Nguyên nhân của những yếu kém trên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Trang 64 - 69)

III. Nhận xét, đánh giá về tình hình sử dụng vốn của công ty xăng dầu Bắc

3. Nguyên nhân của những yếu kém trên

Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý điều hành vốn kinh doanh do các nguyên nhân chủ yếu sau:

3.1. Nguyên nhân chủ quan.

Cơ chế sử dụng vốn của công ty hiện nay vẫn còn mang tính “bao cấp”, doanh nghiệp được bảo đảm tối đa về vốn nên chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn. Đồng thời còn coi phương thức bán nợ như một phương tiện chủ yếu để cạnh tranh, tăng sản lượng tăng doanh thu.

Công ty chưa gắn công tác bán hàng với hiệu quả kinh doanh và việc bảo toàn vốn. Chưa tính toán lựa chọn phương án kinh tế tối ưu hơn có thể giữa việc đi vay chịu lãi suất để tài trợ công nợ với khuyến mãi giảm giá để giảm nợ và an toàn về tài chính. Chưa chấp hành nghiêm túc các quy định về quản lý, kinh doanh và tuân thủ quy trình quản lý tiền hàng, thiếu kiểm tra đôn đốc việc thu hồi tiền hàng.

Cơ sở vật chất phục vụ công tác bán hàng còn nhiều khó khăn như: mức độ xây dựng cửa hàng còn chậm nhiều so với các doanh nghiệp khác, số cửa hàng hiện tại trên địa bàn còn quá mỏng, ở một số cửa hàng trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật cũng như về nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới.

Chiến lược phát triển con người chưa được quan tâm đúng mức, chính sách tuyển dụng, đào tạo mới chỉ đáp ứng nhu cầu bức thiết trước mắt, chưa được quy hoạch và đầu tư tương xứng với yêu cầu phát triển lâu dài.

3.2. Nguyên nhân khách quan.

Giá bán do Chính Phủ quy định đối với một số mặt hàng thấp hơn giá vốn nhập khẩu dẫn đến tình trạng lỗ kinh doanh, trong khi đó Nhà nước bù lỗ giá vốn chậm làm thiếu vốn kinh doanh. Hơn nữa với chủ trương “tận thu” ngân sách đã làm hạn chế đáng kể khả năng bù trừ lỗ / lãi giữa các thời kỳ giá cả có nhiều biến động.

Nguồn hàng trong và ngoài ngành từ phía nam ra, từ đồng bằng lên bán trên địa bàn với khối lượng chiếm khoảng 35 – 40% nhu cầu thị trường. Hơn nữa, hiện trên địa bàn có tới 78 doanh nghiệp với 137 cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở khắp 20 huyện thị, trong khi đó công ty chỉ có 27 của hàng bán lẻ ở 12/20 huyện thị xã. Tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cả về cường

độ và quy mô, công ty vẫn phải tiếp tục kinh doanh trong điều kiện môi trường thiếu bình đẳng.

Tình trạng gian lận thương mại, đầu cơ tích trữ gia tăng gây khan hiếm giả tạo đối với mặt hàng xăng dầu. Đặc biệt là nạn pha trộn xăng cấp thấp với xăng cao cấp, dầu hoả với diesel…đưa ra bán trên thị trường gây mất uy tín của công ty. Tình hình kinh doanh xăng dầu thẩm lậu phát triển không được ngăn chặn kịp thời. Những vi phạm này nếu không được sử lý triệt để sẽ tạo ra thị trường kinh doanh xăng dầu thiếu lành mạnh, gây thiệt hại cho nhà nước và tác động rất xấu đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY

XĂNG DẦU BẮC TÂY NGUYÊN

I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NHẰM

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG THỜI GIAN TỚI.

Năm 2003, tình hình thế giới có nhiều biến động nhất là thị trường dầu mỏ. Sự diễn biến phức tạp và luôn duy trì ở mức rất cao của giá xăng dầu thế giới, đã tác động bất lợi đối với ngành kinh doanh xăng dầu trong nước. Mặt khác tình hình Việt Nam tương đối ổn định, việc cải thiện môi trường đầu tư cùng với sự ổn định về chính trị - xã hội những năm gần đây cho phép dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2003 vẫn duy trì ở mức cao 7 – 7,5%. Do đó nhu cầu xăng dầu của cả nước khoảng trên 10 triệu tấn, tăng trên 8% so với năm 2002.

Trước tình hình khó khăn đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã nhìn nhận được sự bất cập của các chính sách quản lý vĩ mô hiện tại đối với kinh doanh xăng dầu nội địa, nhưng sự thay đổi (nếu có) cũng sẽ diễn ra thận trọng và từng bước. Như vậy, nhiều khả năng tình hình kinh doanh của công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên sẽ ở vào tình trạng bất lợi ngay từ đầu năm 2003.

Tuy nhiên, bản thân công ty sẽ tiếp tục có ưu thế về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ có trình độ có bản lĩnh và bắt đầu thích ứng với cơ chế thị trường. Lao động được đào tạo và trẻ hoá, tài chính tương đối lành mạnh và điều quan trọng là đã tạo lập được uy tín lớn trên thị trường.

Từ những nhận định trên, công ty đã xác định mục tiêu phương hướng hoạt động trong năm 2003 như sau:

1. Mục tiêu định hướng.

Củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh, tiếp tục giữ vững và duy trì thị phần xăng dầu của công ty ở mức 70%, thực hiện trách nhiệm, vai trò trong việc bình ổn thị trường trên địa bàn. Đi đôi với việc duy trì kinh doanh truyền thống, thực hiện đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh cũng như các dịch vụ khác… nhằm đa dạng hoá kinh doanh phát huy hiệu quả vốn kinh doanh hiện có.

Tập trung nguồn lực cho đầu tư, tạo ra những năng lực sản xuất kinh doanh mới và khả năng cạnh tranh, ưu tiên chương trình hiện đại hoá cơ sở vật chất, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin… Trong đó cần tập trung:

- Mở rộng sức chứa kho xăng dầu, nhằm tăng lượng xăng dầu dự trữ, cho phép rút ngắn cung đường vận động của hàng hoá, giảm hao hụt và chi phí vận tải, tạo sự chủ động trong điều chuyển nguồn hàng khi nhu cầu tăng cao.

- Phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu ở các cụm kinh tế, dân cư mới đang hình thành, các trục giao thông quan trọng… theo các hình thức khác nhau (tự đầu tư, liên doanh, liên kết hoặc thuê mua cơ sở của các đối tác khác). Coi trọng việc đầu tư nâng cấp, mở rộng qui mô, “khang trang hoá” và tổ chức các dịch vụ, tiếp thị đối với các cửa hàng xăng dầu ở trung tâm thành phố, đô thị, quốc lộ để thu hút khách hàng, gia tăng sản lượng.

- Đầu tư cho kế hoạch phát triển công nghệ thông tin, đổi mới thiết bị đo lường, giao nhận để giảm hao hụt trong các hoạt động nghiệp vụ.

Hoàn thiện các qui định về quản lý và sử dụng vốn, nhằm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả. Tăng cường kiểm soát nhằm tránh mọi rủi ro, sự cố về tài chính. Theo đó:

- Nhu cầu vốn định mức công nợ phải phù hợp với cơ chế kinh doanh, gắn trách nhiệm thanh toán tiền hàng với thu nhập của những người có liên quan, gắn công tác quản lý và sử dụng vốn với xử lý trách nhiệm.

- Thiết lập chế độ thông tin báo cáo thường xuyên, định kỳ dòng lưu chuyển tiền tệ, đồng thời, phải tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động và tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.

Đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm đáng kể hàng hoá, vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng, không cần dùng, xử lý các hàng hoá kém phẩm chất, giải quyết thanh lý tài sản hư hỏng lạc hậu… huy động vốn phục vụ kinh doanh.

Thực hành tiết kiệm, giảm thiểu chi phí bán hàng, phát huy nội lực tạo ra tiềm năng cạnh tranh mới. Ưu tiên chương trình xác định các định mức kinh tế – kỹ thuật, trong đó cần tổ chức xây dựng ngay định mức chi phí vận chuyển tạo nguồn, chi phí hao hụt trong khâu bảo quản và các định mức chi phí khác làm cơ sở cho công tác quản lý chi phí.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)