Mục tiêu, triển vọng phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ đến

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm (Trang 66 - 78)

I. Phương hướng mục tiêu của Nhà nước

1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp khu chế xuất

1.2. Mục tiêu, triển vọng phát triển và thu hút đầu tư vào các KCN tại vùng KTTĐ Bắc Bộ đến

KTTĐ Bắc Bộ đến 2010

Mục tiêu phát triển chính của các KCN là tạo đà cho tăng trưởng công nghiệp, tạo nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tự phát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Phát triển các KCN cũng để thúc đẩy các cơ sở sản xuất dịch vụ cùng phát triển, làm cơ sở cho việc phát triển các khu đô thị, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc phát triển các KCN thời gian tới hằm vào các mục tiêu cơ bản là:

(1) Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn;

(2) Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, phấn đầu đến 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã được thành lập; thành lập mới và mở rộng một cách có chọn lọc các KCN tập trung trên các vùng lãnh thổ, các địa phương với tổng diện tích tăng thêm khoảng 5.000 km2.

(3) Tăng tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ mức 26% hiện nay lên khoảng 35% vào năm 2010.

Căn cứ tình hình thực tế, dự báo về tình hình thực hiện và triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào các KCN như sau:

Triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và KCN, KCX tại vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng từ nay đến 2010, là tương đối sáng sủa. Đối với đầu tư trong nước,

chưa kể nguồn kiều hối với mức tăng trưởng bình quân kỷ lục 22% - giai đoạn từ 2001- 2004.

Theo dự báo, những lĩnh vực có triển vọng hơn trong việc thu hút đầu tư vào các KCN trong 5 năm tới sẽ là ngành công nghiệp năng lượng (điện, than và dầu khí); tiếp đến là công nghiệp ô tô. Công nghiệp dệt may, da giày cũng có tiềm năng lớn, song cần tăng tốc đầu tư để tăng tỷ lệ sản xuất nguyên, phụ liệu trong nước phục vụ cho phát triển. Cơ khí đóng tàu, sản xuất máy móc, thiết bị điện tử, thiết bị thông tin, phần mềm và vật liệu xây dựng cũng là những lĩnh vực kinh tế hứa hẹn, nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đúng mức.

Trong năm năm tới, thu hút ĐTTTNN mới và mở rộng tăng vốn dự kiên đạt khoảng 5 tỷ USD ( trong đó thu hút mới khoảng 600 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005-2007 phù hợp với xu thế phục hồi kinh tế thế giới, những cải cách về môi trường ĐTNN của Việt Nam, những ngành và lĩnh vực có khả năng thu hút thêm vốn đầu tư và việc gia nhập WTO của Việt Nam. Thu hút đầu tư trong nước dự kiến đạt 2 tỷ USD ( trong đó thu hút mới khoảng 1000 dự án) với đặc điểm là sẽ tăng trong giai đoạn từ 2005-2008 phù hợp với những cải cách về môi trường đầu tư và kinh doanh trong nước trong thời gian qua, một số dự án trong nước lớn có khả năng triển khai như khí hoá lỏng, điện, phân đạm, thép. Dự kiến trong thời kỳ 2009-2010 sẽ giảm xuống khi các dự án lớn đã triển khai.

2.Một số giải pháp cơ bản thu hút ĐTTTNN vào các KCN tới năm 2010 2.1. Một số giải pháp đề xuất nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

2.2.1. Giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư

* Đẩy mạnh vận động và xúc tiến đầu tư vào các KCN.

Đổi mới mạnh mẽ về nội dung và phương pháp vận động, xúc tiếng đầu tư; chú trọng xúc tiến đầu tư theo lĩnh vực, địa bàn với đối tác cụ thể, chú trọng thu hút đầu tư

của các tổ chức, doanh nghiệp.

Giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh

Thực hiện thống nhất, chủ động công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Cần thành lập một cơ quan chuyên môn làm công tác vận động, xúc tiến đầu tư vào KCN và các khu vực khác.

Nhà nước cần dành kinh phí thoả đáng từ ngân sách nhà nước cho công tác vạn động xúc tiến đầu tư; tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và các chính sách khuyến khích đầu tư vào KCN để các nhà đầu tư và người dân được biết; cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tư vào KCN.

Tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư tại các cơ quan đại diện của nước ta ở một số nước và địa bàn trọng điểm để chủ động vận động, xúc tiến đầu tư với từng dự án, từng tập đoàn, từng nhà đầu tư có tiềm năng, nhất là các tập đoàn xuyên quốc gia.

Cần tiến hành tiếp thị các KCN của nước ta ở những nơi là xuất phất điểm chính của đầu tư trong nước và ngoài nước (FDI) như các tỉnh thành phố lớn trong nước và ngoài nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore…. Học tập các nước trong khu vực, tăng cường quảng bá điểm khác biệt của KCN mình, phát huy “giá trị cộng thêm” để thu hút đầu tư. Giá cho thuê đất rẻ ở ĐBSCL không phải là yếu tố quyết định trong việc thu hút đầu tư (giá cho thuê đất thấp hơn giá thành đầu tư xây dựng hạ tầng của ha đất công nghiệp). Xây dựng KCN trong khu vực nghèo (vùng noong nghiệp ĐBSCL) rẻ hơn trong khu vực phát triển (TP. HCM, Hà Nội), có chi phí lao động, đất đai, vật liệu thấp hơn, ngược lại, có chi phí hạ tầng cơ sở và vận chuyển cao hơn, do đó các nhà đầu tư thường hướng đến khu vực phát triển hơn.

triển bền vững, lâu dài, việc ra đời của các tập đoàn kinh doanh trong nước là một bước tất nhiên trên con đường phát triển kinh tế. Chính những tập đoàn này sẽ gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế nước nhà và là thước đo của nền kinh tế. Lực lượng này sẽ đóng vai trò “vùng đệm” trước những dao động kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế hồi năm 1997, góp phần ổn định việc đầu tư kinh doanh trong nước.

* Áp dụng các biện pháp tăng sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư

Vận dụng kinh nghiệm của một số nước ASEAN, để môi trường đầu tư ở nước ta được hấp dẫn hơn, ngoài những khu kinh tế mở hay khu kinh tế (với diện tích rộng như Chu Lai và Dung Quất), Việt Nam có thể thiết lập các khu mậu dịch tự do hay các khu tự do trong một KCN. Những người sống trong khu mậu dịch tự do trong một KCN có thể được mua hàng nhập khẩu miễn thuế. Khu tự do dành riêng cho hàng hoá và nguyên vật liệu. Nhà nước có thể thu tiền kho chứa cũng như các phí liên qua trong việc chuyên chở, các thủ tục giấy tờ….

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư, chính sách thu hút FDI: giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đất, chi phí lưu thông hàng hoá, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài…

* Vấn đề phát triển các KCN theo quy hoạch

Có 2 quan điểm trong phát triển các KCN: quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào, quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư vào KCN; quan điểm thứ 2 cho rằng đã đến lức tăng thu hút đầu tư tư trong nước và FDI về chất lượng theo một quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên và cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng và lợi thế của mình. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các KCN đều tập trung mọi cố gắng để thu hút đầu tư FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nghề nào, sản phẩm nào. Điều này là không hợp lý.

phân công hợp tác giữa các KCN các tỉnh, các địa phương gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Do những tác động quan trọng cũng như vai trò chiến lược của các KCN trong sự phát triển kinh tế cần phải có một tầm nhìn, một kế hoạch dài hạn cho sự xây dựng các KCN và đưa ra những chính sách thích hợp cho các loại hình công nghiệp cần khuyến khích đầu tư vào các khu này để tạo ra sự liên kết giữa các KCN và các doanh nghiệp KCN, phát sinh ra lực đẩy khôn ngừng khởi động sự phát triển kinh tế nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Để cho việc hiện thực của tầm nhìn chiến lược tiến hành tốt đẹp, sự đáp ứng tích cực của người dân, nhất là trong việc đền bù giải toả, cũng là một yếu tố quan trọng.

*Quản lý và chính sách phát triển KCN, KCX

Chính sách Nhà nước tác động quan trọng đến phát triển các KCN, KCX, cần không ngừng hoàn thiện các chính sách. Đẩy mạnh chuyển từ công tác quản lý hành chính sang công tác dịch vụ theo cơ chế “một cửa” trong quản lý phát triển các KCN. Cải cách hành chính và côn nghệ thông tin trong quản lý. Đảm bảo quản lý thống nhất các KCN.

Ngoài ra cần từ bỏ quan niệm nới lỏng đầu vào quản lý chặt đầu ra, hậu kiểm thay thế tiền kiểm, như các nhà đầu tư nước ngoài thường nói Việt Nam chỉ khuyến khích đầu tư không khuyến khích sản xuất. Học tập kinh nghiệm Trung Quốc là trước cho, sau lấy có tính làm ăn lâu dài trong thu hút đầu tư FDI vào KCN.

Xác định các mặt bằng chính sách chung cho các KCN, KCX trong cả nước, tránh tình trạng các địa phương “cạnh tranh” lẫn nhau, đưa ra các chính sách ưu đãi, chính sách thuế thường là vượt khung, trái với Luật đầu tư chung.

Đồng thời, ban hành các chính sách ưu đãi các nhà đầu tư trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, KCX: giá thuê đất, thuế, hỗ trợ vốn, lãi suất ưu đãi. Tiến tới giảm sự phân biệt trong các chính sách ưu đãi giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

trong nước được hưởng thuế suất CEPT để có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước ASEAN xuất vào Việt Nam.

Các chính sách áp dụng cần đồng bộ và thiết thực, có tác dụng lâu dài, Sự thống nhất giữa các bộ, ngành và sự thực thi của chính quyền địa phương là rất quan trọng nhằm tránh sự chồng chéo và chậm trễ gây cản trở cho doanh nghiệp

* Xây dựng chuẩn mực và cơ cấu lại các KCN.

Xây dựng chất lượng KCN ngang tầm khu vực và quốc tế, xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề và công nghệ.

Xác định tiêu chuẩn các xí nghiệp đầu tư vào KCN về quy mô, ngành nghề, công nghệ để tạo được hiệu quả đầu tư cao. Đối với một số KCN cần định hướng phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp năng, các ngành có hàm lượng khoa học và vốn cao.

Phát triển các KCN phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch và quá trình đô thị hoá, phân bố dân cư, theo hướng hình thành mạng lưới đô thị hài hoà, rộng thoáng, kiên quyết tránh tập trung xây dựng các đô thị quá lớn tạo ra sự quá tải về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở đô thị. Không hể cứ mỗi KCN, KCX đều xây dựng các cụm dân cư riêng rẽ, điều đó đưa đến phá vỡi quy hoạch đô thị hoá, cũng như làm tăng chi phí xây dựng KCN, giảm hiệu quả các KCN, KCX.

* Phát triển đồng bộ các thể loại tập trung công nghiệp

Xây dựng cả 3 thể loại : KCN tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề công nghiệp. Không nên xây dựng quá nhiều KCN trong một thời gian, cần chú trọng phát triển các làng nghề và các cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Cụm công nghiệp vừa và nhỏ là một mô hình tập trung công nghiệp thường hình thành ở các huyện thị vùng nông thôn tập hợp lại theo cùng ngành nghề, mô hình thích hợp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp nông thôn. Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho thuê đất, hỗ trợ hoàn toàn chi phí giải phóng mặt bằng, các công

doanh nghiệp được trả chậm tới 10 năm. * Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN.

Phương hướng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc (7 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh) về kết cấu hạ tầng kinh tế, đáng chú ý, sẽ phát triển mới các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (lệch về phía Nam so với QL5 hiện tại), Hà Nội - Hạ Long-Móng Cái, Hà Nội - Ninh Bình, Hoà Lạc - Trung Hà, Hà Nội - Việt Trì, Hà Nội - Thái Nguyên.

Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) đến Phả Lại (Hải Dương), TP Hạ Long và cảng Cái Lân (Quảng Ninh), đường sắt nối TP Hải Phòng với cảng Đình Vũ. Nâng cấp tuyến đường sắt hiện có, đầu tiên là tuyến Hà Nội - Hải Phòng làm tuyến đường sắt 2 chiều đầu tiên trong cả nước, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng sân bay quốc tế mới tại Miếu Môn (Hà Tây). Nâng công suất sân bay Nội Bài lên 6 triệu hành khách/năm vào năm 2005, từ 8-10 triệu vào năm 2010

Cơ sở hạ tầng đảm bảo là một trong những điều kiện quan trọng nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các KCN. Vì vậy cần đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật dịch vụ và xã hội trong KCN, đảm bảo tính đồng bộ, thuận tiện thoả mãn khách hàng. Cần lưu ý để kết quả hoạt động và phát triển trong KCN không được gây hệ quả tiêu cực cho khu vực về giao thông, môi trường và tệ nạn xã hội

* Sử dụng đất hiệu quả và giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các KCN.

Cần tập trung lấp đầy và phát triển hiệu quả các KCN đã có, khi nào các KCN lấp đầy 60-70% diện tích thì mới cho phép triển khai các KCN tiếp theo.

Để tránh ô nhiễm môi trường, những dự án đầu tư vào KCN, KCX phải hoàn tất các hạng mục công trình xử lí chất thải mới được phép hoạt động. Khi cho thuê được 50% diện tích thì phải tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung. Cần có biện

2.2.2 Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài

- Một là, nâng cao chất lượng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư.

Để tăng cường tinh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán trước được môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lực chọn cơ hội đầu tư, cần thực hiện đúng quy định của Nghị định 24/2000/NĐ-CP, theo đó Danh mục dự án gọi vốn ĐTNN vào KCN khi được công bố thì được coi là đã thống nhất về chủ trương và phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ. Để đảm bảo tính khả thi của quy định này, Danh mục phải được xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, đồng thời phải tính đến nhu cầu và khả năng thực tế của nhà đầu tư. Những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án..vv trong Danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao.

- Hai là, đổi mới, đa dạng hoá các phương thức tổ chức xúc tiến đầu tư. Thực hiện các chương trình vận động trực tiếp đối với từng lĩnh vực, dự án và đối tác cụ thể

Một phần của tài liệu Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp - khu chế xuất vùng kinh tế trọng điểm (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w