Thực trạng quá trình xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành.

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành (Trang 48 - 58)

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ DỊCH VỤ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.

2.2.1. Thực trạng quá trình xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành.

ĐANG LƯU HÀNH.

2.2.1. Thực trạng quá trình xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành. đang lưu hành.

Hiện nay, trên thế giới và khu vực châu Á có nhiều loại hình để thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới đang lưu hành như:

 Ở Trung Quốc, Thái Lan, Philippin và một số nước Đông Âu công tác kiểm định hòan tòan do nhà nước đảm nhận.

 Ở Auatralia, Singapore, công tác kiểm định hòan tòan do tư nhân đảm nhiệm.

 Ở các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Đức, Pháp… công tác kiểm định do nhà nước và các tổ chức kinh tế khác nhau cùng đảm nhận.

Ở Việt Nam theo đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam, khi tiến hành xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành nên duy trì song song cả 2 hệ thống do nhà nước và các thành phần kinh tế khác nhau cùng đảm nhận. Do đó sẽ có những mô hình trung tâm kiểm định xe cơ giới như:

 Các trung tâm kiểm định xe cơ giới đã được Nhà nước thành lập và đang hoạt động.

 Công ty cổ phần nhà nước: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được thành lập mà tòan bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 Công ty cổ phần: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được thành lập mà các cổ đông là các thành phần kinh tế tham gia góp vốn và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

 Công ty TNHH: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới được thành lập có từ 2 thành viên góp vốn trở lên, có trách nhiệm hữu hạn đối với số vốn góp vào doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 Công ty tư nhân: là các trung tâm kiểm định xe cơ giới do cá nhân trực tiếp đầu tư và hoạt đông theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 Công ty trách nhiệm nhà nước một thành viên.

Ta thấy rằng có rất nhiều hình thức để triển khai công tác xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành nhưng trong bài em chú ý phân tích loại hình thành lập trung tâm kiểm định xe cơ giới tư nhân dưới hình thức công ty TNHH. Đế án xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới được phê duyệt và thực hiện từ tháng 4/2005, ngay từ khi bắt đầu đã thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện nay thì đã có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký được thành lập trung tâm đăng kiểm tư nhân nhưng mới chỉ có 9 trung tâm đăng kiểm được phê duyệt đề án. Sau hơn 2 năm triển khai đề án hiện nay đã có 6 trung tâm đăng kiểm đi vào hoạt động.

 Trung tâm 50-10D ở Thành phố Hồ Chí Minh

 Trung tâm ở Hà nội.

 Trung tâm 60-04D ở Đồng Nai đây là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tư nhân đầu tiên của nước ta, đã đưa vào hoạt động ngày 08/03/2007.

 Trung tâm đăng kiểm 61.03D và 61.04D ở Bình Dương.

Trung tâm đăng kiểm tư nhân 60-04D là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đầu tiên theo mô hình xã hội hóa được đưa vào hoạt động ngày 08/03/2007 tại tỉnh Đồng Nai. Trung tâm có tổng diện tích 7.300m2 nằm trong khu công nghiệp Biên Hòa do công ty TNHH Quốc Tuấn đầu tư, được trang bị dây chuyền thiết bị kiểm định xe du lịch và dây chuyền kiểm định xe tải do Đức sản xuất.

Các trung tâm đăng kiểm này đều đạt tất cả những yêu cầu về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực mà nhà nước yêu cầu.

Về địa điểm của trung tâm:

Địa điểm của trung tâm phù hợp với quy hoạch, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định.

Về mặt bằng:

 Mặt bằng trung tâm đảm bảo không bị ngập úng trong mọi điều kiện.

 Tất cả các trung tâm đều có S mặt bằng lớn hơn so với diện tích mặt bằng tối thiểu mà nhà nước yêu cầu là 6000m2.

 Hệ thống đường của các trung tâm cho xe cơ giới ra, vào đều đảm bảo theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng: chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét và bán kính quay vòng không nhỏ hơn 12 mét để bảo đảm cho phương tiện ra vào thuận tiện.

 Bãi đỗ xe bảm đảm theo tiêu chuẩn đường bộ cấp 3 đồng bằng.

 Nhà kiểm định có chiều cao thông xe đều hơn 4.5 mét; có hệ thống thông gió; bảo đảm chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra; có hệ thống hút

khí thải; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

 Tất cả khu văn phòng bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.

Về thiết bị kiểm định.

 Kiểu loại các thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phù hợp với kiểu loại thiết bị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm bảo đảm tính thống nhất trong toàn mạng lưới trung tâm kiểm định xe cơ giới trên toàn quốc.

 Mỗi trung tâm đã trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu các thiết bị như:

- thiết bị kiểm tra phanh. - thiết bị cân trọng lượng.

- thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe. - thiết bị phân tích khí xả.

- thiết bị đo độ khói.

- thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng. - thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước. - thiết bị kiểm tra đồng hồ tốc độ.

- thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm.

- thiết bị nâng xe phục vụ cho việc kiểm tra gầm và các bộ phận bên dưới thân xe.

- thiết bị điện cung cấp cho các trang thiết bị kiểm định khi có sự cố về điện.

Dụng cụ kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định của các trung tâm tối thiểu bao gồm:

 Dụng cụ kiểm tra độ rơ góc vô lăng lái.

 Dụng cụ kiểm tra áp suất hơi lốp.

 Dụng cụ kiểm tra chiều cao hoa lốp.

 Đèn soi, đèn pin.

 Búa chuyên dùng kiểm tra.

 Thước đo các loại.

Về mạng lưới thông tin lưu trữ.

 Mỗi vị trí làm việc đều có 01 thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu. Các thiết bị này đã được nối mạng nội bộ để bảo dảm việc lưu trữ và truyền số liệu.

 Máy chủ của trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định.

 Chương trình quản lý kiểm định sử dụng tại trung tâm hoà mạng được với chương trình quản lý của cơ quan chuyên ngành.

Về nguồn nhân lực.

 Đăng kiểm viên xe cơ giới là người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phương tiện, được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên.

 Nhân viên nghiệp vụ là người trực tiếp thực hiện việc nhận hồ sơ, nhập số liệu, truyền dữ liệu, in ấn chứng chỉ kiểm định; cấp, trả hồ sơ; làm thủ tục di chuyển phương tiện, được cơ quan quản lý nhà nước tổ chức đào tạo,

hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

 Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đã tham dự các khoá học bổ túc, cập nhập, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

 Nguồn nhân lực đảm bảo các chức danh: giám đốc, các phó giám đốc, đăng kiểm viên các hạng và nhân viên nghiệp vụ. Tất cả đăng kiểm viên của các trung tâm tư nhân đều đã được gửi đi đào tạo ở trung tâm đào tạo đăng kiểm viên của Cục đăng kiểm và đã trải qua quá trình thực tập tại trung tâm với thời gian là 6 tháng, còn đối với nhân viên nghiệp vụ thì là 1 tháng. Lãnh đạo của các trung tâm đều là những đăng kiểm viên hạng II và có đầy đủ kiến thức cũng như năng lực quản lý.

 Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu của một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phụ thuộc vào số lượng dây chuyền kiểm định tại trung tâm đó.

Các trung tâm chịu sự quản lý trực tiếp của Cục đăng kiểm Việt Nam, chịu trách nhiệm về phương tiện đã đăng kiểm, hàng năm báo cáo lên Cục tình hình hoạt động của trung tâm mình.

2.2.2. Thành tựu.

Đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, phương tiện giao thông nói chung và phương tiện giao thông đường bộ nói riêng không ngừng gia tăng. Kéo theo đó là sự tăng mạnh mẽ của nhu cầu kiểm định.

Đơn vị: chiếc

Số ôtô đang lưu hành. 655.753 78.668

Số ôtô sản xuất lắp ráp mới. 53.867 104.401

Số ôtô nhập khẩu được kiểm tra. 12.619 29.605 Số xe máy được lắp ráp mới. 2.553.593 3.263.968 Theo quy hoạch đến năm 2007, cả nước ta cần phải có 92 trung tâm đăng kiểm với 130 dây chuyền đăng kiểm vậy mà hiện mới chỉ có 83 trung tâm với 105 dây chuyền. Chính vì vậy mà ta luôn thấy tình trạng quá tải ở các trung tâm đăng kiểm đặc biệt là ở những tỉnh, thành phố có lưu lượng giao thông lớn như: Hồ Chí Minh, Hà nội, Hải Phòng, Đồng Nai, … Vậy ta thấy việc thành lập các trung tâm đăng kiểm tư nhân với công suất trung bình của mỗi trung tâm là 45 xe/ ngày đã phần nào đáp ứng được nhu cầu kiểm định của PTGTCGĐB

Huy động các tiềm năng, nguồn lực của xã hội.

Việc xã hội hóa dịch vụ công cộng nói chung và dịch vụ đăng kiểm nói riêng tạo điều kiện cho mọi người tham gia tích cực vào hoạt động cung ứng dịch vụ này, phát huy được khả năng và năng lực tiềm tàng trong xã hội, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân, khơi dậy được tính sáng tạo và chủ động tích cực của người dân. Từ khi bắt đầu thực hiện đề án xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành đến nay đã có 6 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tư nhân được đưa vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư là hơn 40 tỷ đồng và hơn gần 40.000 m2 mặt bằng. Bên cạnh đó, nó còn giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước, hàng năm nhà nước phải chi hàng tỷ đồng cho các trung tâm đăng kiểm để duy trì hoạt động, cải tiến khoa học công nghệ, nâng cấp thiết bị kiểm định nhưng đối với những trung tâm đăng kiểm tư nhân ngòai việc kiểm tra thanh tra chất lượng, quy trình chất lượng thì nhà nước không phải hỗ trỡ bất kỳ một khỏan kinh phí nào ngòai ra hàng năm trung tâm đăng kiểm này còn phải

nộp khỏan thuế thu nhập không nhỏ vào ngân sách nhà nước… Chính vì vậy mà xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm không những huy động các tiềm năng, nguồn lực xã hội mà còn giúp giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.

Nâng cao chất lượng, tạo sự cạnh tranh lành mạnh.

Như chúng ta đã biết trước khi công tác xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB đang lưu hành được triển khai thì công tác đăng kiểm chỉ do các trung tâm nhà nước đảm nhận chính vì vậy mà dẫn đến tình trạng độc quyền, dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả ở các trung tâm này. Công tác xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm đã tạo môi trường cạnh tranh giữa các trung tâm đăng kiểm nhà nước và trung tâm đăng kiểm tư nhân, tạo cơ hội cho chủ những phương tiện cơ giới lựa chọn và sử dụng những dịch vụ tốt nhất phù hợp nhất. Các trung tâm đăng kiểm tư nhân chịu sự giám sát của Cục đăng kiểm nếu có sự sai phạm gì thì họ sẽ bị đình chỉ hoạt động hoặc tước giấy phép hoạt động và do hoạt động vì mục đích lợi nhuận nên họ không ngừng thu hút khách hàng chính vì vậy mà họ phải không ngừng đầu tư, cải tạo dây chuyền thiết bị, kiểm tra giám sát hoạt động kiểm định của trung tâm để nâng cao chất lượng kiểm định cạnh tranh với các trung tâm đăng kiểm nhà nước. Trước tình hình đó các trung tâm đăng kiểm tư nhân muốn có được khách hàng thì họ cũng phải không ngừng hoàn thiện về máy móc dây chuyền kiểm định cũng như thái độ phục vụ khách hàng.

2.2.3. Hạn chế.

Quá trình xã hội hoá dịch vụ công nói chung và dịch vụ đăng kiểm PTGTCGĐB nói riêng đã đạt được những thành tựu to lớn, khai thác được các tiềm năng của các thành phần kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được vẫn còn không ít những tồn tại.

2.2.3.1. Thủ tục đăng ký thành lập trung tâm đăng kiểm còn phiền hà, phức tạp. Để đăng ký thành lập trung tâm đăng kiểm trước hết các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định cần nộp Hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký thành lập và Đề án thành lập Trung tâm gửi Cục ĐKVN. Cục đăng kiểm sẽ cử người xuống kiểm tra cụ thể địa điểm, mặt bằng, quy hoạch giao thông của khu đất dự kiến xây dựng và tính khả thi của dự án.

Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy định hiện hành, Cục đăng kiểm xem xét ra văn bản thoả thuận, và khi có văn bản này các tổ chức cá nhân làm thủ tục thành lập tại các cơ quan chức năng địa phương và tiến hành đầu tư xây dựng theo các tiêu chuẩn, quy định hiện hành. Nếu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày có thoả thuận, tổ chức, cá nhân không đầu tư xây dựng thì văn bảo thoả thuận sẽ hết hiệu lực.

Tổ chức, cá nhân gửi nhân lực tham gia các khoá đào tạo đăng kiểm viên hạng III và nhân viên nghiệp vụ, sau khi có chứng chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, các học viên phải thực tập tại các Trung tâm trong thời gian tối thiểu là 6 tháng đối với đăng kiểm viên và 01 tháng đối với nhân viên nghiệp vụ.

Khi hoàn chỉnh các thủ tục thành lập, xây dựng, chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng thông tin lưu trữ truyền số liệu, có nguồn nhân lực phù hợp với Tiêu chuẩn trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Các tổ chức cá nhân thông báo bằng văn bản cho Cục ĐKVN tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới cho trung tâm. Trường hợp có những điểm thông báo bằng văn bản để đơn vị khắc phục.

Như vậy ta thấy ngoài việc cần đầu tư lượng vốn khá lớn khoảng 6.2 tỷ VNĐ chưa kể mặt bằng, thì thủ tục thành lập trung tâm khá phức tạp, đòi hỏi cần

có một khoảng thời gian khá dài kể từ thời điểm đăng ký thành lập trung tâm đến khi có quyết định được thành lập trung tâm.

2.2.3.2. Chất lượng đăng kiểm viên và chất lượng xe được kiểm định đang là vấn đề cấp bách.

Theo Cục đăng kiểm Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân hoặc Nhà nước muốn tham gia xã hội hóa đăng kiểm ôtô phải có đủ kỹ sư chuyên ngành ôtô đạt tiêu chuẩn vào các vị trí giám đốc, phó giám đốc, đăng kiểm viên. Đăng kiểm viên phải là kỹ sư ôtô được tuyển chọn đưa đi đào tạo nghiệp vụ đăng kiểm. Sau thời gian đào tạo lý thuyết 2-3 tuần, họ được đưa đi thực tập 6 tháng tại các trung tâm đăng kiểm hiện hữu, sau khi kiểm tra, đạt chuẩn họ mới được công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên. Đăng kiểm viên muốn đạt chức danh giám

Một phần của tài liệu Xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w