.Về cán cân thương mại

Một phần của tài liệu luận văn ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại việt nam (Trang 38 - 40)

Với Trung Quốc, tình trạng nhập siêu của Việt Nam chịu ảnh hưởng nhỏ bởi tỷ giá nên để có thể giảm nhập siêu chúng ta cần đưa ra các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, tăng lợi thế cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường nước ngoài. Thêm vào đó bắt đầu từ 1/1/2010, khu vực mậu dịch tự do ASEAN 6 - Trung Quốc chính thức thực hiện với cam kết giảm thuế nhập khẩu 0-5%, Việt Nam được thực hiện cam kết muộn hơn, bắt đầu từ năm 2015. Trong thời gian 5 năm tới, doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ tận dụng cơ hội để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác cả về thương mại, đầu tư liên doanh sản xuất, mở rộng xuất khẩu nhằm hạn chế nhập siêu. "Đẩy mạnh xuất khẩu để dần dần, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao hơn nhập khẩu. Không vì hạn chế nhập siêu mà Việt Nam có các biện pháp bảo hộ hay đóng cửa thị trường". Đồng thời ta cần hạn chế bớt sự ảnh hưởng địa chính trị, văn hoá của Trung Quốc tới hoạt động nhập khẩu hàng hoá, máy móc, công nghệ về Việt Nam.

Biện pháp hạn chế nhập siêu một cách bền vững đó là tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường nội địa. Trong điều kiện hàng Trung Quốc lấn sang Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể xuất hàng sang nước bạn. Trước tiên để làm được điều đó ta phải có chiến lược quảng bá sản phẩm của mỡnh trờn thị trường của chính chúng ta. Thuyết phục được người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng Việt Nam uy tín, chất lượng, cải cách mẫu mà, đảm bảo giá cả phải chăng là điều các doanh nghiệp cần hướng tới. Đó là cách tối ưu nhất để hàng hóa Trung Quốc ko còn chỗ đứng trên thị trường nội địa.

Vấn đề đặt ra là do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, cùng đó là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn khu vực biên giới giáp Trung Quốc chưa cao. Mặt khác, nhiều khi các cơ quan quản lý và thương nhân Việt Nam còn bị lúng túng, bị động trước những chính sách biên mậu của Trung Quốc. Chính sách thương mại biên giới của Việt Nam chưa tận dụng được tối đa những cơ hội ưu đãi biên mậu từ phía Trung Quốc. Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, có 5 giải pháp như sau: Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bến bãi, khu kiểm hoá tại các khu vực cửa khẩu biên giới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới như kho tàng, chợ biên mậu, khu gia công chế xuất, phân loại đóng gói hàng hoá xuất khẩu; cung cấp thông tin về thị trường, cơ chế, chính sách của Trung Quốc; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và tránh được những rủi ro do chính sách biên mậu của Trung Quốc thay đổi. Đồng thời có cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hoá vào sâu nội địa Trung Quốc; nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ phân phối biên mậu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào sâu trong nội địa của Trung Quốc.

Với các thị trường khác, việc Trung Quốc nâng giá đồng tiền là một cơ hội để hàng hóa Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để tận dụng được điều này chúng ta cần phải đổi mới trang thiết bị, máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng nguồn lao động giá rẻ nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Giá cả mang đến cho ta lợi thế trên thị trường nhưng cũng phải đảm bảo sản phẩm có chất lượng tốt, tạo sự tin cậy cho người tiêu dùng. Đồng thời cải tiến công nghệ cũng góp phần giúp chúng ta có thể thực hiện được những hợp đồng xuất khẩu lớn phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu. Qui trình sản xuất cũng cần được đầu tư qui chuẩn hóa nhằm

đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trưởng, đặc biệt là những thị trường như EU, Mỹ, Nhật...

Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống chúng ta cũng cần tăng cường thâm nhập vào các thị trường mới như thị trường Châu Phi, nơi mà giá cả có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu dùng hàng hóa. Điều này sẽ tạo cánh cửa rộng mở hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc.

Một phần của tài liệu luận văn ảnh hưởng của đồng nhân dân tệ tăng giá tới xuất nhập khẩu và đầu tư tại việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w