Tác động của chính sách hợp tác quốc tế về các DNVVN.

Một phần của tài liệu Những cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp (Trang 38 - 39)

II. Tác động của các chính sách vĩ mô đến sự phát triển của các DNVVN

5.Tác động của chính sách hợp tác quốc tế về các DNVVN.

Việt nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu, thành công của tiến trình này phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của khu vực doanh nghiệp mà chủ yếu là các DNVVN. Khu vực này chỉ thực sự phát triển đợc nếu có sự hỗ trợ kịp thời, có những điều kiện u đãi thích hợp, không chỉ từ phía đối nội mà còn cần nhiều những hỗ trợ quý báu từ bên ngoài về nguồn vốn viện trợ phát triển, về các kinh nghiệm trong việc phát triển các DNVVN. Quan hệ hợp tác của Việt nam với nhiều nớc, nhiều tổ chức, nhiều định chế tài chính vì vậy mà không ngừng đợc tăng cờng và phát triển, dói đây là một vài thành quả điển hình.

Cùng chung một mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp thông qua những dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh cho các DNVVN. Phòng thơng mại và công nghiệp Việt nam(VCCI) và Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức(GTZ-German Technican Corporation) cùng hợp tác và xây dựng và phát triển những dịch vụ thông tin cập nhật với chất lợng cao. Văn bản hợp tác giữa VCCI và GTZ kí vào 10/2001, kế đó việc phát triển hớng đi của SMEnet(

Small and Medium Enterprises) đợc ghi nhận và thông qua vào 11/2001 và kinh phí đợc hỗ trợ vào 12/2001. Sau đó SMEnet đợc thử nghiệm vào 3/2002 và chính thức hoạt động từ 4/2002.

SMEnet-thành quả đầu tiên là trang Web http://www.SMEnet.com.vn vào tháng 4/2002, đây thực sự là một bớc tiến lớn lao khi mà các DNVVN có thể tiếp cận đợc rất nhiều nguồn thông tin quý báu về hoạt động kinh doanh của mình, khi mà các thông tin về DNVVN đợc công bố công khai. Tại đó, các DNVVN có thể có những thông tin cập nhật về thị trờng, sản phẩm, bạn hàng, đối tác, các thông tin về t vấn pháp luật, khởi sự doanh nghiệp, và nhiều thông tin hữu ích khác qua đó các DNVVN Việt nam có thể tăng sức cạnh tranh của mình.Tuy mới hoạt động nhng trang Web này thực sự đã là công cụ hiệu qủa cho phát triển DNVVN.

Cũng theo kế hoạch hợp tác giữa VCCI và GTZ, Dự án thúc đẩy phát triển DNVVN sẽ dần dần chuyển giao SMEnet cho Trung tâm thông tin VCCI

quản lí, trong quá trình chuyển giao đó, hai bên sẽ cùng hợp tác phát triển SMEnet nh một cổng thông tin về kinh tế cho các DNVVN.

Phía Việt nam cũng đã có sự hợp tác với Italia về phát triển các DNVVN, hai bên đã ký “Biên bản ghi nhớ về sự hợp tác về các DNVVN Việt nam- Italia” giữa Bộ công nghiệp, thơng mại và thủ công nghiệp nớc Cộng hoà Italia và Bộ công nghiệp nớc công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam vào 5/10/1999. Italia cũng đã cụ thể hoá bằng nhiều chơng trình hợp tác hỗ trợ, cụ thể là “Hội thảo DNVVN trong công nghiệp- kinh nghiệm của Italy và Việt nam” do bộ công nghiệp Việt nam, Đại sứ quán Italy tổ chức ngày 22/5/2002. Hay là dự án hỗ trợ kỹ thuật cho các DNVVN việt nam trong công nghiệp đá ốp lát, và nhiều hoạt động khác.

Việt nam cũng luôn tham gia và thậm chí trực tiếp tổ chức các hội nghị quốc tế về phát triển các DNVVN. Điều này thể hiện quyết tâm thực sự của Chính phủ trong phát triển các DNVVN. Tại Bắc Kinh, việt nam tham gia Hội nghị cấp bộ trởng APEC về các DNVVN ngày1/9/2001 với sự tham gia của 21 quốc gia APEC, hội nghị đã thông qua tuyên bố chung về phát triển các DNVVN. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8/10/2002 đã diễn ra “Hội nghị lần 7 các thành phố đối tác khu vực châu á-Thái Bình Dơng về chính sách hỗ trợ DNVVN”. Hội nghị cũng thông qua chơng trình hành động TP Hồ Chí Minh về phát triển DNVVN.

Một phần của tài liệu Những cơ sở lý luận chung của doanh nghiệp (Trang 38 - 39)