Đẩy mạnh công tác xắp xếp doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp (Trang 50 - 54)

nghiệp nhà nước

- Trước hết cần phân loại, xác định rõ hai khu vực doanh nghiệp nhà nước: kinh doanh và công ích. Việc phân loại này dựa trên quy định của Luât doanh nghiệp nhà nước.Với các doanh nghiệp công ích chúng ta tiến hành:

+ chuyển sang chế độ khoán dịch vụ công ích thay cho chế độ bao cấp doanh nghiệp công ích.

+ Xã hội hoá các dịch vụ công ích thông qua các hình thức đấu thầu dịch vụ công ích, cho thuê doanh nghiệp công ích.

+ Tách phần kinh doanh của doanh nghiệp công ích để bớt phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách nhà nước.

- Đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh ta phân loại căn cứ vào các tiêu chí tầm quan trọng của ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết về tổ chức lại quy mô xác định tỷ lệ và tính chất cổ phần nhà nước, cho phép độc quyền hay khuyến khích cạnh tranh…Căn cứ vào các tiêu chí trên, các doanh nghiệp này đã được phân thành bốn nhóm:

+ Các doanh nghiệp nhà nước cần giữ hình thức 100% vốn.

Đây là các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng để đảm bảo tính chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước ở những lĩnh vực cần thiết hay các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi và vùng sâu,vùng xa.

Đây là các doanh nghiệp có vai trò khá quan trọng trong việc đảm bảo vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trong các lĩnh vực tạo ra các cơ sở cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế như khai thác khoáng sản, vận tải hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, kinh doanh xăng dầu…

+ Các doanh nghiệp cổ phần hoá toàn bộ hoặc một phần.

Đây là các doanh nghiệp không có tầm quan trọng đặc biệt đang hoạt động có lãi hoặc có triển vọng có lãi. Chúng ta sẽ tiến hành cổ phần hoá tuỳ sức mua của cán bộ công nhân viên và thị trường vốn, có thể cổ phần hoá toàn bộ hoặc một phần. + Các doanh nghiệp giao, bán, khoán và cho thuê.

Đây là các doanh nghiệp nhà nước không quan trọng có vốn dưới 1 tỷ đồng hoặc làm ăn yếu kém kéo dài mà nhà nước không cần phải nắm giữ, doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng thua lỗ kéo dài trên 2 năm liên tục mà nhà nước cũng không cần phải nắm giữ.

Với các doanh nghiệp này ta cổ phần hoá toàn bộ hoặc nếu không cổ phần hoá được thì tiến hành một trong các hình thức giao, bán, khoán và cho thuê.Với các doanh nghiệp yếu kém, không cần thiết tồn tại độc lập thì có thể sáp nhập vào các doanh nghiệp khác hoặc giải thể, phá sản.

- Để thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh, song song với việc thực hiện các phương án trên ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp kèm theo như sau:

+ Củng cố đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý các tổng công ty.

+ Kết hợp sắp xếp lại với đầu tư mới hoặc cải tạo hiện đại hoá các doanh nghiệp nhà nước cần thiết.

+ Các cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo đổi mới kinh tế và các Bộ ngành địa phương cần quán triệt nhận thức về các giải pháp sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đồng bộ các biện pháp sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

+ Tổ chức tuyên truyền vận động rộng rãi trong công chúng để nhận được các ý kiến xây dựng về đổi mới doanh nghiệp nhà nước, mặt khác hiểu rõ chính sách của nhà nước, hăng hái mua cổ phần, qua đó đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá. + Hình thành đồng bộ các loại thị trường, phát triển thị trường vốn (đặc biệt là thị

trường chứng khoán), phổ biến các phương thức định giá doanh nghiệp, cải tiến thủ tục hành chính liên quan.

+ Hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ mô. Cần làm lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ kiềm chế lạm phát nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng.

+ Điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh tế thị trường. Ban hành pháp lệnh về chống độc quyền, hạn chế các hoạt động đầu cơ, bán phá giá, lừa đảo làm ảnh hưởng không tốt đến sự vận hành của thị trường. Tạo các hành lang pháp lý thuận lợi cho việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

+ Xây dựng chương trình tổng thể quốc gia về cổ phần hoá. Xác định tổng số doanh nghiệp cần tiến hành cổ phần hoá của cả nước, của từng địa phương từng bộ ngành. Xác định lộ trình cổ phần hoá cụ thể cho từng ngành, từng địa phương, từng doanh nghiệp trong một lộ trình tổng thể của cả nước.

Quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bước đầu đã gặp phải nhiều khó khăn.Một trong những khó khăn chủ yếu là tiến độ cổ phần hoá còn khá chậm so với đòi hỏi của thực tiễn và so với tiến độ đặt ra. Theo một nguồn tin từ Tổng cục Thống kê, trong năm 2005, cả nước sẽ phải cổ phần hoá 724 doanh nghiệp mà trong 8 tháng đầu năm mới hoàn thành cổ phần hoá được 99 doanh nghiệp, đạt 15% so với yêu cầu. Nguyên nhân chính là do các bộ ngành địa phương chưa tích cực triển khai sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, trông chờ vào Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ xung phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp.

Tuy nhiên bước đầu quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã có được nhiều thành công nhất định, tạo được tiếng vang lớn trên thị trường vốn. Tháng 2/2005 đã tiến hành cổ phần hóa Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), Nhà nước giữ 80% vốn điều lệ của công ty, 20% còn lại được bán cho cán bộ nhân viên công ty và các cổ đông bên ngoài. Cuộc đấu giá cổ phần Vinamilk đã mang lại lợi nhuận cao cho Nhà nước, đem về cho Nhà nước gần 400 tỷ đồng. Thành công của việc đấu giá cổ phần Vinamilk còn khẳng định hiệu quả chủ trương của Chính phủ. Theo đó, đấu giá thông qua sàn giao dịch, hình thức mua bán công khai và công bằng, mang lại giá trị lợi nhuận nhiều hơn việc bán theo hình thức thông thường hoặc đấu giá không qua sàn mà lâu nay vẫn bị chỉ trích là thiếu minh bạch, chỉ phục vụ lợi ích một số ít nhà đầu tư hoặc thành viên trong DN cổ phần hóa.

Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi được cổ phần hoá đều có những bước chuyển biến tích cực, thích ứng được với cơ chế thị trường; trình độ quản lý và thiết bị công nghệ có nhiều tiến bộ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng vốn được bảo toàn và tăng thêm... Hầu hết các doanh nghiệp khi cổ phần hoá, trách nhiệm và sự đóng góp công sức của người lao động được nâng lên, công tác điều hành quản lý ngày càng chặt chẽ và hợp lý hơn nên đã giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi vậy, kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty đều có lãi và khắc phục được tình trạng hiệu quả sản xuất không cao, thậm chí bị lỗ khi còn là doanh nghiệp nhà nước. Các công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, vai trò của Hội đồng quản trị đã được nâng lên và đã chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh nên nhanh nhạy hơn trong việc tìm kiếm đối tác và thị trường mới…. Nhờ đó, việc sản xuất kinh doanh của hầu hết các công ty đều có mức tăng trưởng cao hơn so với bình quân 3 năm trước khi cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w