Hiệu suất sử dụng VLĐ của TCT TVN.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nầng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Than Việt Nam (Trang 56 - 60)

2. Tình hình sử dụngvốn của TCT TVN.

2.2. Hiệu suất sử dụng VLĐ của TCT TVN.

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá tình hình sử dụng VLĐ. Đánh giá việc sử dụng VLĐ là việc làm hết sức cần thiết để nhà quản trị đa ra những biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cho các năm tiếp theo. Hiệu quả sử dụng VLĐ tại TCT TVN đợc xem xét đánh giá trên hệ thống chỉ tiêu sau:

 Hệ số đảm nhiệm VLĐ  Mức doanh lợi của VLĐ  Tốc độ luân chuyển của VLĐ - Số vòng quay của VLĐ

- Số ngày một vòng lu chuyển của VLĐ  Tốc độ luân chuyển dự trữ

- Số ngày một vòng quay HTK

Các chỉ tiêu trên đợc thể hiện trên bảng sau :

Bảng 8: Hiệu quả sử dụng VLĐ của TCT

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 99 so với

98 2000so với 99 2001so với 2000

± % ± % ± %

DT 4780 4558 4254 5190 -222 95 -304 93 936 122

LN 35 51 32 60 16 146 -19 63 28 187.

VLĐbq 2143 2148 2200 2252 5 100. 2 52 102 104 102 HTKbq 1011 988 1237 1095 -23 98 249 125 -142 89 Hệ số đảm nhiệm VLĐ 0.448 0.505 0.517 0.434 0.057 113 0.012 102 -0.083 84 Số vòng lu chuyển 2.23 1 2.12 2 1.93 4 2.30 5 -0.10 9 95 -0.18 8 91 0.37 1 119 Mức doanh lợi VLĐ 0.016 0.024 0.015 70.02 0.008 150 -0.009 62.5 0.012 180 Số ngày 1 vông lu chuyển 161 170 186 156 9 106 16 109 -30 84 Vòng quay HTK 4.72 8 4.61 3 3.43 9 4.74 -0.11 5 98 -1.17 4 75 1.301 138 Số ngày một vòng quay HTK 76 78 103 76 2 103 25 132 -27 74

Nguồn: Ban Kế toán-Thống kê- Tài chính

Thông qua bảng số liệu trên ta thấy VLĐ bình quân có xu hớng tăng, năm 1998 là 2143 tỷ đồng, 1999là 2148 tỷ đồng , 2000là 2200 tỷ đồng, năm 2001 là 2252 tỷ đồng .Tổng HTK bình quân không ổn định nhng luôn giữ ở mức cao (chiếm 50% tổng số VLĐ). Điều này hợp lý vì TCT luôn phải có dự trữ lớn để đảm bảo hoạt động kinh doanh đợc liên tục, đáp ứng kịp thời số l- ợng đảm bảo cho các bạn hàng, ngoài ra do hoạt động của ngành than gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Để đánh giá cụ thể hiệu quả sử dụng VLĐ, ta xem xét từng chỉ tiêu cụ thể sau:

2.2.1 Mức doanh lợi VLĐ

Năm 1998 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.016 đồng lợi nhuận Năm 1999 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.024 đồng lợi nhuận Năm 2000 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.015 đồng lợi nhuận Năm 2001 cứ một đồng VLĐ tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận

Mức doanh lợi vốn VLĐ của TCT khá nhỏ. Cao nhất là năm 2001, một đồng VLĐ tạo ra 0.027 đồng lợi nhuận và thấp nhất là năm 2000 một đồng VLĐ chỉ tạo ra 0.015 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận thu đợc hàng năm của TCT tơng đối thấp so với năng lực của ngành. Hơn nữa chỉ số nào biến động không ổn định, tăng trong giai đoạn 1998-1999 và giảm trong giai đoạn 1999-2000 sau đó lại tăng lên trong năm 2001. Qua đó , ta cũng có thể thấy việc quản lý VLĐ trong giai đoạn 1999-2000 của TCT có phần không tốt, nó làm tỷ suất lợi nhuận VLĐ của TCT trong giai đoạn này giảm mạnh (≈38,5%). Tuy nhiên đến năm 2001 chỉ số này đã có sự tăng tr-

ởng trở lại và đạt mức cao nhất trong những năm gần đây. Điều này sẽ tạo đà cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tiếp theo.

Nh vậy nhiệm vụ trong thời gian tới của TCT là phải làm sao phát huy hơn nữa kết quả đạt đợc. Để làm đợc điều này đòi hỏi TCT phải tìm cách nâng cao lợi nhuận . Vần đề này lại liên quan đến việc hạ thấp chi phí hoạt động kinh doanh và các chi phí hoạt động tài chính.

3.2.2.Hệ số đảm nhiệm VLĐ.

Năm 1998 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.448 đồng VLĐ Năm 1999 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.505 đồng VLĐ Năm 2000 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.517 đồng VLĐ Năm 2001để tạo ra một đồng doanh thu cần 0.043 đồng VLĐ

Chỉ số này biến động không ổn định qua các năm, tăng trong giai đoạn 1998-2000 và giảm trong giai đoạn 2000-2001. Rõ ràng xu thế đảm nhiệm của VLĐ trong giai đoạn 2000-2001 là có lợi với TCT vì trong khi VLĐ và doanh thu cùng có xu hớng tăng nhng tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn so với tốc độ tăng của VLĐ.

Hiệu suất sử dụng VLĐ còn đợc đánh giá thông qua chỉ số tốc độ chu chuyển vốn. Tốc độ chu chuyển vốn đợc thể hiện qua hai chỉ tiêu. Cụ thể là số vòng quay VLĐ và số ngày của mỗi vòng quay đó. Chỉ tiêu thứ hai là nghịch đảo của chỉ tiêu thứ nhất .Các chỉ tiêu này thể hiện khá rõ việc sử dụng vốn có tiết kiệm, hợp lí và có hiệu quả hay không. Nh ta đã biết VLĐ lu chuyển càng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngợc lại. Thực tế sử dụng vốn của TCT TVN đợc thể hiện qua các chỉ tiêu trên bảng 7. Qua bảng này ta thấy tốc độ lu chuyển VLĐ trong giai đoạn 1998-2001biến động trong khoảng 1.9-2.3 vòng /1năm. Cụ thể nh sau :

Năm 1998 VLĐ luân chuyển đợc 2.231 vòng, số ngày mỗi vòng là 161 ngày

Năm 1999 VLĐ luân chuyển đợc 2.122 vòng, số ngày mỗi vòng là 170 ngày

Năm 2000 VLĐ luân chuyển đợc 1.934 vòng, số ngày mỗi vòng là 186 ngày

Năm 2001 VLĐ luân chuyển đợc 2.305 vòng, số ngày mỗi vòng là 156 ngày

Giai đoạn (1998-2000) số vòng lu chuyển vốn giảm, giai đoạn 2000-2001 lại tăng cho ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của TCT không ổn định, nó cũng biến động giống nh hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn đã nói trên.

Năm 1999 giảm so với năm 1998 là 5% Năm 2000 giảm so với năm 1999 là 9% Năm 2001 tăng so với năm 1999 là 19%

Sự tăng trởng trở lại này đã đánh dấu bớc hồi phục trở lại của TCT sau giai đoạn khó khăn 1998-2000

3.2.4. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

Năm 1998 hàng tồn kho luân chuyển đợc 4.728 vòng, số ngày mỗi vòng là 76 ngày

Năm 1999 hàng tồn kho luân chuyển đợc 4.634 vòng, số ngày mỗi vòng là 78 ngày

Năm 2000 hàng tồn kho luân chuyển đợc 3.439 vòng, số ngày mỗi vòng là 103 ngày

Năm 2001 hàng tồn kho luân chuyển đợc 4.74 vòng, số ngày mỗi vòng là 76 ngày

Qua kết quả tính toán cho thấy quản lý hàng tồn kho của TCT đã có nhiều bớc tiến rõ rệt. Số vòng quay hàng tồn kho của TCT năm 2001 đã tăng lên sau sự sụt giảm ở giai đoạn 1998-2000. Sự gia tăng vòng quay hàng tồn kho trong năm 2001 là do giá vốn hàng bán tăng mạnh (năm 2001 giá vốn hàng bán tăng 6,2% so với năm 2000và hàng dự trữ của TCT giảm mạnh) do TCT đã biết gắn sản xuất với thị trờng mở rộng hệ thống phân phối trong và ngoài nớc.

Từ những phân tích ở trên đặt ra nhiệm vụ trong thời gian tới cho TCT là phải làm sao duy trì dự trữ ở mức thích hợp vừa đảm bảo đợc nhu cầu khách hàng vừa đảm bảo đợc vốn không bị chiếm dụng quá lớn gây lãng phí.

Tóm lại, từ những con số thực tế trên ta có thể thấy hiệu quả sử dụng VLĐ tại TCT đã có những tiến bộ sau một giai đoạn đầy khó khăn. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng còn thấp cha ổn định. Điều này chủ yếu là do TCT cha quản lý chặt chẽ các khoản chi phí phát sinh nh chi phí bán hàng và chi phí quản lý còn quá cao, hơn nữa TCT thiếu vốn sản xuất.

Trong năm 2001 mức doanh lợi VCĐ đã phục hồi là một dấu hiệu đáng mừng. Nếu nh TCT có những giải pháp hợp thời đẩy nhanh hơn nữa tốc độ lu chuyển VLĐ, giảm lợng hàng dự trữ xuống mức có lợi nhất thì chắc chắn TCT sẽ đạt đợc nhiều kết quả khả quan hơn.

Một phần của tài liệu Một số Giải pháp nhằm nầng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Than Việt Nam (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w