Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên bình diện cả nước và

Một phần của tài liệu Thực trạng, vai trò của việc đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất vào nước ta (Trang 44 - 45)

III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động của các khu công nghiệp

1. Phát triển các KCN, KCX phải theo quy hoạch trên bình diện cả nước và

và cả vùng lãnh thổ chứ không phải là từng địa phương.

- Quy hoạch là phải tính toán trên cơ sở khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất các nguồn lực và lợi thế của cả nước trên cơ sở dự báo dài hạn về nhu cầu thị trường và thành tựu mới của khoa học, công nghệ, chứ không phải chia nhỏ theo lối "địa phương này có cái này thì địa phương khác cũng phải có". Một quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển khu công nghiệp,khu chế xuất phải vừa bao hàm những tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá được tiềm năng địa phương, từng ngành theo giác độ phân công lao động xã hội để tạo ra một sự phối hợp, kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ- quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Chẳng hạn những địa phương có nhiều nguồn đất đai màu mỡ cho sự phát triển trồng trọt thì không nhất thiết phải có nhiều các KCN, KCX , nếu có thì chỉ có các KCN, KCX phục vụ cho việc thâm canh, nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm trồng trọt từ khai thác lợi thế đất đai (như công nghiệp chế biến nông sản…) nếu không rất dễ rơi vào tình trạng lấy lợi thế này đè lên lợi thế khác., trong lúc có địa phương lại chịu nhiều thiệt hại do không có nhiều lợi thế. Đó là chưa kể đến khả năng sản xuất thừa do chạy đua theo kiểu tự phát phong trào.

- Có 2 quan điểm trong phát triển các KCN, KCX: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN, KCX , quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tư trong nước và FDI về chất lượng theo quy hoạch, các KCN, KCX phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay hầu như là phổ biến, hầu hết các KCN, KCX đều tập trung mọi cố gắng thu hút đầu tư, FDI vào địa bàn mình bất kể ngành nào sản phẩm nào.

- Quy hoạch phát triển các KCN, KCX phải có tầm chiến lược, trong đó coi trọng tính dự báo. Khắc phục và tránh tình trạng 2 khu công nghiệp nằm kề sát nhau,nhưng do nằm trong 2 vùng quy hoạch với cơ chế quản lý khác nhau, dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Quy hoạch khu công nghiệp phải bao gồm: quy hoạch trong và ngoài khu công nghiệp. Sự gắn kết đô thị với khu công nghiệp phải thể hiện rõ tầm chiến lược, có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho việc xây dựng một đô thị sạch, văn minh, hiện đại và an ninh. Hoàn thiện hệ thống pháp pháp lý để làm cơ sở xác lập công tác quản lý môi trường. Thẩm định kỹ nội dung môi trường nước khi cấp giấy phép cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng, vai trò của việc đầu tư vào Khu công nghiệp, Khu chế xuất vào nước ta (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w