Cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TM Gia Lâm HN (Trang 30 - 32)

Do đặc điểm, tính chất hàng hoá của Công ty nên tôi chỉ nghiên cứu cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty qua các năm. Cơ cấu sản phẩm hàng hoá của Công ty được thể hiện qua biểu 6:

Lương thực(quy gạo) qua ba năm đều tăng năm 2001 là 65 tấn chiếm 92,86% lượng nhập vào, năm 2002 là 72 tấn chiếm 96% lượng nhập vào và tăng 10,77% so với năm 2001 tương đương với 7 tấn, năm 2003 là 80 tấn chiếm 95,24% lượng nhập vào và tăng 11,11% so với năm 2002 tương đương với 8 tấn. bình quân trong ba năm tăng 10,94%.

Thịt lợn qua ba năm giảm dần, năm 2002 là30 tấn chiếm 85,71% tổng lượng nhập vào và giảm 14,29% so với năm 2001 tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 25 tấn giảm 16,67% so với năm 2002 tương đương với 5 tấn. bình quân trong ba năm giảm 5,48%.

Trong khi thịt lợn giảm thì các mặt hàng như đường, sữa, bánh kẹo qua ba năm đều tăng, cụ thể năm 2002 số lượng đường tiêu thụ là 35 tấn và tăng 16,67% so với năm 2001 tương đương với 5 tấn, năm 2003 là 40 tấn tăng 14,29% so với năm 2002 tương đương với tấn, bình quân trong ba năm lượng đường tiêu thụ tăng 15,48%. Sữa, năm 2002 lượng tiêu thụ là 45 tấn tăng 18,42% so với năm 2001, năm 2003 là 50 tấn tăng 11,11% tương đương với tấn, bình quân trong ba năm tăng 14,77%. Bánh kẹo, năm 2002 là 32 tấn tăng 14,28% so với năm 2001 tương đương với 4 tấn, năm 2003 là 35 tấn tăng 9,38% so với năm 2002 tương đương với 3 tấn, bình quân trong ba năm tăng 11,83. Điều này là do giá cả trên thị trường có xu hướng giảm, và do mức sống của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao do đó mức tiêu dùng cũng tăng.

Mặt hàng rượu qua ba năm đều giảm, năm 2002 lượng tiêu thụ là 45.000 chai giảm 4,25% so với năm 2001 tương đương với 2.000 chai, năm 2003 là 40.000 chai giảm 11,11% so với năm 2002 tương dương với 5.000 chai, bình quân trong ba năm giảm 7,68%. Nguyên nhân là do giá tăng và chịu ảnh hưởng của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Thuốc lá qua ba năm đều giảm, năm 2002 là 43.000 bao giảm 4,44% so với năm 2001 tương đương với 2.000 bao, năm 2003 là 40.000 bao giảm 6,98%

so với năm 2002 tương đương 3.000 bao, bình quân trong ba năm giảm 5,71%. Nguyên nhân do Công ty đã giảm lượng nhập vào để đầu tư vào kinh doanh các mặt hàng khác, và do người dân đã phần nào ý thức được tác hại của thuốc lá có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ vì vậy nhu cầu hút thuốc lá có xu hướng giảm.

Xà phòng, năm 2002 là 55 tấn giảm 11,29% so với năm 2001 tương đương với 7 tấn, năm 2003 là 50 tấn giảm 9,19% so với năm 2002.bình quân trong ba năm giảm 10,19%. Điều này là do sự cạnh tranh của các loại xà phòng khác trên thị trường.

Ngoài các mặt hàng kể trên thì các mặt hàng như: dầu hoả, xi măng, than cơ cấu tiêu thụ đều được tăng lên qua các năm. Dầu hoả năm 2002 tăng 9,09% so với năm 2001 tương đương với 5.000 lít, năm 2003 tăng 5% so với năm 2002 tương đương với 3.000 lít. Xi măng năm 2002 tăng 11,67% so với năm 2001 , năm 2003 tăng 16,42% so với năm 2002. Than năm 2002 tăng 2,94% so với năm 2001, năm 2003 tăng 8,57% so với năm 2002.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TM Gia Lâm HN (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w