3. Sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư
1.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ
Tình hình.
Cơ cấu thực hiện vốn đầu tư phát triển theo địa phương và vùng lãnh thổ thời gian qua như sau:
(đơn vị: %) 1996-20 00 2001-20 04 1996-20 04 2005
- Vùng miền núi phía Bắc 7 7,1 7,05 9.7
- Đồng bằng Bắc bộ 28,3 27,7 28 23,1
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
16,4 17,4 16,9 21
- Vùng Tây Nguyên 4,1 4 4,05 5,1
- Vùng Đông Nam Bộ 31,3 30,6 30,95 24,8
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 12,9 13,2 13,05 16,3
Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB Chính trị quốc gia,2006.
Ở nước ta thời gian qua, các vùng kinh tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, các đô thị, các địa bàn, lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm. Trong đó vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trung ương chiếm đa phần, song từ năm 1999,tỉ trọng của loại vốn này
giảm dần từ 56,9% xuống 50,2% năm 2004. Điều này thể hiện xu hướng phân cấp quản lí đầu tư trong những năm gần đây. Vốn đầu tư xã hội được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm là vùng đồng bằng Bắc bộ và vùng Đông Nam bộ. Hai vùng có tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư xã hội nhỏ nhất là vùng miền núi phía Bắc và vùng núi Tây Nguyên, cộng cả hai vùng cũng chưa bằng vùng kinh tế trọng điểm. Thời kỳ 1996-2000, Vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước chiếm 53,5% vốn đầu tư phát triển(vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 25,5%,vùng Đông Nam Bộ chiếm 28%), các tỉnh miền núi phía Bắc chiếm 7,6%, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 14%,vùng Duyên hải Nam Trung Bộ chiếm 11,6%. Các tỷ lệ này tương ứng với năm 2001 là 52,75%; 7,79%; 14,9%,11,8% và năm 2002 là 51,74%; 8,02%; 15,13%,12,3%. Những năm gần đây nhà nước đã có những chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ bằng các chính sách khuyến khích đầu tư vào những vùng còn ít vốn đầu tư..Để chính sách của nhà nước phát huy có hiệu quả trong thời gian tới Nhà nước sẽ chỉ đạo tập trung phát triển hệ thống giao thông,cơ sở hạ tầng cũng như đẩy nhanh tốc độ hình thành các tuyến hành lang kinh tế, ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tín dụng nhà nước và nguồn ODA đầu tư dứt điểm hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng; điều chỉnh chính sách tài chính cho các tỉnh trong vùng thông qua việc phân bổ hợp lý nguồn thu từ việc sử dụng tài nguyên…
Cơ cấu đầu tư theo lãnh thổ phát triển và kém phát triển thể hiện qua bảng: Đơn vị tính: % Loại vùng 1996-2000 2001-2004 1996-2004 Vùng phát triển 62,7 61,6 62,1 Các vùng còn lại 37,3 38,4 37,9 Chung cả nước 100 100 100
Nguồn: Ngô doãn Vịnh “ Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển” NXB
Chính trị quốc gia,2006.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, theo quyết định của Thủ tướng, bao gồm 8 tỉnh, TP: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh.
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 được thực hiện đối với 5 tỉnh, TP: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: bao gồm 7 tỉnh thành gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh và Long An. Tốc độ tăng trưởng của vùng KTTĐ PN có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Nếu vùng này tăng trưởng được 1% thì cả nước tăng 0,3%. Vốn đầu tư nước ngoài có những thay đổi tích cực,trong 5.452 dự án có số vốn đăng ký là 46,8 tỉ USD,Thành phố HCM chiếm 44% về số dựa án và 35,4% về vốn đăng ký.Mặc dù chỉ đứng thứ 7 trong danh sách các địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài,với những tiến bộ vượt bậc,Phú Yên đang dẫn đầu các tỉnh phía Nam với 39 dự án,tổng vốn gần 2 tỉ USD.
Vùng kinh tế đông nam bộ là một trong hai khu vực thu hút nguồn vốn FDI lớn nhất trong cả nước. Theo ông Trần Minh Phúc, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, đầu tư từ FDI đã mang lại giá trị kinh tế và xã hội lớn khi khu vực này đóng góp đến 36% trong GDP (tổng giá trị sản phẩm quốc nội) của tỉnh. Xuất khẩu đạt trên 2,4 tỷ USD trong năm 2004, chiếm phần lớn tổng giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Tại Bình Dương có gần 880 dự án của doanh nghiệp FDI, nhiều gấp 20 lần số doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn. Chính vì vậy khu vực đầu tư nước ngoài đã tạo ra 46% giá trị cho GDP của Bình Dương.
-Sự chênh lệch về tỷ trọng vốn đầu tư giữa các vùng chưa có xu hướng thu hẹp lại. Sự chênh lệch lớn về cơ cấu vốn đầu tư là nguyên nhân làm cho vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên có nguy cơ tụt hậu,chậm phát triển .Tỷ lệ đầu tư của các vùng miền Núi phía Bắc, Duyên hải Miền Trung, vùng Tây Nguyên vẫn còn ở mức khiêm tốn (chỉ ở mức từ 8 đến 12% tổng mức đầu tư toàn xã hội), vốn đầu tư vẫn tập trung cao ở các vùng Đồng bằng sông Hồng (khoảng 24%) và vùng Đông Nam bộ (khoảng 27%).Vùng Bắc Trung bộ,Tây Nguyên,Tây Bắc Bộ cơ sở hạ tầng còn khó khăn nên không thu hút được đầu tư khiến cho chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng ngày càng gia tăng. Đầu tư cho các công trình liên vùng, liên tỉnh còn kém, bị chia cắt theo địa giới hành chính địa phương
-Đầu tư theo vùng lãnh thổ chuyển biến còn chậm.Tỷ trọng đầu tư vào 3 vùng kinh tế trọng điểm là: Đồng bằng sông Hồng,Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ những năm 1996-2000 đã có sự giảm sút so với những năm 1991-1995.
2. Đánh giá chung về hiện trạng cơ cấu đầu tư ở Việt nam. 2.1 Những thành quả đạt được.
- Cơ cấu đầu tư bước đầu thay đổi theo hướng hợp lí hơn , phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì CNH và HĐH. Trong điều kiện khối lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội còn hạn chế và nhất là nguồn vốn tập trung của nhà nước còn thấp nhưng bằng cách huy động ngày càng hợp lí hơn mọi nguồn vốn xã hội, đặc biệt vốn trong dân, sử dụng ngày càng hiệu quả phương pháp huy động vốn thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đang thay đổi theo chiều hướng tích cực.
- Cơ chế bao cấp trong đầu tư từng bước được hạn chế và xóa bỏ dần cả về mức độ lẫn phạm vi.Mọi tiềm năng cho đầu tư phát triển được huy động.
- Nguồn vốn trong nước ngày càng được huy động nhiều thông qua nhiều hình thức và sử dụng có hiệu quả trong khi vẫn coi nguồn vốn nước ngoài là quan trọng .
- Cơ cấu đầu tư theo ngành chuyển hướng tích cực tiến tới hình thành cơ cấu ngành hợp lí bao gồm cả ngành sản xuất vật chất,dịch vụ và những ngành không vì mục tiêu lợi nhuận. đầu tư chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả và phát huy được lợi thế từng vùng, từng ngành, từng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; đầu tư chiều sâu, bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến trong các ngành công nghiệp; xây dựng và chuẩn bị xây dựng một số cơ sở công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, viễn thông, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn, du lịch, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Vốn đầu tư đã tập trung cho phát triển nguồn nhân lực: giáo dục, khoa học công nghệ, môi trường, y tế xã hội, các chương trình quốc gia, xoá đói giảm nghèo và ưu tiên đầu tư thực hiện phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Tây Nguyên, Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh còn khó khăn, các vùng thường bị thiên tai, bão lụt.
- Cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương có những chuyển biến tích cực, góp phần hình thành nên vùng chuyên môn hóa tập trung,khu kinh tế trọng điểm,phát huy được lợi thế so sánh trong từng vùng.
2.2 Những hạn chế còn tồn tại.
- Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lí. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của đất nước rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của các nguồn vốn thấp.
- Cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn còn thiếu đồng bộ,chưa mang tính khuyến khích và hấp dẫn cao, thiếu tính năng động sáng tạo. Các bộ, ngành còn trông chờ ỷ lại vào vốn ngân sách. Các thể chế thị trường như thị trường vốn, hệ thống ngân hàng…chưa phát triển đồng bộ, đa dạng và rộng khắp, năng lực còn hạn chế.
- Hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư chưa cao, còn dàn trải, lãng phí và thất thoát lớn trong đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là từ vốn ngân sách nhà nước. Chưa phát huy lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế.
- Cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng chưa chuyển dịch mạnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng ngành và từng vùng, chưa tạo ra được cơ cấu có khả năng khai thác tối đa thế mạnh trong từng ngành và từng vùng phát triển.
2.3. Nguyên nhân.
- Tổng nguồn vốn đầu tư thấp do xuất phát điểm thấp, tích lũy nội bộ của nền kinh tế thấp khiến cho việc phân bổ vốn đầu tư còn bị co kéo bởi nhiều phía, chưa đảm bảo yêu cầu phát triển.
- Chính sách nhà nước còn thiếu tính đồng bộ. Quản lý nhà nước về quy hoạch còn nhiều yếu kém mà biểu hiện rõ nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước; thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Nhiều cơ quan nhà nước, nhiều cá nhân có trách nhiệm chưa quan tâm đúng mức và chưa nhận thức đúng đắn về công tác quy hoạch, trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đủ tầm... Quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân chưa được thể chế hoá; phương pháp lập quy hoạch chưa thống nhất; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, nên xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; thiếu quy chế phê duyệt thống nhất.
Nhận thức về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế còn nhiều điểm chưa thống nhất; việc phân định nội dung cũng như
phạm vi giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng còn nhiều điểm chưa rõ.
Các quy hoạch ngành, tuy đã xác định rõ hơn những ngành thuộc loại quy hoạch "mềm" và quy hoạch "cứng", nhưng ngay đối với các ngành sản phẩm chủ lực cần được lập quy hoạch cũng chưa được xác định ở cấp nhà nước.
- Về trách nhiệm của các cơ quan quản lý: còn buông lỏng trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng. Việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cho các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện tương đối mạnh. Tuy nhiên, cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện tại thiếu các chế tài, những quy định cụ thể (kể cả biện pháp hành chính) nhằm kiểm soát và hạn chế được việc phê duyệt dự án đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.
- Công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa đáp ứng được các yêu cầu theo quy định, một mặt do đội ngũ cán bộ chưa được chuẩn bị chu đáo, cán bộ nghiệp vụ còn thiếu kinh nghiệm, chưa có hệ thống thông tin phục vụ hoạt động giám sát. Năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế .Đồng thời có một bộ phận cán bộ thoái hóa biến chất tham ô tham nhũng gây thất thoát, lãng phí trong các công trình dự án
- Môi trường đầu tư chưa thông thoáng hợp lí để khuyến khích đầu tư cả trong và ngoài nước.
PHẦN BA : PHƯỚNG HƯỚNG & GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU ĐẦU TƯ THEO HƯỚNG HỢP LÍ
1. Quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ cấu đầu tư &phương hướng thực hiện. thực hiện.
1.1 Quan điểm của Đảng
Đảng và nhà nước ta nhận thức rõ tác động của cơ cấu đầu tư đến cơ cấu kinh tế cũng như tới sự tăng trưởng kinh tế, chính vì vậy đã có sự chú trọng đến mục tiêu chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lí.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 33/2004/CT-TTg về Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010: “Coi trọng việc
huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước (vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý) để phát triển lực lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả kinh tế. Hoàn chỉnh một bước cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế khuyến khích để đầu tư thích đáng cho các vùng kinh tế trọng điểm; hỗ trợ đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”
1.2 Mục tiêu chiến lược.
1.2.1 Mục tiêu tổng quát kinh tế- xã hội(2006-2010)
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cảu nhân dân.Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp thoe hướng hiện đại vào
năm 2020. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.Tiếp tục củng cố và mở rộng các quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt nam trong khu vực và trên trường quốc tế
Tổng sản phẩm trong nước(GDP) năm 2010 theo giá so sánh gấp hơn 2,1 lần so với năm 2000.tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 7,5-8% phấn đấu đạt trên 8%.Qui mô GDP đến năm 2010 đạt khoảng 1690- 1760 nghìn tỉ đồng( theo giá hiện hành) tương đương với 94-98 tỉ $ và GDP bình quân đầu người khoảng 1050-1100 $
Giá trị tăng thêm của ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đạt 3-3,2% Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng 9,5-10,2% Giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ tăng 7,7-8,2%.
Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP đến năm 2010 dự kiến :nông lâm nghiệp và thủy sản khoảng 15-16%; công nghiệp và xây dựng khoảng 43-44%; các ngành dịch vụ chiếm khoảng 40-41%.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 16% năm, đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 770-780 USD người, gấp đôi năm 2005.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40% tổng lao động xã hội.Tỉ lệ thất nghiệp đô thị xuống dưới 5% năm 2010,giải quyết thêm việc làm bình quân mỗi năm trên 1,6 triệu lao động,trong đó 50% là lao động nữ.
Giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10-11% vào năm 2010…
1.2.2 Mục tiêu cụ thể của đầu tư (2006-2010)