Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 46)

III, MỘT SỐ THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG LĨNH VỰC ĐẦU TƯ XDCB.

1, Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm.

1.13, Các ngành dịch vụ

a, Dịch vụ Thương mại và Du lịch

+ Dịch vụ thương mại: Quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư mới gắn liền với các công trình phục vụ thương mại và dịch vụ du lịch; đầu tư phát triển hệ thống siêu thị nhỏ, chợ, cửa hàng kinh doanh hàng hoá, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở địa bàn thành phố Hải Dương, các thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung, dọc các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, chú trọng quy hoạch xây dựng các chợ đầu mối hoa quả và nông sản của các huyện.

Tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực thương mại dịch vụ khoảng 290 tỷ đồng.

+ Dịch vụ du lịch: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng các khu du lịch trọng điểm đã được quy hoạch; hình thành các khu du lịch sinh thái kết hợp với vui chơi giải trí; tiếp tục trùng tu, tôn tạo hàng chục khu di tích đình, đền, chùa nhằm gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá của Hải Dương và thu hút khách thập phương đến thăm quan, du lịch.

Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng du lịch khoảng 880 tỷ đồng

b, Dịch vụ vận tải: Lực lượng vận tải trong những năm qua phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhìn chung lực lượng vận tải đã đáp ứng được nhu cầu xã hội nhưng chất lượng vận tải còn kém, tổ chức quản lý vận tải chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là lực lượng vận tải hành khách.

Dịch vụ vận tải đường sắt tăng do có sự đầu tư nâng cao số lượng và chất lượng thiết bị toa xe, rút ngắn thời gian vận chuyển trên các tuyến, nhất là tuyến Hà Nội - Hải Phòng

Đến năm 2006. tổng số phương tiện ô tô vận tải hàng hoá trên địa bàn tỉnh là 1400 chiếc, ô tô vận tải hành khách là 600 chiếc.

Hoạt động kinh doanh khai thác vận tải đường thuỷ phát triển nhanh, chủ yếu là tăng ở khối tư nhân. Tổng số phương tiện vận tải thuỷ là 630 chiếc với tổng trọng tải khoảng 110.000 tấn, đa số là tàu tự hành. Hệ thống cảng sông, bến bãi đã được đầu tư nâng cấp, chủ yếu là ở các cảng chuyên dụng. Tuy nhiên công nghệ xếp dỡ, phương tiện thiết bị tại các bến, cảng địa phương còn thô sơ, thủ công nên năng lực xếp dỡ còn thấp.

Tổng vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng.

c, Bưu chính viễn thông: Tổng vốn đầu tư khoảng 475 tỷ đồng (bằng 132% mục tiêu đề ra). Tập trung đầu tư hoàn thiện mạng bưu chính, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc và mở rộng phạm vi phục vụ. Trong 5 năm qua đã xây dựng được 70 điểm bưu điện-văn hoá xã, phường, nâng tổng số điểm bưu điện-văn hoá xã trên địa bàn toàn tỉnh là 196. Ngoài ra còn mở thêm hàng trăm điểm dịch vụ điện thoại công cộng, phát triển gần 80.000 máy điện thoại cố định, 25000 máy di động đưa số máy trên 100 dân từ 2,56 năm 2001 lên gần 10 máy năm 2006, vượt so vơí mục tiêu đề ra. Tuy vậy, chất lượng truyền dẫn vẫn chưa cao, nhiều xã còn chưa có điểm bưu điện-văn hoá xã, số máy điện thoại trên 100 dân còn thấp so với bình quân cả nước,…

d, Tín dụng và bảo hiểm: Tổng vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng. Tập trung đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ, mở rộng các loại hình bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, phát triển các chi nhánh ngân hàng thương mại, tín dụng trên địa bàn các huyện thành phố. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động ngân hàng còn chậm, số máy rút tiền tự động còn ít và chưa thực sự phổ biến.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh Hải Dương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w