Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Dụng

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn (Trang 46 - 48)

II. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lu động tại Công ty Dụng cụ Cắt

2.2.Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của Công ty Dụng

và Đo lờng Cơ khí.

Biểu số 7: Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty.

Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001

1- VLĐ bình quân Trđ 11.549 11.286 12.819 13.637

2- Tiền mặt Trđ 260 376 370 377

3- Khoản phải thu Trđ 4.126 3.357 2.847 2.696

4- Hàng tồn kho Trđ 6.980 7.367 9.507 10.599

5- Nợ ngắn hạn Trđ 7.933 7.869 8.934 9.652

6-Hệ số thanh toán hiện hành

=(1)/(5) 1,45 1,43 1,44 1,42

7- Hệ số thanh toán nhanh

=[(2)+(3)]/(5) 0,56 0,47 0,36 0,32

8- Hệ số thanh toán tức thời

=(2)/(5) 0,003 0,048 0,041 0,039

Hệ số thanh toán hiện hành là thớc đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp. Nó chỉ ra phạm vi, quy mô mà các yêu cầu của chủ nợ đợc trang trải bằng tài sản lu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kì phù hợp với hạn trả nợ. Qua bảng trên có thể nhận thấy Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lờng Cơ khí bốn năm qua luôn duy trì đợc chỉ số này lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là tổng tài sản lu động của Công ty lớn hơn nợ ngắn hạn hay Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng vốn lu động chứ không cần phải bán bớt tài sản cố định.

Chỉ tiêu thứ 2 là hệ số thanh toán nhanh, là tỷ số giữa những tài sản quay vòng nhanh (tiền mặt + CK ngắn hạn + khoản phải thu ) so với nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng trả các món nợ hiện hành so với hệ số thanh toán hiện hành. Nguyên tắc cơ bản đối với chỉ tiêu này đa ra là 1: 1. Qua các số liệu trong bảng có thể thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty ở mức rất thấp, các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1 mà lại giảm đần qua các năm. Cụ thể là: Năm 1998 là 0,56; năm 1999 là 0,47; năm 2000 là 0,36; năm 2001 là 0,32.

Chính vì thế, làm cho tình hình thanh toán nhanh của Công ty đã khó khăn lại càng khó khăn hơn trong những năm gần đây. Việc trả các khoản nợ ngắn hạn sẽ buộc Công ty phải tiêu thụ bớt hàng tồn kho và phải chịu ép giá khi bán gấp với số lợng lớn ra thị trờng.

Ngoài hai chỉ tiêu trên, khi đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, ngời ta còn sử dụng tới hệ số thanh toán tức thời. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả mà không cần thu hồi các khoản phải thu hay bán gấp lợng hàng tồn kho. Trên thực tế, để đảm bảo khả năng thanh toán của các doanh nghiệp thờng muốn duy trì hệ số thanh toán tức thời của đơn vị mình lớn hơn 0,5 nhng cũng không qúa cao để tránh tình trạng lãng phí vốn, ảnh hởng đến hiệu quả sử dụng vốn lu động. Quan sát số liệu ở Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lờng Cơ khí có thể thấy rằng Công ty đang duy trì hệ số thanh toán tức thời hết sức thấp. Điều đó có nghĩa là phần vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản lu động. Vì vậy khi phát sinh nhu cầu về tiền mặt với số lợng lớn doanh nghiệp sẽ không còn cách nào khác là phải đi vay ngắn hạn với lãi suất cao, dẫn tới tăng chi phí về vốn.

Vậy có thể thấy rằng: khả năng thanh toán là một trong những nhân tố ảnh hởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lu động cũng nh tới sự phát

triển ổn định bền vững lâu dài của doanh nghiệp. Trớc thực tế trên chắc chắn rằng Công ty Dụng cụ Cắt và Đo lờng Cơ khí cần đa ra biện pháp kịp thời để tăng cờng khả năng thanh toán của đơn vị mình.

Qua phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lu động ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lu động của Công ty mấy năm gần đây là rất kém. Vì thế trong mọi chính sách về quản lí vốn lu động có nhiều vấn đề cần đợc giải quyết kịp thời, nếu không Công ty sẽ có nguy cơ bị cổ phần hoá. Vậy nguyên nhân từ đâu?

Một phần của tài liệu Phân tích ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến hiệu quả sử dụng vốn (Trang 46 - 48)