Theo phương pháp này, việc xác định GTDN chính xác hơn, nó thể hiện được tình hình hoạt động và khả năng phát triển của DN trong tương lai, điều mà phương pháp tài sản không đề cập tới. Nếu như phương pháp tài sản mới thể hiện được giá sàn DN, đảm bảo việc không thất thoát vốn của Nhà nước mà chưa thể hiện được giá thực tế của DN, do phương pháp này không tính hết các tiềm năng của DN, và chỉ căn cứ trên cơ sở các tài sản thực có tại thời điểm xác định GTDN. Trong khi đó áp dụng phương pháp DCF giải quyết được hầu hết các vướng mắc trong xác định lợi thế thương mại và tiềm năng giá trần của DN. Việc hạn chế áp dụng phương pháp DCF như ở các DN Việt Nam hiện nay sẽ một phần ảnh hưởng đến độ chính xác của GTDN, đặc biệt là các DN đang làm ăn có lãi và có thương hiệu, thị phần trên thị trường.
DN không phải tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản và xác định giá trị của từng loại tài sản riêng lẻ, do vậy giảm được khá nhiều rắc rối cho bản thân DN.
Nhược điểm
Công thức tính toán phức tạp hơn rất nhiều, hơn nữa các thông số để xác định GTDN mang tính ước đoán cao như dự tính lợi nhuận sau thuế các năm trong tưong lai của DN. Việc dự đoán quy mô khoản thu nhập hàng năm, đặc biệt là số lợi nhuận sau thuế cũng là một việc phức tạp và có thể mắc sai lầm. Vì vậy, nếu thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán không phát triển, việc sử dụng phương pháp này sẽ gây ra sai sót khá lớn.
Phương pháp này có sử dụng những giá trị trong tương lai, tức là có tính đến khả năng hoạt động của DN sau khi chuyển đổi sở hữu. Tuy nhiên, ở đây cũng nảy sinh một vấn đề khó khăn gây nhiều tranh cãi là khi tính các giá trị tương lai, DN sẽ giả định hoạt động trong mấy năm nữa để phản ánh đúng giá trị của DN?
Sử dụng phương pháp này tiềm ẩn hai mối quan ngại cho các nhà đầu tư:
+ Giá trị vốn Nhà nước dựa trên khả năng sinh lời trong tương lai, trong khi đó, thực tiễn cho thấy rất khó để xác định khả năng này trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đặc biệt đối với DN cổ phần hoá từ DN Nhà nước.
+ Khi tính giá trị thực tế của DN lại bao hàm luôn cả các khoản nợ, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Đây là nguyên nhân quan trọng khiến không ít các DN (dưới tác động của người quản lý và người lao
động) và cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn khi thực hiện cổ phần hoá, kể cả các DN thuộc diện bắt buộc phải áp dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu.
Mặc dù vẫn còn một số hạn chế như trên khi áp dụng vào định giá DN ở VN trong điều kiện hiện nay, song đây là phương pháp tiến bộ và khắc phục được nhược điểm của phương pháp tài sản.
Lý thuyết chiết khấu dòng tiền phát biểu rằng giá trị của tất cả dòng tiền tạo ra tài sản bao gồm từ những thu nhập cố định cho đến các khoản đầu tư đối với toàn bộ doanh nghiệp thực ra chính là giá trị hiện tại của dòng tiền mong đợi trong tương lai được chiết khấu về hiện tại với một chiết khấu hợp lý. Đối với định giá doanh nghiệp thì người ta hay dùng khái niệm dòng tiền tự do. Mức chiết khấu hợp lý đối với doanh nghiệp chính là chi phí sử dụng vốn trung bình (WACC) của chính doanh nghiệp đó.