Các thông số cắt và tiết diện lớp kim loại bị cắt:

Một phần của tài liệu cơ sở lý thuyết và nguyên lý cắt gọt kim loại (Trang 62 - 63)

Trên hình biểu diễn hướng chuyển động của phôi và dao cũng như hình dạng hình học của lớp kim loại bị cắt khi bào.

Hình dạng lớp kim loại bị cắt khi bào cũng giống như ở tiện, phụ thuộc vào hình dạng lưỡi cắt chính. Do đó việc xác định các thành phần của tiết diện cắt cũng như tiện.

Quan hệ giữa chiều dày cắt và lượng chạy dao, chiều rộng cắt và chiều sâu cắt, cũng như diện tích tiết diện ngang của lớp kim loại bị cắt, được biểu diển bằng các công thức:

a = S. sinϕ mm; b= t

sinϕ (mm)

f = a.b = S.t (mm2) Trong đó : a chiều dày cắt b chiều rộng cắt S lượng chạy dao t chiều sâu cắt f diện tích cắt

Sơ đồ cắt khi xọc răng giống bào,chỉ khác là dao xọc thường có ϕ = 900nên: a = S (mm); b = t (mm)

f = a.b = S.t (mm2)

Đối với bào, khi tốc độ hành trình làm việc thay đổi thì tốc độ cắt trung bình vtb có thể tính theo công thức:

vtb = L k. ( m)

1000 1+ m/ph

Trong đó :

L chiều dài hành trình dao theo hướng chuyển động chính (chiều dài này bằng chiều dài bề mằt gia công, cộng thêm với lượng ăn tới và lượng vượt quá của dao mm).

K- số hành trình kép cuả đầu máy bào hoặc bàn trượt của máy xọc trong một phút.

M- tỉ số vận tốc của hành trình làm việc chạy không, trung bình m = 0,75. Khi xọc thì trị số m = 1 và do đó tốc độ cắt trung bình có thể tính theo công thức:

V = 2

1000 L k.

m/ph

Thông số hình học của dao xọc và bào, về cơ bản giống dao tiện và phụ thuộc điều kiện cắt.

Góc trước γ thường nhỏ hơn góc trước của dao tiện,vì trong quá trình cắt có va đập (nhằm tăng góc β). Tùy từng trường hợp cụ thể, góc trước có thể có trị số từ -15 + 200.

Một số góc chủ yếu khác của dao có thể chọn như sau :

α = 6 ÷ 160 ; ϕ = 20 ÷700 ; ϕ1 = 0 ÷ 150 ; λ = 6 ÷ 200

Trong quá trình cắt, do tác dụng của lực Px , thân dao thẳng có thể bị biến dạng và bị uốn quanh điểm O, khi đó mũi dao sẽ chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính R. Kết quả là bề mặt chi tiết bị cắt lẹm làm hụt kích thước chi tiết gia công.

Để tránh hiện tượng trên, thường người ta dùng dao bào đầu cong. Đặc điểm của dao này là mũi dao và mặt tựa của thân dao cùng nằm trong một mặt phẳng. Do đó bán kính R bằng chiều dài đoạn nhô ra của đầu dao. Với dao có kết cấu thân cong như vậy thì khi bị uốn cong sẽ không sinh ra hiện tượng cắt lẹm vào chi tiết gia công.

Một phần của tài liệu cơ sở lý thuyết và nguyên lý cắt gọt kim loại (Trang 62 - 63)