Đôi lần mình nghe vài bạn trên FB càm ràm về việc con cái không chịu cho cha mẹ vào

Một phần của tài liệu Bí quyết: dạy con từ lúc nào; dạy con những từ kì diệu, dừng cho con ngay những gì con muốn và những kinh nghiệm, tình cảm của cha mẹ với con (Trang 61 - 66)

ràm về việc con cái không chịu cho cha mẹ vào friend list trong FB của nó. Con trai mình cũng vậy, ngay từ đầu đã tỏ ý không muốn mẹ vào friend - mình đã hụt hẫng, rồi cũng đành lơ (chớ biết sao giờ! )trong khi một số anh em, cô chú... thì lần lượt là friend của nó, thế có ức không?

Càng ức khi thấy vẫn rất nhiều cha mẹ khác trên “Phây” được con cái add friend thoải mái, mình thật sự rất phục, cứ tự vấn mình chưa biết làm bạn với con, chưa được con tin tưởng coi là bạn, dở ẹc!

Nhưng khi bình tâm, tự đáy lòng mình lại có suy nghĩ: Nếu mình là nó - ở tuổi đó (nghĩa là tầm tuổi mới lớn đến mười

tám đôi mươi) - chắc mình cũng như nó thôi! Mình suy (từ mình) khi ở cái tuổi bắt đầu "có những niềm riêng làm sao nói hết" thì chẳng sướng gì nếu cứ phải oang oang nói hết với sự có mặt (thường xuyên) của mẹ, của cha. Mình vẫn nhớ cảm giác tắc nghẹn ở cổ hồi 16 tuổi khi bị mẹ rầy rà "quả tang" chuyện "yêu đương vớ vẩn" mà mình chỉ thố lộ tỉ mỉ trong quyển nhât ký màu xanh giấu nơi kẹt tủ. Sau đó, dù không thèm viết nhật ký nữa nhưng mối "yêu đương vớ vẩn" đó vẫn tồn tại, muốn thố lộ quân sư quạt mo thì tám với bạn thân như nhỏ Thu Ha, nhỏ Hoàng Hà (mẹ của bạn Maddie Steppe bây giờ) hoặc với chị Mỹ sinh viên ĐH ở trọ nhà mình.

Giờ thì mình đã hoàn toàn thông cảm với mẹ ngày ấy khi biết nỗi thèm muốn được add friend với con mình là như thế nào! Bởi FB ở góc độ nào đó cũng tựa như cuốn nhật ký màu xanh dù công khai hơn chứ không còn giấu trong kẹt tủ

nhưng nó vẫn là khoảng trời riêng với những ai thấy cần... Nó thỏa mãn sự bày tỏ và sẻ chia mà với con cái tuổi mới lớn đôi khi bày tỏ với người thân bạn bè vẫn thoải mái hơn với mẹ với cha. Hôm nay xí xớn anh này, em kia, ha ha lên một tràng, hôm khác chán đời âm u ảo não hu hu lên một khúc... các friend xúm vào like còm ồ á, pha trò, an ủi... nhưng nếu với cha mẹ thì hẳn không đơn giản vậy, thấy con bất thường thì có thể sẽ inbox "tại sao?", sẽ điện thoại "thế nào?", sẽ bị săm soi lúc vào nhà ra ngõ... Đó là tâm lý tự nhiên (của những bà mẹ dở ẹc như mình?) làm con nó ngại? Nên thôi mình đành ngậm ngùi dõi theo con từ bên ngoài FB, con lại là đứa ít nói (chỉ huyên thuyên khi thỉnh thoảng trúng đài) đành đoán nó buồn vui bằng cách của mình.

Chẳng hạn xem cái cách ăn cơm của nó, bỏ bữa, ăn vội ăn vàng hay nhẩn nha thích thú... xem cái kiểu nó kéo vòi nước tưới cây có đeo headphone hát rống lên không hay im lìm tư lự, xem nó có đảo qua bếp đổ thùng rác cho mẹ sau giờ cơm tối hay chỉ về phòng sập cửa. Và dễ thấy nhất là xem cái

cách nó giỡn đùa với 2 cô em gái mỗi ngày, có chí chóe siết chặt đến làm em Như phát cáu hay đu quay em Elle cười sằng sặc không thôi... khi có buồn lo thì chắc chả ai giỡn đùa như thế!

Rồi khi đoán con vui, mình sẽ dò la cho nó nói, nếu nó

không muốn nói cũng chả sao, vì mình biết nó vui. Khi đoán con buồn, mình cũng dò la cho nó kể, mà nó vẫn không

muốn kể cũng... không sao luôn, vì đã mình biết nó buồn. Bởi ai rồi cũng phải sống với nỗi buồn và lớn khôn lên cùng với nỗi buồn (cả những nỗi buồn không thể tỏ cùng ai...) Bởi khi con cần, mẹ có thể thức đêm viết giúp ngay một đường dây dẫn chuyện cho chương trình văn nghê có bán vé của con nhưng mọi buồn lo thành bại "đến phát khóc" về chương trình ấy từ khi con bắt tay thực hiện thì nó chỉ thuộc về con thôi; mẹ sẵn sàng giúp con tự làm món spaghetti hay bánh chuối để ăn hoặc để con có thể gây bất ngờ cho cô gái nào đó nhưng rồi đây những rạng ngời hay khổ đau mà cô gái đó dành cho con (cùng spaghetti bánh chuối của con) thì chỉ mình con thấu cảm, mình con xử lý; mẹ có thể luôn cố gắng để con cảm nhận sự đầy đủ của một gia đình bên nhau... nhưng những khoảng trống không thể lấp đầy nếu

vẫn có ở con thì mẹ đành không biết làm sao - con sẽ phải tự mình con san lấp.

Và khi thỉnh thoảng con thấy cần phải ha ha hay hu hu thì con có FB đó hay tay mẹ đây nếu con muốn tựa vào (như hồi thơ bé)

Nhưng để đứng thẳng lên thì phải tự chính con thôi, con trai nhỉ?

Một phần của tài liệu Bí quyết: dạy con từ lúc nào; dạy con những từ kì diệu, dừng cho con ngay những gì con muốn và những kinh nghiệm, tình cảm của cha mẹ với con (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w