III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỦ DỤNG VỐN CỦA CÔNGTY CHẾ TẠO MÁY ĐIỆN VIỆT NAM HUNGARY
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Vốn lưu động là phần vốn biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của doanh nghiệp, vốn lưu động là số vốn tối thiểu, cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là một yếu tố không thể thiếu được và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Bởi vậy mỗi doanh nghiệp phải xác định nhu cầu về vốn lưu động phù hợp với tính chất quy mô sản xuất kinh doanh dự kiến trước trong các kế hoạch – khoa học – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có nhiệm vụ tổ chức huy động nguồn vốn lưu động sao cho đáp ứng được nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh và tiết kiệm vốn. Mặt khác, doanh nghiệp phải có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả và đảm bảo giá trị các nguồn vốn hiện có nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động và mang nhiều hình thức khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá… và lại trở về hình thái tiền tệ cùng với quá trình lưu thông vật chất của sản xuất hàng hoá, vốn lưu động cũng biến động theo chu kỳ. Chu kỳ vận động của vốn lưu động được xây dựng kể từ lúc bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh cho đến khi toàn bộ số vốn đó được thu hồi lại bằng tiền do bán sản phẩm hàng hoá. Do vậy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ phản ánh trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó sức sinh lợi của vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng lợi nhuận phần trong kỳ. Doanh lợi vốn lưu động càng cao tức là hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary qua 3 năm 2003, 2004, 2005 ta sẽ xem xét các chỉ tiêu trong bảng tính sau:
Bảng : Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary trong 3 năm 2003,2004,2005
Đơn vị tính: Triệu đồng Các chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/200 3 So sánh 2005/20 04
1.Doanh thu thuần 127249 133048 151932 5799 18884
2. Lợi nhuận thuần 2162 2236 3053 74 817
3. Vốn lưu động bình quân 46787 62639 91062 15852 28423
4. Vòng quay vốn lưu động 2,72 2,124 1,668 -0,596 -0,456
5. Số ngày của 1 vòng quay 132 169 215 37 46
6. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,368 0,471 0,599 0,103 0,128
7. Tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động 0,0462 0,0357 0,0335 -0,0105 -0,0022
(Nguồn số liệu: Tính toán dựa vào bảng KCKQKD và bảng CĐKT của công ty qua 3 năm 2003, 2004, 2005)
Vòng quay vốn lưu động trong các năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 2,27; 2,124; 1,668. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh trong 3 năm này sẽ đem lại tương ứng là 2,72; 2,124; 1,668 đồng doanh thu thuần, hay nói cách khác là trong kỳ kinh doanh vốn lưu động của công ty quay được 2,72vòng năm 2003; 2,124 vòng năm 2004; 1,668 vòng năm 2005. Ta thấy tuy lợi nhuận thuần qua các năm tăng nhưng vòng quay vốn lưu động giảm qua các năm: từ 2,72 năm 2003 xuống đến 2,124 năm 2004, và tụt xuống 1,668 năm 2005 điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có sự giảm sút, điều đó là do việc thu hồi các khoản nợ của công ty còn chậm. Công ty cần tăng cường thu hồi các khoản nợ nhất là các khoản nợ đã quá hạn để kịp thời đưa vào lưu thông, tránh tình trạng ứ đọng vốn. Tuy nhiên có thể thấy rằng số vòng quay vốn lưu động của công ty trong 3 năm qua là lớn, làm cho thời gian một vòng quay vốn giảm. Điều đó cho thấy hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động của công ty.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 lần lượt là 0,368; 0,471; 0,599 đồng vốn lưu động. Điều đó có nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong 3 năm qua thì công ty phải bỏ vào kinh doanh lần lượt là 0,368; 0,471; 0,599 đồng vốn lưu động. Năm 2004 chỉ tiêu này tăng hơn so với năm 2003 là 0,103 đồng, sang năm 2005 chỉ tiêu này đã tăng hơn năm 2004 là 0,128 đồng, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm. Công ty cần có những kế hoạch đầu tư vốn lưu động phù hợp hơn.
Do hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng nên tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động của công ty giảm trong 3 năm qua, năm 2004 giảm so với năm 2003 là 0,0105; năm 2005 giảm so với năm 2004 là 0.0022. Ta thấy tỷ lệ doanh lợi trên vốn lưu động của công ty có giảm nhưng với tỷ lệ nhỏ, và năm 2005 sự giảm sút tỷ lệ doanh lợi đã được hạn chế so với năm 2004. Điều đó cho thấy xu hướng tăng lên tỷ lệ doanh lợi trong tương lai. Đồng thời ta thấy tỷ lệ doanh lợi của công ty khá cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty vẫn đạt hiệu quả cao. Vì vậy ta có thể nhận xét một cách tổng quát rằng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary vẫn đảm bảo và ngày cang có xu hướng tăng lên. Hiệu quả sử dụng là một vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty. Bởi vậy phân tích hiệu
quả sử dụng vốn sẽ đánh giá được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh vạch ra các khả năng tiềm tàng để nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tiết kiệm đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu tổng quát, là kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loại vốn. Đó là sự tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hóa kết quả sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, nhân lực, phù hợp với hiệu quả kinh tế nói chung.
Trên đây ta đã đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, qua việc đánh giá này ta đã có một cái nhìn khái quát, tương đối chính xác và rõ ràng về hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005. Sau đây ta sẽ xét 2 chỉ tiêu nữa cũng liên quan đến vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty đó là khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản nguồn vốn.