộ dân bảo đảm an toàn tiền vốn.
Năm 2007 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện huy động được 205 tỷ đồng bằng 97% kế hoạch năm, tăng 35,7% so với năm 2006. Tổng doanh số cho vay năm 2007 thực hiện là 254,7 tỷ đồng với 15.379 lượt hộ vay vốn, ngành đã đáp ứng kịp thời cho các đối tượng vay vốn phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt đã đầu tư cho phát triển làng nghề, xã nghề là 403 hộ với tổng số tiền là 7,8 tỷ đồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi là 845 hộ với tổng số tiền là 14,4 tỷ đồng. Ngân hàng chính sách xã hội đã cho vay 62,16 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm bằng 9.800 đối tượng vay vốn, đặc biệt trong đó ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu, giải quyết vốn vay là 7,7 tỷ đồng cho học sinh, sinh viên nghèo trong huyện. Kho bạc đáp ứng đầy đủ, an toàn tiền mặt phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong huyện.
* Đầu tư ngày càng tăng với cơ cấu đầu tư tương đối hợp lý theo các chương trình và dự án trong quy hoạch.
* Các hoạt động văn hóa xã hội và xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội cũng phát triển tương ứng với nhịp độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu vật chất – tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn – thành thị.