ĐOẠN 2001- 2005
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là một cơ thể sống thực sự với rất nhiều quá trình liên tục diễn ra có tác động ảnh hưởng lẫn nhau, chỉ cần
một khâu yếu kém sẽ kéo theo cả một hệ thống tụt hậu đi. Hoạt động đầu tư nằm trong số những hoạt động then chốt của TCT bởi vì có tác động rất lớn tới sự vận hành của các khâu khác.
1.3.1.Tình hình đầu tư chung
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung và của TCT nói riêng được cấu thành từ rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố định tính và yếu tố định lượng. Đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh của TCT là sự đầu tư cho các yếu tố cấu thành đó. Chi tiết hoạt động đầu tư của VNA chia theo đối tượng đầu tư được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.21 Cơ cấu vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006
Nội dung Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tổng
Qui mô đầu tư Tỷ đồng 413,70 918,80 4103,30 7676,80 1682,51 4348,10 19143,21 1.Phát triển đội Bay Giá trị Tỷ đồng 240,00 538,00 3809,40 7343,70 1166,40 2697,00 15794,50 Tỷ trọng % 58,01 58,55 92,84 95,66 69,32 62,03 82,51 2.XDCB và TTB Giá trị Tỷ đồng 88,20 272,30 114,50 115,20 225,30 1287,00 2102,50 Tỷ trọng % 21,32 29,64 2,79 1,50 13,39 29,60 10,98 3.Nhân lực Giá trị Tỷ đồng 45,30 56,70 91,80 115,40 159,11 185,90 654,21 Tỷ trọng % 10,95 6,17 2,24 1,50 9,46 4,28 3,42 4.Quảng cáo và Xúc tiến TM Giá trị Tỷ đồng 40,20 51,80 87,60 102,50 131,70 178,20 592,00 Tỷ trọng % 9,72 5,64 2,13 1,34 7,83 4,10 3,09 5.Khác Giá trị Tỷ đồng 72,20 54,60 43,50 100,70 40,20 151,00 462,20 Tỷ trọng % 17,45 5,94 1,06 1,31 2,39 3,47 2,41
Nguồn: Ban Tài chính - Kế toán
Qui mô vốn đầu tư nhìn chung tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư cuối thời kỳ đạt 19143,21 tỷ đồng.Hiện tại, hoạt động đầu tư của VNA được chia thành hai mảng lớn, đầu tư vào tài sản cố định và đầu tư khác. Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định bao gồm đầu tư phát triển đội bay và đầu tư xây dựng
cơ bản và trang thiết bị, chính vì những tài sản này đòi hổi có nguồn vốn lớn nên đầu tư vào tài sản cố định chiếm phần lớn trong tổng đầu tư chung.
Biểu đồ 1.13 Tỷ trọng vốn đầu tư theo các nội dung của VNA giai đoạn 2001 - 2006
Biểu đồ trên cho thấy rất rõ ràng vốn đầu tư cho phát triển đội bay luôn lớn nhất trong cơ cấu đầu tư, đứng thứ hai là đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị. Vốn đầu tư cho phát triển đội bay có xu hướng tăng và đạt cao nhất vào năm 2004, tiếp theo là năm 2003. Điều này có thể được lý giải là do trong hai năm này, TCT tăng cường vào đội bay bốn chiếc A321 khiến tổng đầu tư tăng lên đột biến. Trong cả thời kỳ, vốn đầu tư cho phát triển đội bay đạt 15.794,5 tỷ đồng chiếm 82,51% tổng đầu tư chung. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị đạt 2102,5 tỷ đồng, chiếm gần
11%. Vốn đầu tư cho nhân lực, quảng cáo và xúc tiến thương mại, các đầu tư khác chỉ đạt 1.708,41 tỷ đồng chiếm 8,9% tổng đầu tư chung, tương ứng 1/9 vốn đầu tư phát triển đội bay, thậm chí còn chưa bằng đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị.
Một cách khái quát, vốn đầu tư của TCT tăng qua các năm, cơ cấu vốn phân bổ không đều, chủ yếu dành cho đầu tư tài sản cố định.