III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
2. Với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mạ
Đề nghị ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin, kinh nghiệm cho các ngân hàng, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các tổ chức tín dụng nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp.
- Đề nghị ngân hàng Nhà nước có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC), cần đưa ra mức độ rủi ro về từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các ngân hàng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.
- Cần chính thức hoá tài liệu nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước về thẩm định dự án đầu tư để các cấp cơ sở thực hiện. Với chủ trương cải cách hành chính hiện nay của Đảng và Nhà nước, tài liệu này cần được rút gọn vào một số điểm và có sự phân công giữa các Bộ, ngành, các cấp.
- Đề nghị các ngân hàng thương mại quốc doanh khác toàn quốc tăng cường hợp tác trong việc xử lý thông tin và trao đổi kinh nghiệm, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.
3. Với Ngân hàng Đầu tư &Phát triển Việt Nam.
- Tăng cường tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên để thẩm định dự án đàu tư, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác thẩm định cho các chi nhánh nhằm tăng nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính dự án đầu tư nói riêng trong toàn hệ thống.
- Cần hoàn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định dự án đầu tư thống nhất trong toàn hệ thống cho phù hợp với tình hình mới để BIDV Câu giấy có thể căn cứ vào đó mà thực hiện.
- Đề nghị NHĐT &PTVN cần thành lập mộtk mạng lưới thông tin; thống nhất mẫu báo cáo thẩm định trong toàn chi nhánh NHĐT &PT.
- Cần tăng cường hoạt động của bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro thuộc NHĐT &PTVN để có thể cung cấp thông tin thường xuyên cho các chi nhánh của mình.
- NHĐT &PTVN cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh. Cần tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định ở mỗi chi nhánh. Bên cạnh đó, NHĐT &PTVN cần tích luỹ các chỉ tiêu dự án sau khi đã kiểm chứng qua thực tế cùng với việc sưu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn. Tập hợp các tông tin về chất lượng phát triển của các ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc sẽ được NHĐT &PTVN xây dựng thành hệ thống thông tin của ngành và đưa lên mạng nội bộ.
- Định kỳ có tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong toàn hệ thống để làm bài học chung trong lĩnh vực đàu tư.
4. Với các khách hàng.
Để giúp cho BIDV Cầu giấy có thể nâng cao chất lượng thẩm định dự án, có quyết định chính xác trong quyết định cho vay đói với dự án, tránh những trường hợp từ chối không cho vay những dự án có hiệu quả do nguyên nhân từ công tác thẩm định làm mất cơ hội đầu tư của dự án. Các doanh nghiệp có dự án xin vay vốn tại BIDV Cầu giấy cần phải cung cấp đầy đủ những tài liệu cần thiết và trung thực cho chi nhánh đúng như quy định, để công tác thẩm định được tiến hành
nhanh chóng hơn. Đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp vì khi đánh giá dự án, nếu ngân hàng không thấy được những rủi ro, vì những rủi ro này đã bị doanh nghiệp giấu đi. Thì khi rủi ro xảy ra thì hậu quả doanh nghiệp cũng phải chịu.
Các chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xây dựng và lập dự án đúng nội dung quy định của các văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Chủ đầu tư phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án như: bảng tính vốn đầu tư theo khoản mục, bảng tính huy động vốn theo chương trình đầu tư và thực hiện dự án, bảng tính vốn hoạt động, bảng tính khả năng trả nợ theo cả gốc và lãi. Các chủ đầu tư phải tính toán đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn lưu động, chi phí đầu tư bổ sung đối với những dự án có vòng đời kéo dài, đây là những vấn đề mà hiện nay khách hàng chưa thực hiện đúng yêu cầu của ngân hàng
Các chủ đầu tư cần tự nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, cần nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự hiệu quả. Khi thi công dự án cần đảm bảo đúng những nội dung đã lập ra trong dự án theo đúng kế hoạch, cần phối hợp với ngân hàng giải quyết các bất trắc xảy ra trong quá trình thi công của Doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Có thể nói ngân hàng là huyết mạch của nền Kinh Tế Quốc Dân, các hoạt động của ngân hàng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến toàn bộ đời sống xã hội nước ta hiện nay.
Là một chi nhánh của ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam. Một trong năm ngân hàng thương mại Quốc Doanh hiên nay, trong những năm qua chi nhánh BIDV Cầu giấy không ngừng vươn lên tự khẳng định mình và vai trò của minh trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Chi nhánh luôn vươn lên hoàn thành xuất xắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, khẳng định vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam.
Thông qua bài viết chúng ta có thể thấy được ngân hàng vẫn còn một số bất cập, đặc biệt là trong công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Trong thời gian tới với sự quyết tâm của chi nhánh nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung, công tác này sẽ được hoàn thiên hơn nữa.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu... 2
Chương 1: Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 3
1. Khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 3
1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam... 3
1.1. Lịch sử hình thành... 3
1.2. Chức năng và nhiệm vụ... 4
2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 4
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 6
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 7
2.3.1. Thuận lợi... 7
2.3.2. Khó khăn... 7
2.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 8
2.5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban... 9
2.5.1. Phòng tín dụng... 9
2.5.2. Phòng thẩm định và quản lý tín dụng... 9
2.5.3. Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp... 9
2.5.4. Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân... 9
2.5.5. Phòng tiền tệ kho quỹ... 10
2.5.6. Phòng kế hoạch nguồn vốn... 10
2.5.7. Phòng tài chính kế toán... 10
2.5.8. Phòng tổ chức hành chính... 10
2.5.9. Phòng kiểm tra nội bộ... 10
2.5.10. Tổ thanh toán quốc tế... 10
2.5.11. Tổ điện toán... 11
3. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư và sự cần thiết khách quan phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư trong các NHTM... 11
3.1. Khái niệm... 11
3.2. ý nghĩa... 11
3.3. Sự cần thiết khách quan phải tiến hành thẩm định dự án đầu tư... 12
3.3.1. Đối với nhà đầu tư... 12
3.3.2. Đối với ngân hàng... 13
3.3.3. Đối với xã hội và các cơ quan quản lý Nhà nước... 14
4. Kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy (2004 – 2006)... 14
4.1. Huy động vốn... 14
4.2. Hoạt động tín dụng và công tác xử lý nợi xấu... 18
4.3. Hoạt động dịch vụ... 19
4.4. Công tác phát triển mạng lưới... 20
4.5. Hoạt động Tài chính – Kế toán – Kho quỹ... 20
II. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 21
1. Đánh giá tình hình đầu tư theo dự án tại chi nhánh... 21
1.1. Quy trình thẩm định dự án tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 22
1.2. Nội dung công tác thẩm định dự án đầu tư tại BIDV Cầu Giấy... 24
2. Giới thiệu dự án cụ thể... 30
2.1. Giới thiệu và đánh giá về doanh nghiệp... 30
2.2. Giới thiệu về dự án... 34
2.3. Phân tích tài chính dự án... 35
III. Một số đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 43
1. Những ưu điểm đạt được... 43
2. Những hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dựo án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cầu Giấy... 44
3. Một số nguyên nhân chính gây ra các hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án tại BIDV Cầu Giấy... 47
3.1. Nguyên nhân khách quan... 47
3.2. Nguyên nhân chủ quan... 49
Chương II: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Cầu GIấy... 52
I. Định hướng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tạii BIDV Cầu Giấy... 52 III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính 54
dự án đầu tư tạii BIDV Cầu Giấy...
1. Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định tài chính dự án.... 54
2. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng và thẩm định. 63 3. Giải pháp về trang thiết bị ngân hàng... 65
4. Tăng cường công tác thu thập và xử lý thông tin... 66
5. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành... 69
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Cầu Giấy... 70
1. Với chính phủ và các bộ ngành liên quan... 70
2. Với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại khác... 72
3. Với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam... 73
4. Với khách hàng... 74