2. 2, Thực trạng về hoạt động bảo đảm trong cho vay của chi nhánh
2.2.2. 4, Đánh giá khái quát về bảo đảm trong cho vay tại chi nhánh
* Với những kết quả đạt được trong hoạt động cho vay cũng như trong hoạt động bảo đảm thì nó vẫn còn bộc lộ những khó khăn cần sớm được khắc phục :
- Hình thức đảm bảo của chi nhánh chủ yếu là cầm cố ,thế chấp với các đối tượng đảm bảo là bất động sản và động sản , hai đối tượng này còn có những hạn chế sau :
+ Bất động sản :
• Tuy đây là loại tài sản đảm bảo an toàn nhất song trong khâu xử lý tài sản lại gặp rất nhiều khó khăn , hay nói cách khác là tính lỏng của tài sản chưa cao .
• Loại tài sản đảm bảo này đòi hỏi phải quản lý hết sức chặt chẽ , trong điều kiện cơ chế pháp lý và thị trường bất động sản như hiện nay thì việc này rất khó , nếu quản lý không tốt , đặc biệt là không thực hiện đăng kí thế chấp hoặc đăng kí thế chấp sau khi giải ngân thì nguy cơ rủi ro rất cao , bất động sản đó có thể đang thuộc diện tranh chấp hoặc thuộc diện giải tỏa do việc đăng kí thế chấp lại thuộc Bộ Tài nguyên môi trường quản lý .
+ Động sản : Phương tiện ,hàng hóa , máy móc , thiết bị….
• Máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất của bên cầm cố thường là đã qua quá trình sử dụng nên việc đánh giá , định giá những tài sản này khi nhận cầm cố là khó khăn , đòi hỏi các tổ chúc tín dụng phải kiểm tra, đánh giá được tình trạng của tài sản đảm bảo, đồng thời phải có khả năng giám sát việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng ; phải có đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên môn về thẩm định giá , hoặc đôi khi phải thuê tổ chức tư vấn , tổ chức chuyên môn xác định . Ngoài ra những máy móc thiết bị , dây chuyền sản xuất đều mang những bí quyết công nghệ riêng, thường bị lỗi thời , lạc hậu và nhanh chóng bị mất giá trị, bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hơn nữa do quá trình cạnh tranh nên máy móc, thiết bị dây chuyền sản xuất phải thường xuyên được khách hàng nâng cấp , đổi mới liên tục để
phù hợp với sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế . Vì vậy , khi đã nhận cầm cố và đặc biệt phải bán thanh lý khi người vay không trả được nợ là rất phức tạp và số tiền bán tài sản thường không thu hồi đủ gốc , lãi vay , do ít người có nhu cầu mua lại máy móc , thiết bị , dây chuyền sản xuất đã qua sử dụng, thời gian bán tài sản kéo dài làm cho tài sản hư hỏng , xuống cấp , mất giá trị…
• Phương tiện vận tải như ô tô , tàu biển..có mức khấu hao rất nhanh và hơn thế nữa còn có độ rủi ro rất cao phụ thuộc nhiều vào chủ quan của khách hàng , ví dụ : Khách hàng sau khi kí hợp đồng thế chấp , có thể đem ô tô đi thay đổi các phụ tùng xe làm cho giá trị tài sản đảm bảo giảm . Vấn đề này rất khó trong khâu quản lý của ngân hàng .
- Hiện nay các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đang rất khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng vì phần lớn tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại dưới dạng các động sản như hàng tồn kho và các khoản phải thu trong khi đó ngân hàng lại rất ít cho vay khi không có tài sản đảm bảo bằng bất động sản . Như vậy , ngân hàng cũng đã phần nào làm mất một đối tượng khách hàng tương đối lớn .
- Vẫn còn tình trạng chủ quan trong quyết định chọn lựa , chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước , Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay .
- Như đã nói ở trên , khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các đối tượng doanh nghiệp quốc doanh , trực thuộc Bộ Quốc phòng với tài sản đảm bảo bằng tín chấp . Với đối tượng ngoài quốc doanh thì với các hình thức bảo đảm đã áp dụng thì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Từ đó sẽ làm giảm hoạt động tín dụng của chi nhánh .
- Việc xem xét , quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay có lúc do nguyên nhân chủ quan , thiếu sâu sát trong phân tích ; đánh giá không đầy đủ , chính
xác các điều kiện của biện pháp bảo đảm tiền vay , các yếu tố về khách hàng vay như mức độ tín nhiệm, khả năng tài chính, tình hình sản xuất – kinh doanh , tính khả thi của dự án/phương án và khả năng tổ chức thực hiện, qui mô hoạt động, tính chất sở hữu nên không những góp phần làm phiền hà đến khách hàng vay mà còn tăng nguy cơ rủi ro tín dụng đối với các tổ chức tín dụng .
- Vẫn tồn tại những trường hợp thẩm định , đánh giá tài sản không chính xác và dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng . Khi khách hàng không có khả năng trả nợ và phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ , tuy nhiên tài sản đảm bảo lại được đánh giá cao hơn so với thực tế do vậy giá trị thu hồi thấp hơn trên sổ sách gây thiệt hại cho ngân hàng .
* Nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại : - Nguyên nhân khách quan :
+ Hệ thống các văn bản pháp lý của Nhà nước chưa thực sự hoàn thiện . Các cấp , ngành quản lý còn chưa phân định rõ trách nhiệm , chồng chéo và thiếu khoa học . Từ đó mới dẫn đến việc thiếu những thông tin cần thiết để đánh giá , thẩm định tài sản đảm bảo .
+ Khi nhận bảo đảm bằng thiết bị máy móc , Quy định của bộ luật dân sự và của Ngân hàng nhà nước còn thiếu nhất quán , gây không ít khó khăn cho các ngân hàng . Chưa có một quy định nào cụ thể về các thiết bị máy móc chính , phụ để các ngân hàng còn hoàn thiện về mặt thủ tục .
- Nguyên nhân chủ quan :
Đây là những nguyên nhân từ chính ngân hàng cũng như chi nhánh . Ngân hàng cần nhận thấy những nguyên nhân này để có những giải pháp hợp lý . Các nguyên nhân này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng của các hoạt động bảo đảm của ngân hàng , đó là :
+ Ngân hàng chưa chú trọng khai thác , áp dụng các biện pháp bảo đảm mới phù hợp hơn với điều kiện của nền kinh tế nước ta hiện nay . Ngân hàng chưa thực sự đi sâu khai thác nhu cầu của các đối tượng khách hàng tiềm năng trong nền kinh tế .
+ Ngân hàng thương mại Quân đội chưa có những biện pháp giám sát và quản lý sát sao hoạt động bảo đảm trong cho vay đối với các chi nhánh .
+ Tình trạng đặt nặng yếu tố tài sản để xem xét quyết định cho vay . Ai cũng biết tài sản bảo đảm chỉ là nguồn thu thứ hai, nhưng nó rất quan trọng nếu chẳng may khách hàng gặp rủi ro trong làm ăn, không còn khả năng thanh toán nợ, hơn nữa tình trạng thiếu trung thực của khách hàng trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đang là phổ biến. Vì vậy để giảm bớt rủi ro, thời gian qua chi nhánh phần lớn sử dụng biện pháp cho vay có tài sản bảo đảm, đặc biệt đối với những khách hàng chưa đủ niềm tin trong quan hệ tín dụng, khách hàng mới quan hệ lần đầu, khách hàng thuộc loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, tình trạng thiên về tài sản bảo đảm, coi đây là yếu tố quan trọng để xem xét quyết định cho vay đôi khi quá khắt khe, không những gây ra phiền phức cho khách hàng, mà còn đánh mất cơ hội đầu tư, nhất là đối với khách hàng có qui mô hoạt động lớn đang cần vốn mở rộng sản xuất , kinh doanh , khách hàng thuộc sở hữu nhà nước có lịch sử tài chính trung bình đủ điều kiện vay không có bảo đảm bằng tài sản, hoặc khách hàng có tài sản nhưng do giá trị tài sản bảo đảm thấp so với nhu cầu vốn thực hiện dự án đầu tư .
+ Sự hời hợt, chủ quan trong phân tích, đánh giá về mức độ đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng quan hệ vay vốn lần đầu làm nảy sinh tình trạng “phải theo”. Loại khách hàng này do chi nhánh đã lỡ đầu tư, nếu dừng cho vay thì không thể thu hồi được nợ cũ.
+ Trình độ , khả năng chuyên môn về thẩm định và đánh giá các tài sản đảm bảo như máy móc , thiết bị ,dây chuyền sản xuất còn chưa cao .
Những nguyên nhân trên đã dẫn đến những khó khăn và tồn tại mà ngân hàng cũng như chi nhánh Điện Biên Phủ đang phải giải quyết . Trên cơ sở đó , chi nhánh cần có những biện pháp nhằm phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay để có thể có được những hình thức bảo đảm phù hợp thu hút hơn nữa các đối tượng trong nền kinh tế .
Chương 3
Giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo đảm trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân Đội – chi nhánh Điện Biên Phủ