Móng mềm đặt trên mặt
nền đất dính và chịu tải trọng phân bố đều: biểu đồ ƯS tiếp xúc phân bố đều, móng bị võng (hình a).
Móng cứng tuyệt đối đặt
trên mặt nền đất dính và chịu tải trọng phân bố đều: móng bị lún đều và biểu đồ ƯS tiếp xúc phân bố lại (hình b).
Giả thiết ứng suất tiếp xúc phân bố đều sẽ dẫn đến ước
lượng thiếu mô men uốn
lớn nhất ở giữa móng
thiết kế chưa đủ an toàn.
Tính móng mềm theo mô hình tương tác
Actual Contact Pressure Distribution / Phân bố ứng suất thực tế dưới móng
Móng mềm đặt trên mặt
nền đất rời và chịu tải trọng phân bố đều: biểu đồ ƯS tiếp xúc phân bố đều, móng bị lún nhiều ở biên (hình c).
Móng cứng tuyệt đối đặt
trên mặt nền đất rời và chịu tải trọng phân bố đều: móng bị lún đều và biểu đồ ƯS tiếp xúc phân bố lại (hình d).
Giả thiết ứng suất tiếp xúc phân bố đều sẽ dẫn đến ước lượng thừa mô men uốn lớn nhất ở giữa móng thiết kế thừa an toàn.
Tính móng mềm theo mô hình tương tác
Cần phải phát triển các phương pháp tính toán - thiết kế an toàn và hiệu quả cho nền móng, trong đó phải xét đến sự phân bố ứng suất tiếp xúc thực tế giữa móng và nền thông qua phân tích tương tác kết cấu-nền đất.
Bài toán phân tích tương tác kết cấu – nền đất có thể giải quyết bằng cách tích hợp các phản lực của nền lên kết cấu vào trong hệ phương trình tính thông qua việc sử dụng các mô hình toán học phù hợp cho đất nền ứng với các loại mô hình nền và các bài toán tương tác khác nhau.
Tùy theo yêu cầu độ chính xác và mức độ phức tạp của bài toán, việc phân tích tương tác của kết cấu với nền đất có thể thực hiện theo các mô hình đơn giản hoặc mô hình phức tạp:
Mô hình đơn giản: thay thế nền đất bằng mô hình toán học đơn giản (thường sử
dụng các mô hình hệ số nền); đối tượng chính của bài toán là phản ứng của kết cấu và ứngsuất trên bề mặt tiếp xúc giữa kết cấu vớinền.
Mô hình phức tạp: xét đồng thời cả kết cấu và nền (thường sử dụng mô hình vật liệu
nền); đối tượng của bài toán là phản ứngcủa cả kết cấu và nền.
Có nhiều kết quả nghiên cứu về mô hình nền và mô hình vật liệu nền trong TL.