Những hạn chế còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng habubank (Trang 49 - 51)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯỞ HABUBANK

2.Những hạn chế còn tồn tạ

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong công tác thẩm định dự án, Habubank vẫn còn tồn tại một số những hạn chế các mặt.

2.1. Về nội dung thẩm định

Công tác thẩm định đã đáp ứng được cơ bản các nội dung cần xem xét. Nhưng trong nội dung thẩm định vẫn còn tồn tại những hạn chế.

- Phần thẩm định kỹ thuật của dự án chủ yếu phải dựa vào nội dung đã trình bày trong dự án và các quyết định của cơ quan Nhà nước có chức năng phê duyệt. Ví dụ:

phần đánh giá tác động về môi trường thì dựa vào các nội dung trình bày trong dự án và quyết định phê duyệt của Bộ (sở) Tài nguyên và Môi trường.

- Phần thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

Do vậy mà các báo cáo thẩm định chưa có sự phân tích sâu về thị trường, công nghệ thiết bị, công suất…

Ví dụ như dự án nhà máy sản xuất xi măng HOÀNG LONG thì trong các nội dung thị trường, kỹ thuật chủ yếu căn cứ vào các quyết định của Bộ Quốc Phòng, Bộ Xây Dựng, Bộ Khoa Học-Công Nghệ, Bộ Tài Nguyên –Môi Trường,…( như đã trình bày trong báo cáo kết quả thẩm định). Còn về phần hiệu quả kinh tế - xã hội thì chỉ mới nêu được là dự án tạo ra được 450 việc làm, còn các kết qủa khác chỉ dừng lại ở mức độ nêu khái quát chứ chưa có con số định lượng cụ thể.

2.2. Về mạng lưới thông tin

Việc xây dựng mạng lưới thông tin trong nội bộ ngân hàng Habubank nói chung, phòng phát triển kinh doanh nói riêng về các văn bản quy định vấn đề cụ thể chưa có, chủ yếu dựa vào các cá nhân thẩm định và sự thống nhất với nhau.

Chủ yếu cá nhân nào thẩm định dự án nào thì tự thu thập thông tin dự án đó dựa vào năng lực của mình và tham khảo đồng nghiệp, chứ chưa có hệ thống chia sẻ thông tin giữa các thành viên.

Thông tin thu thập có khi chưa được cập nhật kịp thời so với yêu cầu dự án tiến hành, mà dựa vào nguồn phương tiện thông tin đại chúng hoặc lấy từ một số cán bộ chuyên ngành có liên quan, do vậy ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định.

Phòng phát triển kinh doanh phải tiến hành một công việc lớn, không những thẩm định các dự án vượt mức phán quyết, thẩm định dự án tại khu vực Hà Nội, mà còn tiến hành thẩm định một khối lượng dự án của các địa phương gửi lên. Ngoài việc áp lực công việc của các cán bộ thẩm định là lớn thì có khi do còn hạn chế về sự hiểu biết về các địa phương, do vậy mạo hiểm khi tin tưởng vào các cán bộ cơ sở. Nếu cán bộ cơ sở không làm đúng chức năng phận sự của mình, gây thiệt hại cho Habubank.

2.3. Về trách nhiệm giữa khách hàng và ngân hàng

Cũng giống như tình trạng hầu hết ở các ngân hàng thương mại, khách hàng có tâm lý việc lập dự án là không cần thiết, ngân hàng cứ cho vay miễn sao khách hàng trả được nợ, nếu không trả được thì ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp. Vì vậy, trong quá trình thẩm định không có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của việc thẩm định và chất

lượng hoạt động sau này của dự án; chưa chủ động giúp các nhà đầu tư có thêm những nhận định khách quan về cơ hội đầu tư mà còn dừng lại ở việc kiểm tra, xem xét để quyết định cho vay hay không. Vì vậy vẫn tồn tại mặc dù rất ít dự án chưa đạt hiệu quả, gây tổn thất cho cả khách hàng và ngân hàng, từ đó tác động tiêu cực tới nền kinh tế. trong năm 2005, tỷ lệ nự quá hạn , nợ xấu trên tổng dư nợ của habubank là 1.1%.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng habubank (Trang 49 - 51)