Sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ giáo viên.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Trang 28 - 35)

M ỗi lớp được giao cho trồng và chăm sóc một bồn cây trong sân trường.

2.4.4Sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ giáo viên.

Sự vào cuộc của đội ngũ cán bộ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ

nhiệm là một nhân tố quan trọng tạo nên chất lượng, hiệu quả công việc. Để có được đội ngũ CBGV nhiệt tình, rất trách nhiệm và rất chuyên môn…tôi đã thực hiện có hiệu quả 5 giải pháp cơ bản sau đây:

Một là: Giữ vững và phát huy nề nếp, kỉ cương, truyền thống của nhà trường.

Hai là: Nhà trường luôn tạo ra sự nhập cuộc thuận lợi và cơ hội cho

giáo viên thể hiện, tự khẳng định mình(đặc biệt là với giáo viên mới về trường, giáo viên trẻ mới ra trường).

Ba là: Giao việc cụ thể tới từng cán bộ giáo viên và có kiểm tra,

đánh giá tinh thần trách nhiệm và sự phối kết hợp giữa GVCN với các tổ

chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường khi thực hiện các hoạt động giáo

dục nói chung, hoạt động giáo dục NGLL nói riêng.

Bốn là: Ban giám hiệu nhà trường gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động bởi chính sự nhiệt huyết, say sưa vào cuộc của CBQL cũng là yếu tố tác động hiệu quả đến đội ngũ giáo viên, bởi “ Cán bộ nào phong trào

ấy

Năm là: Tất cả các lực lượng trong trường phải có sự phối kết hợp tốt để tạo sự thành công cao nhất của công việc.

2.5 Biện pháp 5:

Xây dựng các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục NGLL.

Bất cứ một hoạt động nào cũng đều cần có những điều kiện để hoạt động đó được triển khai đạt hiệu quả. Với hoạt động giáo dục NGLL cần

Thứ nhất: Xây dựng hệ thống các qui định, tiêu chí phục vụ cho hoạt động giáo dục NGLL(qui định về nề nếp, tiêu chí đánh giá thi đua…)

Thứ hai: Tăng cường CSVC, trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động giáo dục NGLL: sân chơi, bãi tập, dụng cụ TDTT, nhạc cụ, sách

tham khảo,

loa đài, băng đĩa, máy chiếu, nối mạng WiFi, tiến tới xây dựng thư viện điện tử để phục vụ việc tra cứu các tư liệu, tài liệu của giáo viên…

Thứ ba: Xây dựng mẫu thiết kế chung giáo án hoạt động giáo dục

NGLL và nội dung bắt buộc cho từng hoạt động của từng tháng để dùng cho toàn khối, toàn trường.

Thứ tư: Xây dựng phòng truyền thống để giáo dục truyền thống nhà

trường cho học sinh, phục vụ một số hoạt động giáo dục như: Chủ đề của

tháng 9,11,1,4,5.

Thứ năm: Tổ chức trồng cây xanh hằng năm để tạo môi trường sư

phạm “ Xanh-sạch-đẹp”, giáo dục lao động qua việc trồng và chăm sóc

các bồn hoa, cây xanh trong trường được phân công cho từng lớp học sinh.

Thứ sáu: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để huy động các

nguồn lực cho hoạt động giáo dục NGLL. Xây dựng Quĩ hoạt động giáo

dục NGLL từ sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo

tâm trong và ngoài xã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc vận động, tuyên truyền để các nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí tổ

chức các cuộc thi, các hoạt động giáo dục NGLL... cho học sinh được thực

hiện nhân dịp Khai giảng năm học mới hoặc nhân một ngày Lễ có ý nghĩa trong năm học và được công khai ngay sau khi kết thúc buổi Lễ phát động

quyên góp, ủng hộ; đồng thời cuối năm học nhà trường báo cáo việc thu-

Các nhà hảo tâm dự Lễ khai giảng và ủng hộ Quĩ HĐGDNGLL / năm

Các nhà hảo tâm ủng hộ Quĩ hoạt động giáo dục NGLL

Theo tổng kết, vào đầu năm học, nhà trường vận động các tổ chức, cá

nhân ủng hộ Quĩ HĐGD NGLL được khoảng từ 12 triệu đến 2 chục triệu đồng ( HS không phải đóng góp) Ngoài ra, cần phối hợp tốt với Hội CMHS, Đoàn TNCS HCM của xã trong việc thiết kế nội dung hoạt động,

nâng cao chất lượng tổ trọng tài bóng đá Nhi đồng, cờ vua, bóng bàn, kéo

co…Chúng tôi đã duy trì trong thành phần Ban giám khảo, tổ trọng tài có

khách quan và không khí của các cuộc thi đồng thời gắn trách nhiệm, tình cảm của họ với mọi công việc của nhà trường.

2.6 Biện pháp 6:

Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Cũng như phương pháp dạy học, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cần được đổi mới theo hướng sau:

Một là: Đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục NGLL, khắc

phục tính chất đơn điệu, lặp đi lặp lại các hình thức đã quá quen thuộc với

học sinh gây ra nhàm chán, tẻ nhạt với các em. Cụ thể là phải nắm chắc

nội dung, mục tiêu hoạt động của từng giai đoạn, từng thời kì. Lựa chọn

hình thức hoạt động phù hợp, gắn đổi mới các hình thức hoạt động phù hợp.

Ví dụ như việc các sân chơi trí tuệ cho học sinh cũng cần được đổi

mới cả hình thức và phương pháp tổ chức.

Hai là: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong

hoạt động giáo dục NGLL, khắc phục tính chất áp đặt, làm thay học sinh. Phát huy cao độ khả năng của các cá nhân điển hình, khéo léo cuốn hút

mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các hoạt động.

Ba là: Tăng cường sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học vào hoạt động giáo dục NGLL. Đặc biệt chú ý ứng dụng CNTT trong những

hoạt động cụ thể để tạo ra hứng thú bất ngờ cho học sinh.

Bốn là: Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là một khâu trong

quá trình đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục NGLL. Khi đánh giá phải bám sát mục tiêu để xem xét mức độ thực hiện hoạt động

của học sinh, coi trọng kĩ năng, hành vi, thái độ và coi đó là yêu cầu cơ

bản cần đạt được sau khi tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để tránh hiện tượng nhàm chán, dứt khoát phải đổi mới cả nội dung

và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL nhằm thu hút học sinh

tham gia tích cực, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và xây dựng “ Trường học thân thiện- học sinh tích cực”.

II.KẾT QUẢ

Qua thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục NGLL theo từng chủ điểm

và có thể tổ chức dưới hình thức các hội thi đã thu hút được đông đảo học

sinh tích cực tham gia, tạo được hứng thú trong học tập của các em, khích lệ các em tìm hiểu, sưu tầm, mở rộng kiến thức. Kết quả là:

Thứ nhất: Hoạt động giáo dục NGLL đã đi vào nề nếp theo từng chủ điểm hàng tháng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ về PPCTở Tiểu học.

Thứ hai: Các hoạt động thi đua học tập giữa các lớp diễn ra sôi nổi hơn.

Thứ ba: Hoạt động giáo dục NGLLđã khẳng định vai trò là một

trong những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học

sinh.

Vận dụng triệt để các biện pháp quản lí, chỉ đạo hoạt động giáo dục NGLL đã nhận được sự ủng hộ của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh. Các bảng số liệu dưới đây chứng minh điều đó:

Bảng 1: Biểu đồ khảo sát thông tin GV- HS- CMHS về việc có ủng hộ với việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL hay không trước khi áp dụng biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới.

Khảo sát 20 GVCN thì có 8/20= 40% số GV nhất trí. Khảo sát 20

chi hội trưởng của 20 lớp thì có 14/20=70% nhất trí. Khảo sát học sinh toàn trường thì có 543/560 = 97% số học sinh nhất trí. Số GV, CMHS

không nhất trí trước hết là do nhận thức, sau nữa là do ngại và chưa tin

vào việc sẽ tổ chức thành công các hoạt động NGLL cho học sinh, đặc

biệt là tổ chức dưới hình thức các cuộc thi. Một số ít GV(GV cao tuổi, gặp khó khăn về việc tổ chức) thì cho rằng mỗi tháng tổ chức hoạt động

NGLL 04 tiết= 01 buổi theo chương trình của Bộ là rất khó thực hiện. Họ

0 20 40 60 80 100

Giáo viên Học sinh Cha mẹ học sinh

Giáo viên Học sinh

cho rằng sẽ không thể duy trì được hàng tháng bởi công việc này cần phải

có sự đầu tư về mọi nguồn lực và phải có năng khiếu. Còn 17/560 HS= 3% số HS không nhất trí là do các em hoặc chưa hiểu yêu cầu của việc

khảo sát, hoặc do quá nhút nhát, thiếu tự tin khi tham gia các hoạt động

tập thể.

Bảng 2: Biểu đồ khảo sát thông tin GV-HS- CMHS về việc có ủng hộ, hài lòng với việc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL hay không sau khi áp dụng biện pháp quản lí, chỉ đạo đổi mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7580 80 85 90 95 100

Giáo viên Học sinh Cha me học sinh

Giáo viên Học sinh

Cha me học sinh

Nhìn vào biểu đồ ta thấy đã có 20/20= 100% số chi hội trưởng

CMHS các lớp nhất trí, tăng 30%, đã có 17/20 GVCN= 85% số GVCN

nhất trí tăng 45%. Đây là điều phấn khởi nhất bởi chính GV là lực lượng

quyết định thành công của mọi công việc trong nhà trường, bởi chính

CMHS là lực

lượng phối hợp quan trọng để có thể hỗ trợ GVCN trong việc tổ chức( c

về vật chất và tinh thần cũng như khâu tổ chức, tổ trọng tài, Ban giám khảo… đều có sự tham gia của Hội CMHS). Chỉ còn 4 học sinh là chưa ủng hộ. Tôi đã tiến hành phỏng vấn và tìm hiểu thêm từ GVCN, CMHS

thì đây là những HS có thể nói là thiểu năng trí tuệ, có hạn chế về mặt

ngôn ngữ, gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin. Vì vậy có thể ý

kiến của các em chưa phản ánh đúng. Điều này được minh chứng bởi kết

quả khảo sát việc đánh giá hiệu quả tốt của việc tổ chức các hoạt động

giáo dục NGLL thường xuyên theo chủ điểm hàng tháng dưới hình thức

các hội thi mà nhà trường cùng các tổ chuyên môn, các CBGV-NV và CMHS phối hợp tổ chức.

Bảng 3: Biểu đồ khảo sát đánh giá hiệu quả tốt của các biện pháp quản lí, chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL ở trường TH Xuân Quan 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100

Giáo viên Học sinh Cha me học sinh

Giáo viên Học sinh

Cha me học sinh

Trong tổng số 34 CBGV-NV của nhà trường thì có tới 32 CBGV-

NV(tương ứng với 94,1% số CBGV-NV) có ý kiến đánh giá hiệu quả của

việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL xếp loại Tốt. Có 535/560 =

95,5% số HS và 20/20=100% số Chi hội trưởng CMHS các lớp có ý kiến

xếp loại Tốt khi

được hỏi về hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLLđạt ở

mức nào trong 4 mức Tốt- Khá- TB-Y.

Tóm lại: Quản lí, chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, khoa học các hoạt động giáo dục NGLL sẽ giúp cho CBGV có cách nghĩ đúng,đủ và biết

cách làm hiệu quả, giúp học sinh có điều kiện để củng cố các kiến thức đã họcở trên lớp, giúp các em bước đầu biết khẳng định mình trước tập thể, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rèn kĩ năng sống, xây dựng động cơ học tập đúng đắn, góp phần nâng cao

chất lượng giáo dục, xây dựng Trường học thân thiện- học sinh tích

cực

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí, chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Trang 28 - 35)