Các tác nhân ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 58 - 64)

I, Các xu hướng phát triển của huyện Gia Lâm và thành phố Hà Nội có tác động đến quy hoạch chợ và siêu thị trên địa bàn huyện Gia Lâm

1. Xu hướng phát triển của thành phố Hà Nộ

1.2, Các tác nhân ảnh hưởng

a, Môi trường trong nước ảnh hưởng đến ngành thương mại Hà Nội

- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ở nước ta đã tạo ra những thuận lợi và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Hà Nội

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, một yếu tố đặc thù thuận lợi cho phát triển xuất khẩu của Hà Nội là xu hướng liên kết hợp tác giữa các thủ đô, thành phố lớn trong khu vực. Với vị thế là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa lớn của cả nước, Hà Nội có thể tập trung khai thác vị thế để tạo nên môi trường đầu tư có sức hấp dẫn cao, tiếp tục thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, tạo dựng và phát triển một số ngành mũi nhọn quan trọng có hàm lượng chất xám và công nghệ cao; phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Song, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những khó khăn trong nước chưa thể khắc phục ngay làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Hà Nội như: năng lực cạnh tranh quốc gia hay chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có sự

giảm sút trong những năm gần đây. Lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang giảm dần. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu còn nhiều hạn chế. - Môi trường trong nước ảnh hưởng đến thương mại nội địa

+ Các chiến lược và đề án phát triển thương mại nội địa và xuất khẩu hàng hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của Chính phủ đang được thực hiện, trong đó có xác lập các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển ngành thương mại cả nước, tạo thuận lợi cho phát triển ngành thương mại ở các Tỉnh, Thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng.

+ Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao là cơ sở kinh tế để phát triển ngành thương mại cả nước nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng. Xu hướng tiêu dùng, đặc biệt là của thanh niên ở các thành phố đã bắt đầu theo kịp xu hướng tiêu dùng trong khu vực. Cơ cấu dân số trẻ (57% dân số có độ tuổi <30 và sau 15 năm tỷ lệ này là 50%) năng động, có học vấn cao với sở thích mua sắm hàng hóa thời trang, sử dụng các dịch vụ phân phối văn minh, hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại…sẽ tạo nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành thương mại.

+ Một số nhà phân phối lớn trong nước đang gấp rút xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối hiện đại đến các tỉnh và thành phố cả nước, tạo cơ hội phát triển các cơ cấu hiện đại của ngành thương mại.

+ Hội nhập kinh tế của Việt Nam vào khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng hơn, do đó một mặt tạo sức ép cạnh tranh buộc các ngành sản xuất phải thực hiện và tham gia vào phân công lao động xã hội, nhờ vậy mở rộng được nhu cầu sử dụng dịch vụ phân phối hàng hóa của các ngành sản xuất, tạo cơ sở phát triển cho ngành thương mại nói chung và ngành thương mại Hà Nội nói riêng với lợi thế không chỉ về dung lượng thị trường hàng hóa mà còn nhờ vị trí phát luồng bán buôn trong vùng và trung tâm giao dịch quốc tế. Mặt khác, tạo khả năng thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển cơ cấu thương mại hiện

đại cho Hà Nội, như các khu trung tâm thương mại và mua sắm lớn, đại siêu thị, chuỗi siêu thị và cửa hàng, cửa hàng bách hóa lớn, kho bán buôn, chợ bán buôn nông sản hiện đại, sàn giao dịch…

+ Xuất khẩu hàng hóa ngày càng được các ngành kinh tế quan tâm phát triển nên cũng tạo thêm nhiều cơ hội xuất khẩu dịch vụ phân phối cho ngành thương mại Hà Nội.

+ Sự thâm nhập của nhiều dòng hàng hóa từ thị trường thế giới vào Việt Nam, một mặt cũng tạo nhiều cơ hội cho ngành thương mại Hà Nội tìm kiếm được giá trị gia tăng khi tham gia cung ứng các dịch vụ phân phối những hàng hóa này trên thị trường nội địa.

+ Những dòng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam với số lượng dự báo 5 triệu người/năm cùng với những nhu cầu mua sắm của họ cũng tạo cơ hội phát triển ngành thương mại Hà Nội, với ưu thế là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, sự suy giảm của ngành du lịch Việt Nam hiện nay trước tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới cũng tác động tiêu cực đến du lịch của Hà Nội, làm giảm cơ hội phát triển của ngành thương mại trong những năm trước mắt.

+ Những dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam với dự báo gia tăng nhanh cũng sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển cho ngành thương mại Hà Nội khi tham gia cung ứng các dịch vụ phân phối hàng hóa nguyên liệu và sản phẩm của đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, tác động của khủng hoảng kinh tế cũng đang làm suy giảm các dòng vốn đầu tư này và làm giảm các cơ hội của ngành thương mại những năm trước mắt.

+ Cơ sở hạ tầng trong nước phát triển nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng lưu thông và phân phối hàng hóa của ngành thương mại Hà Nội đến các vùng, khu vực trong cả nước và thị trường thế giới.

+ Các ngành dịch vụ tài chính, khoa học-công nghệ, ngân hàng, bưu chính- viễn thông, vận tải…phát triển nhanh và chất lượng hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ, thông tin…trong các hệ thống phân phối hàng hóa, nhờ vậy thúc đẩy nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí lưu thông, tạo giá trị gia tăng cao hơn cho ngành thương mại Hà Nội.

+ Cải cách hành chính nhà nước và vai trò, chức năng của Chính phủ được thực hiện tốt hơn cũng sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội.

Bên cạnh đó, những thách thức đối với sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội với những cơ hội phát triển từ môi trường trong nước cũng tập trung vào những điểm yếu của ngành, như chưa có chiến lược phát triển ngành, cơ cấu chưa được xây dựng và phát triển hợp lý, quy mô nhỏ bé, phân bố tự phát, trình độ chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa thấp, kết cấu hạ tầng của ngành thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống thông tin trong ngành chưa được xây dựng hoàn thiện, sự hỗ trợ của Nhà nước chưa thật tích cực và chưa có hiệu quả. Sức ép cạnh tranh từ quá trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam khi đã là thành viên chính thức của WTO ngày càng gay gắt. Sự hiện diện của các nhà phân phối chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo áp lực cạnh tranh cho các nhà phân phối trong nước.

b, Môi trường quốc tế

- Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến xuất khẩu

Nền kinh tế thế giới đang có những vận động mạnh mẽ theo xu hướng chuyển dịch từ Tây sang Đông, đó và đang ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược phát triển kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khu vực châu Á- Thái Bình Dương, từ chỗ chỉ chiếm gần 21% tỷ trọng thương mại quốc tế vào năm 1990, đến nay đó được coi là khu vực phát triển sôi động nhất thế giới và

chiếm tới trên 30% thị phần trong xuất khẩu toàn cầu. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang nổi lên trở thành những quốc gia có vị thế và tầm ảnh hưởng không nhỏ trong nền kinh tế thế giới. Nằm trong khu vực năng động này, hoạt động ngoại thương của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng sẽ được hưởng những ngoại ứng tích cực.

Tăng trưởng kinh tế thế giới giai đoạn 2009-2010 có nhiều khả năng tiếp tục suy giảm và đi kèm theo đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả những quốc gia bạn hàng nhập khẩu lớn của Việt Nam, sẽ tiếp tục giảm sút nghiêm trọng. Đây là những yếu tố cản trở đến mục tiêu phát triển xuất khẩu của Hà Nội. Bên cạnh đó, những bất ổn khó lường về an ninh- chính trị- xã hội như chiến tranh, khủng bố, thiên tai, dịch bệnh đều là những nguy cơ tiềm ẩn và hoàn toàn có thể dẫn đến những khủng hoảng ở quy mô khu vực hay thế giới.

Dưới sức ép của toàn cầu hóa kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại tinh vi hơn như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá…ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.

- Môi trường quốc tế ảnh hưởng đến thương mại nội địa

+ Thị trường dịch vụ bán lẻ của Việt Nam được đánh giá có sức hấp dẫn số 1 trên thế giới, vì vậy được nhiều tập đoàn và công ty thương mại bán buôn và bán lẻ trên thế giới nhắm tới, trong đó thị trường Hà Nội với lợi thế riêng nên sẽ thu hút được nhiều đối tác => tạo thêm những thuận lợi để phát triển ngành thương mại, vừa báo hiệu những xung đột có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp thương mại của Hà Nội và các nhà phân phối nước ngoài.

+ Những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong nước sẽ gia tăng những tác động của thị trường dịch vụ phân phối thế giới đến sự phát triển của ngành thương mại Hà Nội. Đến nay, Việt Nam đã mở cửa thị

trường dịch vụ phân phối gồm cả 4 phân ngành theo cam kết gia nhập WTO. Cùng với quá trình thực thi các cam kết của Việt Nam, sự tham gia của các nhà phân phối bán buôn, bán lẻ hàng đầu thế giới ở Hà Nội vừa tạo cơ hội hợp tác giữa các nhà phân phối trong nước với các đối tác này, vừa cải thiện cơ cấu thương mại hiện đại, đồng thời tạo sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành.

+ Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới với những đặc trưng như mức độ tập trung hơn, các cửa hàng nhỏ truyền thống được thay thế bằng những cửa hàng bách hóa lớn hơn, quy mô trung bình của một cửa hàng tăng lên cả về doanh thu và lao động, mật độ phân bố cửa hàng bán lẻ giảm xuống. Vai trò của các nhà bán buôn truyền thống suy giảm, nhưng vai trò của các nhà bán buôn hiện đại tăng lên nhất là việc cung cấp trọn gói hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, hàng vật liệu và sản phẩm có số lượng lớn. Thị trường dịch vụ phân phối có xu hướng cạnh tranh cao, tác động của thương mại điện tử đến sự thay đổi toàn diện lĩnh vực phân phối, đặc biệt sự xuất hiện các cửa hàng, siêu thị ảo hoặc giao dịch giữa các doanh nghiệp… Kết luận: Những xu hướng trên sẽ có tác động và chi phối nhiều đến cơ cấu của từng phân ngành cũng như đến tầm quan trọng của từng phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối. Quá trình phát triển ngành thương mại Hà Nội cần được định hướng phù hợp với những xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối của thế giới để chủ động hội nhập vào thị trường dịch vụ phân phối toàn cầu. Hơn nữa, những xu hướng này cũng cho thấy rõ hơn thách thức của ngành thương mại Hà Nội trong thời gian tới, đặc biệt là những thách thức trong việc cải cách nhà bán buôn truyền thống sang các doanh nghiệp bán hàng, mạng lưới bán hàng, các nhà cung cấp dịch vụ phân phối chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng phát triển hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn huyện gia lâm (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w