Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị bán hàng ở Công ty Muối Thanh Hoá (Trang 35 - 37)

III. Đánh giá chung về công tác quản trị bán hàng tại Công ty muối Thanh Hoá

2. Những hạn chế còn tồn tại

- Đối với môi trường kinh doanh thì khó khăn lớn nhất là sức ép của cạnh tranh giá cả, bởi vì chi phí vận chuyển khá cao ảnh hưởng không nhỏ đến giá của sản phẩm

Biểu23. So sánh mức độ ảnh hưởng chi phí vận tải đến giá thành sản phẩm

Đơn vị :đồng

TT Cung đường Giá cước/1 tấn %Tăng

1 Thanh Hoá - Hà Nội 95 000 27.7%

2 Nam Định - Hà Nội 65 000

Vậy với một sản phẩm cùng chủng loại và giá thành sản phẩm bằng nhau để bán ở thị trường Hà Nội thì Công ty muối Thanh Hoá phải cộng thêm 27% giá thành vào giá bán . Đây là một hạn chế rất lớn cho việc phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Lực lượng bán hàng của Công ty muối Thanh Hoá cần phải được quy hoạch linh hoạt, đội ngũ nhân viên bán có trình độ chuyên môn, nhiệm vụ chuyên môn cao và phải có nghệ thuật và kỹ thuật bán hàng để có thể phục vụ tốt tất cả các khách hàng khác nhau, nhân viên bán hàng ở khu vực thị trường này phải có trình độ chuyên môn nắm rõ kiến thức về sản phẩm và có kiến thức bán hàng.

Biểu 24. Tổng hợp trình độ lao động, phòng kinh doanh Công ty và trạm tiếp thị ,kinh doanh muối Thanh Hoá tại Hà Nội năm 2004

TT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ 1 Tổng số lao động 45 100% 2 Trình độ đại học 5 11. 11% 3 Cao đẳng 6 13.33% 4 Trung cấp 15 33.33% 5 PTTH và THCS 19 42.23%

Qua biểu 18 ta thấy rõ trình độ đại học cuả đội ngũ bán hàng của Công ty Muối Thanh Hoá 5 người,tương ứng 11.11% và trình độ cao đẳng là6 người ,tương ứng 13.33% .Điều này cho thấy đội ngũ bán hàng có trình độ chưa cao

- Công tác tổ chức lượng bán hàng phát triển chưa mạnh theo ý đồ của lãnh đạo Công ty

- Mạng lưới phân phối của Công ty chưa quy hoạch không gian và tầm bao phủ thị trường, phân bố các cơ sở bán trong phạm vi khu vực thị trường theo nguyên

- Kiểm soát mạng lưới phân phối của Công ty đang còn thiếu nhân lực dẫn đến thông tin nắm bắt tình hình của các kênh phân phối, tình hình bán ra, thái độ của khách hàng với Công ty về sản phẩm của Công ty chưa được cập nhật nhanh chóng

- Nghiên cứu thị trường ở Công ty muối Thanh Hoá chưa thực sự quan tâm đến giá trị của nó.Ngân sách và con người dành cho công tác nghiên cứu thị trường chưa có

- Công ty chưa thực hiện hoạt động nghiên cứu marketing và xây dựng chiến lược marketing định vị, do đó các chính sách của Công ty thường bị động, mang tính đối phó với những thay đổi của thị trường. Từ đó dẫn đến tình trạng lập chiến lược bán hàng chưa được hợp lý. Hơn nữa, các nội dung được xác lập trong chiến lược chưa cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở mức độ chung chung. Mà một chiến lược mặt hàng đạt tiêu chuẩn chỉ khi các nội dung trong quy trình được hoạch định chi tiết.

- Việc xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch cho năm sau ở Công ty thường dựa vào kinh nghiệm và phán đoán khả năng tiêu thụ mà chưa phát triển việc nghiên cứu thị trường. Đặc biệt, đây là những mặt hàng thực phẩm tiêu dùng hàng ngày của nhân dân, đòi hỏi việc nghiên cứu thị trường phải thường xuyên, đầy đủ, kịp thời, có độ chính xác cao, có tính chất dự báo cụ thể và linh hoạt.

Những nhược điểm trên đây của Công ty cần được quan tâm hơn và cần phát huy những ưu điểm để Công ty tồn tại và phát triển trên thị trường đáp ứng đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho tập thể Công ty. Do đó, Công ty cần phải tìm ra nguyên nhân của nó.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản trị bán hàng ở Công ty Muối Thanh Hoá (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w