Thực trạng huy động vốn của doanh nghiệp trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp (Trang 36 - 41)

Hoạt động huy động vốn luôn được tiến hành ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên, liên tục do vậy mà với mỗi doanh nghiệp thì đây là một hoạt động quan trọng không thể thiếu, chính vì thế cho nên với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội thì cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm hoạt động vừa qua thì công ty đã sử dụng những kênh huy động vốn chủ yếu sau đây.

2.1. Trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

Lợi nhuận để lại chính là phần còn lại của kết quả quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kỳ sản xuất, sau khi đã trừ đi phần chi phí sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp, phần chia cổ tức… Đây là một trong các nguồn vốn nội bộ quan trọng nhất. Lợi nhuận để lại dùng để tái đầu tư vào việc thay thế và đầu tư mới vào máy móc thiết bị, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại, tuy nhiên để có nguồn vốn này các doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận để lại của doanh nghiệp có thể là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận để lại.

Trong những năm qua nhờ sự cố gắng của công ty trong các mặt hoạt động nên doanh thu của công ty đã đạt được một con số đáng kể. Nếu như năm 2000 doanh thu của công ty chỉ đạt 1,1 tỷ đồng thì đến năm 2006 doanh thu của toàn công ty đã lên đến con số 7,7 tỷ đồng. Nhờ đó mà phần lợi nhuận để lại của công ty trong các năm qua cũng không ngừng tăng lên nhờ đó mà tạo cơ hội cho công ty trong việc tích luỹ vốn và huy động vào tái đầu tư sản xuất để nâng cao năng lực của công ty.

Cụ thể qua từng năm ta thấy rằng phần vốn được tích luỹ để huy động vào đầu tư đã tăng lên không ngừng. Ngoại trừ năm đầu tiên năm 2000 khi mà doanh nghiệp mới đi vào hoạt động lên chưa có nguồn để huy động nên năm đó công ty không huy động được số vốn nào. Nhưng đến năm 2001 với kết quả bước đầu của hoạt động năm trước lên công ty đã tích luỹ được 80 triệu để đầu tư vào tái sản xuất. Nếu như trong năm đầu tiên công ty chỉ huy động được từng đó vốn từ nguồn lợi nhuận thì đến cuối năm 2006 đầu năm 2007 thì công ty đã tích luỹ được 1 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận để lại để tái đầu tư vào sản xuất, nâng cao năng lực của công ty. Số liệu cụ thể có thể xem ở biểu dưới đây.

Đơn vị: triệu đồng

2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn.

Để có được những thành công ở trên thì công ty đã phải cố gắng rất nhiều, và trong quá trình huy động thì công ty đã gặp phải những thuận lợi đó là vì đây là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của công ty nên công ty có thể có toàn quyền trong việc huy động và sử dụng vào những mục đích mà công ty muốn. Một thuận lợi nữa của công ty là mặc dù quy mô công ty còn nhỏ nhưng mà doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm đã không ngừng được tăng lên và đạt được những con số đáng kể do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi mà huy động vốn từ nguồn này. Thêm một thuận lợi của công ty nữa là từ khi đi vào hoạt động thì công ty luôn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và ổn định tốc độ phát triển của công ty không ngừng tăng cao do vậy mà cũng tạo điều kiện thuận lợi khi huy động vốn kèm theo đó là hội đồng cổ đông luôn ủng hộ những quyết định của công ty trong việc trích lợi nhuận để lại vào việc tái đầu tư.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty cũng gặp phải một số khó khăn như là dù công ty luôn phát triển với tốc độ cao và ổn định, doanh thu và lợi nhuận không

ngừng được tăng lên nhưng mà quy mô của doanh nghiệp vẫn còn nhỏ do vậy mà lượng vốn huy động được chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển.

2.2. Vay tín dụng thương mại.

Vay tín dụng thương mại là việc các doanh nghiệp vay vốn của nhau thông qua việc mua bán nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị… Với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp thì đây là một kênh huy động vốn có hiệu quả vì với đặc thù sản xuất là tương đối dài lên không thể khi mua hàng sẽ trả tiền ngay được vì vậy mà trong những năm qua công ty đã áp dụng hình thức này như là một kênh huy động vốn hiệu quả.

2.2.1. Thành tựu đạt được.

Mặc dù công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội là một công ty mới đi vào hoạt động nhưng công ty đã có được những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và kèm theo đó là trong hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh.

Trong những năm qua thì công ty cũng đạt được một số thành tựu nhất định khi mà tiến hành hoạt động vay vốn từ các đối tác kinh doanh, số lượng vốn mà doanh nghiệp vay được từ kênh này đã tăng lên qua từng năm. Nếu như trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, công ty đang gặp rất nhiều khó khăn thì công ty cũng chỉ có thể vay tín dụng thương mại được một con số khiêm tốn là 100 triệu đồng. Nhưng qua những năm sau hoạt động khi mà uy tín của doanh nghiệp đã phần nào được tạo dựng tạo được nhiều mối quan hệ giữa các đối tác kinh doanh nên công ty đã mở rộng được kênh huy động vốn này khi mà số lượng vốn mà công ty vay được của các đối tác kinh doanh trong năm 2006 là 600 triệu đồng. Chi tiết tại sơ đồ dưới đây.

Đơn vị: Triệu đồng

2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn.

Vì đây là một hình thức vay vốn của các đối tác kinh doanh nên nó cũng có những thuận lợi và những khó khăn nhất định.

Một thuận lợi mà việc vay vốn từ tín dụng thương mại là doanh nghiệp không phải trả lãi khi đi vay. Trong những năm qua thì công ty đã vay được một số lượng vốn tương đối từ nguồn này đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì trong những năm hoạt động vừa qua công ty luôn trong tình trạng kinh doanh ở hiệu quả cao nên đã tạo được lòng tin đối với các nhà đối tác vì vậy mà việc tiến hành đàm phán vay vốn tín dụng thương mại của các đối tác cũng trở lên dễ dàng hơn.

Tuy nhiên do hạn chế của kênh huy động vốn này là nó phụ thuộc vào quy mô vốn của doanh nghiệp do vậy mà nó tạo rào cản đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội khi mà công ty vẫn còn có quy mô nhỏ số vốn ít lên mà số vốn huy động được từ nguồn này chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của công ty.

2.3. Vay tín dụng ngân hàng.

Vay tín dụng ngân hàng chính là việc doanh nghiệp tiến hành đi vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng, mà lượng vốn vay chủ yếu ở đây là vốn lưu động dưới dạng tiền tệ.

Vay ngân hàng chính là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Vốn vay ngân hàng có thể là vay ngắn hạn dưới một năm thông qua thị trường tiền tệ và vay dài hạn trên một năm thông qua thị trường vốn.

2.3.1. Thành tựu đạt được.

Trong những năm qua thì vay vốn ngân hàng như là một nguồn huy động vốn chủ yếu của công ty. Trong những năm qua cùng với kết quả khả quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì đã tạo được một thuận lợi cho công ty trong việc huy động vốn từ nguồn vay ngân hàng khi mà trong năm đầu tiên doanh nghiệp đã vay tín dụng ngân hàng được 500 triệu đồng điều này đã là một thành công của công ty khi mà đó là năm đầu tiên đi vào hoạt động của công ty mà đã vay được một số lượng vốn không nhỏ so với quy mô của công ty. Điều đó có thể là do công ty ngay trong năm đầu tiên hoạt động đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Tiếp tục với thành

công của năm đầu tiên thì trong các năm tiếp theo công ty đã có được những thành tựu nhất định khi mà số lượng vốn cho vay của các ngân hàng cho công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã không ngừng tăng lên. Đến năm 2003 thì công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã vay được 1,2 tỷ đồng để phục vụ cho quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh. Và đến cuối năm 2006 thì công ty đã vay được số vốn là 1,8 tỷ đồng.

Chính nhờ có những khoản vay này từ ngân hàng mà công ty đã đạt được những thành tựu trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở trên.

Trong những năm qua mặc dù kinh doanh trong lĩnh vực mà các công ty nhà nước luôn có ưu thế nhưng mà công ty vẫn giành được những thành tựu khả quan khi mà doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng và kèm theo đó là tạo được niềm tin của doanh nghiệp tới các ngân hàng cũng như các đối tác kinh doanh do vậy mà doanh nghiệp đã có được những thành tựu không nhỏ trong việc huy động vốn từ kênh huy động vốn vay tín dụng ngân hàng.

Chi tiết số lượng vốn đi vay ngân hàng của công ty ở biểu dưới.

Đơn vị: triệu đồng

2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn.

Mặc dù trong những năm qua công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại kỹ thuật điện Hà Nội đã giành được thành công nhất định trong việc huy động vốn từ vay tín dụng ngân hàng. Để có được những thành công đó thì công ty đã tận dụng được những thuận lợi sau. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua không ngừng được cải thiện khi mà doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty không ngừng tăng lên, thị trường hoạt động của doanh nghiệp cũng có nhiều cải thiện khi mà đã được mở rộng… nhờ có những yếu tố đó mà tạo được thuận lợi cho công ty khi đi vay các khoản vay ngân hàng. Bên cạnh đó thì thuận lợi nữa là trong những năm qua cơ chế chính sách cho vay của các ngân hàng nhà nước cũng như các ngân hàng ngoài quốc doanh đã thông thoáng hơn nhiều do vậy mà tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nói chung khi đi vay ngân hàng.

Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng có những khó khăn nhất định khi mà công ty tiến hành đi vay các khoản vay tín dụng ngân hàng. Khó khăn lớn nhất là khi mà công ty vẫn còn trong quy mô nhỏ giá trị tài sản mà doanh nghiệp nhiều khi không đủ

để cho doanh nghiệp có thể mạnh dạn vay những khoản vay lớn để có thể đầu từ mạnh mẽ vào sản xuất kinh doanh. Một khó khăn nữa là lãi suất cho vay nhiều lúc cũng là cản trở đối với các khoản vay của công ty.

Một phần của tài liệu Những giải pháp để mở rộng các kênh huy động vốn của doanh nghiệp (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w