Định hướng thu hút vốn đầu tư theo ngành, đối tác và vùng lãnh

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian qua của Việt nam (Trang 44 - 50)

thổ

3.1.2.1. Định hướng ngành

Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2010 và định hướng trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 cần ưu tiên thu hút ĐTNN vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ nhất là công nghệ cao, công nghệ nguồn; gia tăng xuất khẩu; tạo việc làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Một số định hướng cụ thể:

* Ngành Công nghiệp-Xây dựng:

- Các ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư gồm công nghệ thông tin, điện tử, vi điện tử, công nghệ sinh học…; chú trọng công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản; hết sức coi trọng thu hút FDI gắn với nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ.

- Công nghiệp phụ trợ: Khuyến khích thu hút FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước. Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần tạo điều kiện để các dự án sản xuất lắp ráp các sản phẩm công nghiệp nhanh chóng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ.

- Ngành dịch vụ còn dư địa lớn để đầu tư phát triển góp phần quan trọng trong nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế. Từng bước mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo các cam kết quốc tế, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như dịch vụ ngân hàng, tài chính; dịch vụ vận tải, bưu chính- viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo và các lĩnh vực dịch vụ khác.

Với định hướng trên, tiến hành xem xét, giảm bớt các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với ĐTNN có tính tới các yếu tố hội nhập và toàn cầu hóa theo lộ trình “mở cửa”; tạo bước đột phá trong thu hút ĐTNN bằng việc xem xét đẩy sớm lộ trình mở cửa đối với một số lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển hạ tầng. Cụ thể là:

- Khuyến khích mạnh vốn ĐTNN vào các ngành du lịch, y tế, giáo dục- đào tạo. Mở cửa theo lộ trình các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” như ngân hàng, tài chính, vận tải, viễn thông, bán buôn và bán lẻ và văn hoá.

- Khuyến khích ĐTNN tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng các phương thức thích hợp gồm BOT, BT để xây dựng cảng biển, cảng hàng không, đường cao tốc, đường sắt, viễn thông, cấp nước, thoát nước… nhằm góp phần nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng nhanh của nền kinh tế.

* Ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp:

- Khuyến khích các dự án đầu tư về công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích dự án đầu tư cho công nghệ chế biến thực phẩm, bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị sản phẩm, tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt xuất khẩu.

- Khuyến khích FDI tham gia đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông, lâm nghiệp như các công trình thủy lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng...

3.1.2.2. Định hướng vùng

Trong những năm tới, dự báo vốn FDI vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào những địa phương có điều kiện thuận lợi về địa lý-tự nhiên, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm. Để tăng cường thu hút ĐTNN tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, bên cạnh những ưu đãi của đối với FDI tại các vùng đó

đòi hỏi phải tăng cường đầu tư xây dựng nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, điện, nước ở các vùng kinh tế khó khăn bằng nguồn vốn nhà nước, vốn ODA và nguồn vốn tư nhân. Tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế, Khu Công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt (như Chu Lai, Nhơn Hội…) góp phần đẩy nhanh việc thu hẹp khỏang cách phát triển giữa các vùng).

3.1.2.3. Định hướng đối tác

* Chú trọng thu hút FDI từ các tập đoàn đa quốc gia (TNCs):

FDI trên thế giới chủ yếu là vốn của TNCs, hoạt động của các công ty này có tác động quan trọng đối với những nước tiếp nhận vốn FDI. Do đó việc thu hút các TNCs được khuyến khích cả hai hướng. Thực hiện những dự án lớn, công nghệ cao hướng vào xuất khẩu; tạo điều kiện để một số TNCs xây dựng các Trung tâm nghiên cứu, phát triển, vườn ươm công nghệ gắn với đào tạo nguồn nhân lực.

* Ba đối tác chính

NhậtBản

Dự báo từ nay đến 2010 Nhật Bản sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong đầu tư tại Việt Nam, tiếp theo là Hoa Kỳ và các nước EU. Nhật Bản là quốc gia có vốn FDI thực hiện lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản cũng là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam. Hai nước Nhật Bản và Việt Nam đang xây dựng quan hệ đối tác chiến lược sau chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2006. Chính phủ Nhật Bản đang có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, trong đó coi Việt Nam là một địa bàn đầu tư quan trọng trong khu vực.

Các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) của Nhật Bản đang thực hiện chiến lược chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang một số nước khác trong khu vực theo mô hình “Trung Quốc + 1”, tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong tăng cường thu hút đầu tư của Nhật Bản. Việt Nam và Nhật Bản đang thực hiện Chương trình hành động Sáng kiến chung Việt – Nhật giai đoạn II nhằm giải quyết những vướng mắc, nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư.

Trong thời gian tới, cần tập trung xúc tiến đầu tư của Nhật Bản vào các dự án công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến ; chú trọng thu hút FDI của Nhật vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc theo thỏa thuận của hai Chính phủ trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam. Tiến hành vận động đầu tư tại Nhật Bản theo hình thức mới, chọn các

dự án trọng điểm để vận động các tập đoàn cụ thể của Nhật Bản đầu tư. Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp hai nước thăm và tìm hiểu cơ hội đầu tư lẫn nhau. Thúc đẩy và hỗ trợ các dự án lớn của Nhật Bản hiện đang trong quá trình đàm phán hoặc hình thành dự án. Giải quyết tốt các vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư Nhật Bản.

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết và đang thực hiện Hiệp định Thương mại (BTA). Mới đây Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam. Hai nước cũng đã thành lập Hội đồng Tư vấn cấp cao Việt Nam-Hoa Kỳ. Năm 2006, Hoa Kỳ đã có một số dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, trong đó có dự án trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn Intel. Dự báo trong các năm tới, đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh hơn các năm trước và Hoa Kỳ có thể vươn lên đứng hàng thứ hai sau Nhật Bản về vốn đầu tư vào Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thúc đẩy hợp tác đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ cần tổ chức triển khai các hoạt động sau:

- Tập trung vận động đầu tư đối với từng lĩnh vực, dự án trọng điểm và đối tác tiềm năng. Mở rộng, nâng cao hiệu qủa hợp tác xúc tiến đầu tư với các công ty tư vấn, xúc tiến đầu tư, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Hoa Kỳ. Thành lập tổ công tác liên ngành để thúc đẩy đàm phán, chuẩn bị một số dự án quan trọng.

- Hỗ trợ các dự án đầu tư của Hoa Kỳ đã được cấp giấy phép đầu tư hoặc đang đàm phán, chuẩn bị đầu tư bằng cách giải quyết sớm các vướng mắc trong hoạt động của các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép.

- Tăng cường hợp tác nhằm nâng cao hiệu qủa thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ nhằm khai thác tối đa những lợi ích từ việc triển khai Hiệp định này, giảm thiểu những tác động tiêu cực, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư của Hoa Kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này.

- Tiếp tục tận dụng hoạt động của Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ để nghiên cứu, đề xuất cơ chế hợp tác mới nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và giữa các doanh nghiệp hai nước. Nghiên cứu, đề xuất về các vấn đề tăng cường cạnh tranh và

thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương Việt Nam Hoa Kỳ, nhất là đẩy mạnh thu hút đầu tư của các công ty Hoa Kỳ và Việt Nam..

- Hiện nay, có khoảng 1,5 triệu Việt kiều đang sinh sống, làm ăn tại Hoa Kỳ. Nhiều người Việt đã trở thành những nhà kinh doanh thành đạt có khả năng đầu tư về nước; một số khác có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt trong các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ... Do vậy, cần đẩy mạnh thu hút đầu tư của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ theo hướng:

(i) Tiếp tục tăng cường các ưu đãi khuyến khích Việt kiều đầu tư về nước, đặc biệt trong các ngành công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nghiên cứu phát triển, du lịch, kinh doanh bất động sản....;

(ii) Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho việc nhập cảnh, cư trú, đi lại và sinh hoạt của Việt kiều tại Việt Nam.

Các nước EU

Liên minh châu Âu (EU) coi trọng phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam qua việc tăng viện trợ hợp tác phát triển, về thương mại và đầu tư trực tiếp. EU cũng là những nước kết thúc sớm nhất đàm phán với Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên đầu tư của EU vào Việt Nam cho đến nay chưa lớn. Dự báo trong các năm tới, đầu tư từ các nước EU sẽ gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm hơn đầu tư từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chủ yếu do dòng vốn đầu tư đang tập trung vào các thành viên mới của EU và do ở xa Việt Nam, chi phí vận chuyển cao, hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp các nước EU về Việt Nam còn ít.

- Định hướng thu hút đầu tư từ EU tập trung vào việc thu hút đầu tư của các công ty đa quốc gia (TNCs) vì các công ty này có khả năng tài chính mạnh, mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm toàn cầu. Trong EU cần tiếp tục thu hút FDI từ các nước công nghiệp hàng đầu như Pháp, Anh, Đức.

- Tăng cường giới thiệu về chính sách và cơ hội đầu tư tại Việt Nam; tiếp tục xúc tiến các dự án mà các tập đoàn EU đi cùng Lãnh đạo các nước vào Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, hoá chất, xây dựng, dịch vụ. Tăng cường công tác tổ chức hội thảo XTĐT tại Việt Nam cũng như tại một số nước EU, thực hiện việc tăng cường đại diện XTĐT tại một số nước EU.

- Thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết; đối với một số dự án cụ thể, có thể xem xét cho phép đầu tư sơm hơn, đổi lại phía ta

tranh thủ sự ủng hộ của Chính phủ và của các TNC's EU trong việc cung cấp FDI và các lợi ích thương mại.

* Một số đối tác truyền thống

Đài Loan

Đài Loan tăng cường thực hiện Chính sách Hướng Nam, trong đó Việt Nam được coi là thị trường quan trọng về đầu tư và thương mại. Đây là thời cơ mới trong thu hút đầu tư của Đài Loan để có thể đẩy quy mô và hiệu quả của các dự án đầu tư sắp tới lên trình độ mới theo định hướng của ta. Tuy nhiên, việc tăng cường phát triển mối quan hệ nói trên luôn luôn gặp phải trở ngại từ phía Trung Quốc, điều này dự báo là công tác thu thút đầu tư và phát triển thương mại của Việt Nam từ Đài Loan sẽ gặp khó khăn hơn so với hơn 10 năm qua.

Trên cơ sở thế mạnh của Đài Loan, tập trung thu hút các nhà đầu tư Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu.

Đối với Đài Loan, cùng với việc tiếp tục chú trọng thu hút các Tập đoàn lớn cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan vì quy mô vốn và trình độ kỹ thuật của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan lớn hơn nhiều so với xí nghiệp cùng loại của Việt Nam. Việc tăng cường thu hút các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan cũng phù hợp với Chính sách Công nghiệp hoá và tăng cường xây dựng ngành Công nghiệp phụ trợ của ta; đẩy mạnh hơn công việc hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam. Tiếp tục xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi giữa các cơ quan Chính phủ quản lý đầu tư cũng như các tổ chức phi Chính phủ hai bên.

Tăng cường phối hợp công tác với Văn phòng Kinh tế Văn hoá Đài Bắc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, với Hiệp hội Thương nhân Đài Loan tại Việt Nam để hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, trở ngại của các nhà đầu tư Đài Loan trong quá trình đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam. Thông qua những biện pháp này để khuyến khích họ mở rộng đầu tư, đầu tư mới và thu hút các doanh nghiệp mới của Đài Loan đầu tư vào Việt Nam.

Hàn Quốc

Vài năm gần đây Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi mạnh mẽ các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và quyết định tăng FDI cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm tới Việt Nam thể hiện qua số lượng khách Hàn Quốc vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh ngày càng tăng. Năm 2006, Hàn Quốc dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam. Do có một số dự án lớn, trong đó có dự án trị giá 1,12 tỷ USD của Tập đoàn sản xuất thép POSCO. Trong những năm tới cần coi trọng thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhất là vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo và công nghiệp phụ trợ.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy, cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư hiện đang kinh doanh ở Việt Nam, tạo tác động tích cực với các nhà đầu tư mới.

Singapore

Hiện có hơn 1.600 TNCs đặt trụ sở tại Singapore, cần khuyến khích các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam. Với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển (sân bay, cảng biển ...), Singapore có thể đóng vai trò điểm kết nối cho các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam và cũng như cho các nhà xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian qua của Việt nam (Trang 44 - 50)