Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch (Trang 31 - 33)

Hoà vào cùng sự đổi mới nền kinh tế trong hội nhập, dịch vụ vận chuyển khách du lịch cũng có những chuyển biến tích cực, tăng nhanh về số lượng và đổi mới về chất lượng.

Vận chuyển khách bằng các phương tiện đường bộ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại do Nhà nước đã bỏ giấy phép vận chuyển khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển liên tục được đổi mới, phục vụ kịp thời, đặc biệt là ô tô. Hầu như các tỉnh có du lịch phát triển đều có hệ thống xe buýt, các xe này liên tục được hoàn thiện về chất lượng cũng như tần suất chạy, góp phần phục vụ nhóm khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch trẻ tuổi thu nhập thấp, hoặc các tỉnh lân cận khu du lịch đến tham quan.

Các dự án đầu tư vận chuyển du lịch đang rất được quan tâm hiện nay. Thường các dự án này có nguồn vốn là vốn liên doanh với nước ngoài trong đó bên Việt Nam thường góp dưới 50%, lượng vốn đầu tư chủ yếu là của bên nước ngoài và huy động từ các nguồn vốn vay khác.

Bảng 7: Một số dự án trong lĩnh vực vân chuyển khách du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2003- 2007.

Tên dự án Hình thức đầu tư

Vốn đầu tư

Tuyến đường sắt hai làn Biên Hoà – Vũng Tàu với sản phẩm tàu hoả phục vụ du lịch

BOT 310 triệu USD

Sản xuất tàu hoả du lịch 5 sao phục vụ khách du lịch Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh

Liên doanh 16 triệu Euro

Vận tải hành khách xuyên Việt chất lượng cao bằng ô tô

Liên doanh 38 triệu USD

Đóng tàu vận chuyển khách du lịch bằng đường biển

Liên doanh 40 triệu USD

(Nguồn: cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch và đầu tư)

Khách du lịch tới Việt Nam có thể sử dụng đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ. Các hoạt động bằng đường sắt và xe buýt có thể coi là dịch vụ công, mang tính độc quyền nhà nước. Dịch vụ hàng không trước đây cũng là độc quyền nhưng gần đây do mở của nên có rất nhiều hãng hàng không giá rẻ ra đời, làm tăng tính cạnh tranh và nó dần chuyển thành hoạt động thương mại.Còn các dịch vụ vận chuyển khách khác do các nhà cung ứng từ mọi thành phần kinh tế tham gia.

Nếu xét cơ cấu khách về phương tiện đi lại thì khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 bằng đường hàng không chiếm 75,41% (2702432 khách),

bằng đường bộ và đường bộ và thuỷ chiếm 25,59%(881056 khách)- Theo nguồn của tổng cục du lịch.

Như vây, theo thực trạng trên ta thấy vốn đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch nói còn ít và thấp. Do đó để có thể phát triển trong lĩnh vực vận tải du lịch, chúng ta cần chú trọng vào nhu cầu của khách, đầu tư vào các phương tiện vận chuyển một cách đa dạng và tiện nghi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư du lịch (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w