Trường EU từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2006

Một phần của tài liệu Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của VN tại EU những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra. (Trang 43 - 156)

8 14 8 16 22 15 0 5 10 15 20 25 2002 2003 2004 Quý I/2005 Trung Quốc Việt Nam

Nguồn: Số liệu do EC cung cấp (theo Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam)

Về thị phần, tuy không tăng đột biến trong quý I năm 2005 như Trung Quốc nhưng suốt ba năm liền từ năm 2002 đến năm 2004, giày mũ da Việt Nam luôn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường giày mũ da EU với tỷ trọng trên dưới 15%. Điều này cùng với những phân tích ở trên đã lý giải phần nào nguyên nhân vì sao

12

Báo cáo kết quả nghiên cứu: Ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá giày mũ da của EC đối ngành da giày Việt Nam - Hiệp hội da giày Việt Nam và Tổ chức ActionAid Việt Nam

giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc lại bị EU kiện bán phá giá vào năm 2005. Vụ kiện này thực sự là một động thái của EU nhằm mục đích bảo hộ ngành công nghiệp giày dép nội khối.

2.2.3. Diễn biến vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại EU

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam tại thị trường EU là một trong những vụ kiện lớn và kéo dài với những tình tiết phức tạp. Đến thời điểm này, vụ kiện đã trải qua hai đợt điều tra bao gồm điều tra lần một và điều tra lại trong khuôn khổ rà soát cuối kỳ. Theo kết quả của đợt rà soát cuối kỳ thì giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục phải chịu mức thuế chống bán phá giá thêm 15 tháng nữa kể từ ngày 3/1/2010. Như vậy là có thể nói rằng vụ kiện đến đây vẫn chưa kết thúc.

Dưới đây là những mốc thời gian chính của vụ kiện.

Ngày 30/5/2005: Liên minh ngành sản xuất giày da Châu Âu, đại diện cho các nhà sản xuất chiếm hơn 40% tổng sản lượng giày mũ da tại EU chính thức đệ trình đơn kiện lên UBCA đề nghị khởi kiện bán phá giá đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Theo nội dung đơn kiện, biên độ phá giá ước tính của Việt Nam là 130% và của Trung Quốc là 400%.

Ngày 07/07/2005: UBCA chính thức thông báo Quyết định mở cuộc điều tra

chống bán phá giá đối với 33 mã sản phẩm giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, 60 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam bị liệt kê trong đơn kiện. Do chưa công nhận Việt Nam và Trung Quốc là nước có nền kinh tế thị trường hoàn toàn nên EC đã chọn Brazil là một nước có nền kinh tế thị trường để lập cơ sở tính toán giá trị thông thường cho cả hai nước; đồng thời cho hai nước thời hạn là 10 ngày để bình luận về nước thay thế được lựa chọn.

Ngày 25/7/2005: 81 doanh nghiệp sản xuất giày dép Việt Nam gửi bảng trả

lời câu hỏi điều tra đến UBCA.

Ngày 12/8/2005: UBCA thông báo cho Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso)

danh sách tám doanh nghiệp sản xuất da giày Việt Nam sẽ nằm trong nhóm điều tra mẫu để EC tiến hành kiểm tra thực tế. Tám doanh nghiệp này đảm bảo yêu cầu chiếm

22% số lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam vào EU và 50% sản phẩm được tiêu thụ nội địa, bao gồm: Công ty Pou Yuen Việt Nam, Công ty Pou Chen Việt Nam, Công ty Taekwang Vina, Công ty Giày 32, Công ty Dona Biti’s, Công ty xuất nhập khẩu Bình Tiên, Công ty liên doanh Kainan và Công ty Giày da Hải Phòng. Trong đó có bốn doanh nghiệp có vốn FDI, ba doanh nghiệp Nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân.

Từ ngày 20/9 - 14/10/2005: EC tiến hành điều tra tại chỗ 8 doanh nghiệp của

Việt Nam.

Ngày 25/11/2005: UBCA đề nghị các bên liên quan bình luận dự thảo về quy chế kinh tế thị trường của 8 doanh nghiệp lấy mẫu của Việt Nam. Kết quả là không có doanh nghiệp nào được công nhận hoạt động theo cơ chế thị trường theo 5 tiêu chí mà EC đề ra.

Ngày 23/2/2006: EC công bố đề xuất về mức thuế chống bán phá giá sơ bộ

đối với sản phẩm giày có mũ da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc. Theo đó, mức thuế sơ bộ đối với các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng luỹ tiến từ 4,2% đến 16,8% trong vòng 6 tháng.

Ngày 7/4/2006: EC ra quyết định sơ bộ về vụ kiện, với mức thuế tạm thời là

16,8% và được thực hiện theo lộ trình như sau:

- Giai đoạn 1 (07/04/2006 – 01/06/2006) : mức thuế là 4,2% - Giai đoạn 2 (02/06/2006 – 13/07/2006) : mức thuế là 8,4% - Giai đoạn 3 (14/07/2006 – 14/09/2006) : mức thuế là 12,6% - Giai đoạn 4 (15/09/2006 – 06/10/2006) : mức thuế là 16,8%

Các mức thuế này không chỉ áp dụng đối với giày dép nhập khẩu từ các nhà sản xuất châu Á, mà có hiệu lực đối với cả các nhà sản xuất Châu Âu có chi nhánh tại Đông Nam Á. EU miễn thuế đối với các loại giày trẻ em và giày thể thao

Đầu tháng 7/2006: UBCA đề xuất áp dụng hệ thống hạn ngạch đối với giày da nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc đến năm 2011. Theo đề xuất, EU sẽ áp dụng mức thuế bình thường 7,5% đối với 140 triệu đôi giày nhập khẩu từ Trung Quốc và 95 triệu đôi từ Việt Nam mỗi năm. Mức thuế sẽ được xem xét điều chỉnh

theo từng năm. Tuy nhiên, một khi vượt qua hạn ngạch này, giày da Việt Nam sẽ chịu mức thuế phạt lên đến 29,5%, còn sản phẩm Trung Quốc chịu thuế 23%.

Ngày 30/8/2006: UBCA chính thức đề nghị kế hoạch áp thuế 16,5% cho sản

phẩm giày da nhập khẩu từ Trung Quốc và 10% đối với Việt Nam trong 5 năm.

Ngày 6/10/2006: Với 9 phiếu thuận, 4 phiếu trắng và 12 phiếu chống, Hội

đồng Châu Âu thông qua kiến nghị của UBCA về mức thuế chống bán phá giá đối với giày có mũ da của Việt Nam và Trung Quốc. Thời hạn áp dụng các biện pháp này là 2 năm kể từ ngày ra quyết định chính thức.

Ngày 26/3/2008: EC ra thông báo về việc biện pháp chống bán phá giá của

EC đối với mặt hàng giày mũ da sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào ngày 7/10/2008.

Ngày 17/9/2008: Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá giá

với đại diện các nước thành viên Liên minh EU, đã có tới 15 trên tổng số 27 nước phản đối việc tiến hành rà soát và tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên sau đó EC cho biết, theo Qui định chung về chống bán phá giá, EC bắt buộc phải tiến hành quy trình rà soát một khi có yêu cầu từ phía các thành viên EU và kết quả bỏ phiếu của đại diện thương mại các nước thành viên EU trên thực tế chỉ có giá trị tham vấn đối với EC.

Ngày 7/10/2008: EC quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ theo yêu cầu Hiệp

hội sản xuất giày Italia (ANCI).

Ngày 7/10/2009: EC đề xuất tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày

mũ da của Việt Nam và Trung Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 1/1/2010.

Ngày 19/11/2009: Tại cuộc họp của Ủy ban Tư vấn, 15 trên tổng số 27 nước

thành viên đã bỏ phiếu không thông qua đề xuất của EC.

Ngày 17/12/2009: Tại cuộc họp của 27 Đại sứ - Trưởng Phái đoàn các nước

thành viên EU tại Brussels, với 10 phiếu thuận, 13 phiếu chống và 4 phiếu trắng, 14/27 nước đã thông qua đề xuất của EC.

Ngày 22/12/2009: Cuộc họp của Hội đồng Châu Âu đã thông qua đề xuất của EC tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung

Quốc với thời hạn 15 tháng, kể từ ngày 3/1/2010. Đây là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thực thi.

2.2.4. Phản hồi của các bên có liên quan

Như vậy là sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam, phán quyết cuối cùng của UBCA sau đợt rà soát cuối kỳ vừa qua vẫn là gia hạn việc áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam thêm 15 tháng nữa bắt đầu từ ngày 3/1/2010. Quyết định này quả thực đã không chỉ gây thất vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp và công nhân ngành da giày Việt Nam, mà còn làm thất vọng tất cả những ai ủng hộ tự do thương mại quốc tế.

Trong suốt hơn bốn năm qua, kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra bán phá giá đối với giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc cho đến thời điểm hiện tại - khi đã có kết quả cuối cùng của đợt rà soát cuối kỳ, luôn có những luồng ý kiến trái chiều về những quyết định của EC. Ngay trong nội bộ các quốc gia thành viên EU cũng có sự chia rẽ do bất đồng ý kiến. Một bên là các quốc gia thuộc khu vực Nam Âu, nơi có nền công nghiệp giày dép truyền thống lâu đời như Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - ủng hộ tuyệt đối các quyết định áp thuế; còn một bên là các quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu mà điển hình là Anh, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan quyết liệt phản đối việc áp thuế này vì họ cho rằng đây chính là một công cụ bảo hộ trong thương mại quốc tế. Chính sự chia rẽ ý kiến này đã khiến cho hầu hết các quyết định của EC khi tham vấn ý kiến Ủy ban tư vấn đều không được thông qua, và quyết định cuối cùng phải nhờ đến bỏ phiếu theo đa số tại Hội đồng Châu Âu.

Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam và Trung Quốc tại thị trường EU thực sự là một vụ kiện lớn. Không chỉ có nguyên đơn, bị đơn hay Chính phủ các quốc gia có liên quan mới quan tâm đến kết quả vụ kiện. Chính tính chất phức tạp của diễn biến cũng như phạm vi tác động rộng lớn của vụ kiện này đã khiến cho nó thu hút được sự chú ý theo dõi của đông đảo các đối tượng khác nhau. Từ các Hiệp hội nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ của các quốc gia EU, đến các Hiệp hội người tiêu dùng và báo chí đều dõi theo từng bước diễn biến của vụ kiện và đưa ra những ý

kiến nhận xét của mình. Những phản hồi của các bên dựa trên những căn cứ xác thực và những phân tích, lập luận sắc bén sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn khách quan và chính xác hơn về các phán quyết của UBCA.

2.2.4.1. Những phản hồi ủng hộ quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc

Như trên đã phân tích, các quốc gia trong khối EU ủng hộ nhiệt tình quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc chủ yếu là các nước nằm ở khu vực Nam Âu - nơi có ngành công nghiệp giày dép truyền thống lâu đời. Mà đi đầu trong số các quốc gia này là Italia. Italia vẫn được biết đến là nước sản xuất giày dép lớn nhất Châu Âu, trong đó có đến 80% khối lượng sản xuất là để xuất khẩu. Thị trường chính của ngành công nghiệp giày dép Italia là các nước thành viên trong khối, do đó các doanh nghiệp sản xuất da giày của họ cảm thấy bị đe dọa nghiêm trọng khi giày dép giá rẻ từ Châu Á được nhập khẩu ngày càng nhiều vào thị trường EU. Đó là lý do vì sao Italia luôn tỏ ra là thành viên tích cực nhất trong việc hối thúc UBCA ra quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau hai năm thuế chống bán phá giá được áp dụng, tình hình sản xuất của ngành da giày Italia không hề được cải thiện. Năm 2008, hơn 85.000 nhân công ngành da giày Italia mất việc làm, và dự báo trong năm 2009 có thêm khoảng 100.000 người nữa rơi vào tình trạng này.13 Lo sợ tình hình sẽ trầm trọng hơn nếu thuế chống bán phá giá được dỡ bỏ. Ngay khi thời hạn hai năm áp thuế sắp hết hiệu lực, các nhà sản xuất giày của Italia đã có kế hoạch thu thập chứng cứ để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào giày nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc mà họ cho là vẫn bị bán phá giá mặc dù đã bị áp thuế chống bán phá giá từ năm 2006.

Italia đã cố gắng thuyết phục các quan chức thương mại trong UBCA không chỉ xem xét gia hạn các biện pháp chống bán phá giá mà còn cân nhắc việc tăng mức thuế chống bán phá giá lên cao hơn nữa. Để đạt được mục đích, các nhà sản xuất giày

13 http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.288.gpopen.162173.gpside.1.gpnewtitle.khung-hoang-kinh-te-anh-huong-toi-nganh-da-giay- italia.asmx

da Italia đã cố gắng chỉ ra rằng hàng nhập khẩu được bán với mức giá không công bằng từ Trung Quốc và Việt Nam đang ngày càng gây thiệt hại nặng nề cho ngành công nghiệp giày dép vốn đã yếu kém của EU.

Rất tích cực hối thúc UBCA ra quyết định rà soát cuối kỳ đối với giày mũ da Việt Nam, tuy nhiên khi đối thoại trực tiếp với Tham tán thương mại Việt Nam tại Italia về vấn đề gia hạn áp thuế chống bán phá giá như vậy có thực sự cần thiết hay không thì cả ông Vito Artioli, Chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất giày da Italia (ANCI) và ông Fabio Aromatici, Tổng Thư ký ANCI đều không đưa ra được những giải thích xác đáng về vấn đề này. Khi nghe những lập luận của người đại diện phía Việt Nam về những điểm bất hợp lý của việc áp đặt thuế chống phá giá với giày mũ da Việt Nam, cả hai ngài đại diện ANCI đều thừa nhận những luận điểm được nêu ra là phù hợp; tuy nhiên không có ý kiến bàn luận gì thêm và cho rằng quyết định chính là ở UBCA.14

Còn UBCA - cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc điều tra vụ kiện - thì ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra vào tháng 2/2006 đã đưa ra kết luận rằng đã có bằng chứng cho thấy giày nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam nhận được sự trợ cấp không hợp lý từ Chính phủ, và lo ngại rằng làn sóng nhập khẩu này có thể sẽ khiến các nhà sản xuất giày Châu Âu phá sản. Trong bản báo cáo của mình, ông Peter Manderson (Cao ủy thương mại EC) đã khẳng định với EC rằng: qua quá trình điều tra đã tìm thấy những bằng chứng hiển nhiên về sự can thiệp nghiêm trọng của Nhà nước Việt Nam dẫn đến việc bán phá giá. Theo ông Peter Manderson, những yếu tố đó là: tài chính rẻ, giảm hoặc miễn thuế, thuê đất không theo giá thị trường, định giá tài sản không thích hợp... Và những sự can thiệp này là không thể chấp nhận được theo luật lệ WTO.

Còn về vấn đề tổn thất của ngành công nghiệp da giày nội khối, những dẫn chứng được EC đưa ra là: trong năm 2005, mức tăng xuất khẩu về giày da của Việt Nam sang thị trường EU so với năm 2001 tăng 95% và giá bán giày da của Việt Nam

14 http://chongbanphagia.vn/beta/diemtin/20091104/viet-nam-dam-phan-voi-anci-ve-viec-eu-ap-thue-chong- ban-pha-gia-san-pham-giay-mu-da

trong thời gian này đã giảm 20%. Điều này là nguyên nhân khiến sản xuất giày da trong khối bị giảm 30% và khoảng 40.000 việc làm trong ngành đã bị mất.15

Ngay sau khi đưa ra các bằng chứng về bán phá giá và thiệt hại kể trên, UBCA đã quyết định mức thuế sơ bộ đối với sản phẩm giày có mũ da của Việt Nam và

Một phần của tài liệu Vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của VN tại EU những tác động nhiều mặt và bài học kinh nghiệm rút ra. (Trang 43 - 156)