2/ Một số giải pháp.
2.1) Về chủ trương đầu tư.
Cần phải cân nhắc, tính toán chính xác, kỹ lưỡng, có tính đến hiệu quả lâu dài và các nhân tốảnh hưởng rồi mới ra quyết định làđầu tư vào dựán đó hay không? Dựán đó sẽđem lại những hiệu quả gì ? Nghĩa là phải phân tích cụ thể, đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế - xã hội của dựán, xem xét tính khả thi và lập dựán đầu tư một cách chi tiết, với mọi khía cạnh rồi từđó mới bỏ vốn đểđầu tư. Khi nghiên cứu các dựán khả thi cần phải so sánh kỹ nhiều phương án với những ýđồ khác nhau để tìm được dựán có hiệu quả nhất. Ngay trong quá trình lập dựán đã phải khống chế, ước tính được giá thành xây dựng một cách tương đối, hợp lý. Do đó khi lập dựán khả thi phải căn cứ quy hoạch chiến lược, quy hoạch tổng thể của từng địa phương, từng vùng, điều kiện kinh tế, xã hội ở nơi sẽ xây dựng công trình. Nội dung của dựán khả thi phải nêu được sự cần thiết, những căn cứđể xác địnhphải đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, các phưopưng án lựa chọn địa điểm cụ thể, phương án lựa chọn công nghệ, giải pháp xây dựng, những khó khăn thuận lợi khi xây dựng công trình, nguồn cung cấp nguyen liệu, vật liệu, năng lượng, nhân lực trong quá trình khai thác, vận hành sau này, giá thành sản phẩm khi công trình đi vào khai thác ổn định, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dự báo phát triển về tương lai gần.
Đặc biệt trong khâu thiết kế công trình cần phải được tổ chức có chuyên môn cóđủ tư cách pháp nhân lập theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng của Nhà nước ban hành. Bởi vì hiện nay có rất nhiều công trình xấu, kém do lỗi của các nhà thiết kế: thiết kế không chính xác, không chi tiết để thi công, làm tới đâu hoàn chỉnh nghiệm thu tới đó, quyết toán tới đó. Những sự phát sinh đó là một trong những thất thoát lớn trong —, nếu ta thực hiện tốt thì có thể tiết kiệm được 5%-10%.