0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 4:

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN THỊ (Trang 27 -36 )

Báo cáo bảng lương tháng Báo cáo danh sách giáo viên Báo cáo bảng phân lớp Báo cáo thành tích

Ban giám hiệu Kế toán Bảng lương Hồ Giáo viên Giáo viên T ng tin g o v n T ng tin g o v n B ản g ơn g B ản g ơn g L ịc h ng c B ản g t nh tíc h Lịch công tác Bảng thành tích Lịch công tác Thành tích

Giải thích:

Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng 4: gồm có 4 chức năng như báo cáo bảng lương tháng, báo cáo bảng phân lớp, báo cáo danh sách giáo viên, các luồng dữ liệu vào ra các kho dữ liệu lưu trữ thông tin

Chức năng báo cáo bảng lương tháng có luồng dữ liệu ra mang thông tin bản lương đến ban giám hiệu, kế toán giáo viên và chức năng này lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu bảng lương.

Chức năng báo cáo bảng phân lớp có luồng dữ liệu ra mang thông tin lịch công tác đến tác nhân là ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và chức năng này lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu lịch công tác.

Chức năng báo cáo danh sách giáo viên có luồng dữ liệu ra mang thông tin giáo viên đến các tác nhân là ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu hồ sơ.

Chức năng báo cáo thành tích lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu bảng thành tích, các luồng dữ liệu ra mang thông tin về thành tích đến các tác nhân giáo ban giám hiệu, kế toán, giáo viên.

Chương III: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU

III.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỮ LIỆU

Mục đích của phân tích hệ thống về dữ liệu là lập lược đồ khái niệm về dữ liệu, làm căn cứ cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống sau này.

Để hệ thống chính xác và nhất quán thì cần phải phân tích hệ thống về dữ liệu một cách chặt chẽ, logic.

Phân tích dữ liệu là việc phân tích các đơn vị thông tin có ích cho hệ thống (các thực thể) và xác định rõ mối liên kết tham chiếu giữa chúng. Quá trình phân tích được bắt đầu từ việc xác định các mô hình dữ liệu, gồm hai giai đoạn:

Xác định thực thể và kiểu các thực thể.

Xác định liên kết và xây dựng các mối liên kết giữa các thực thể. Xác định kiểu thực thể:

Kiểu thực thể (entity type) là một tập hợp các thực thể được mô tả bởi cùng một tập hợp các kiểu thuộc tính và biểu diễn cho một lớp tự nhiên các vật thể trong thế giới thực.Mà một thực thể (entity) là một vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong hệ thống thực, mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin.

Mỗi kiểu thực thể ta cần phải xác định được các thuộc tính của chúng.

Xác định liên kết và mối liên kết giữa các thực thể:

Một liên kết là sự gom nhóm các thực thể trong đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định.

Một kiểu liên kết (asociation type) là một tập hợp các liên kết có cùng ý nghĩa. Một kiểu liên kết là được định nghĩa giữa nhiều kiểu thực thể. Số các kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết gọi là số ngôi của kiểu liên kết.

III.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG QUẨN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG HỌC:

Các kiểu thực thể:

III.2.1 Kiểu thực thể 1: (Hồ sơ giáo viên);

Mã giáo viên: là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt giáo viên này với giáo viên khác;

Họ tên (Họ và tên giáo viên): họ tên giáo viên ứng với mã giáo viên;

Địachỉ: Địa chỉ thường trú của giáo viên;

Ngày sinh;

Giới tính;

 Quê quán;

Dân tộc;

Trình độ : Trình độ học vấn cao nhất của giáo viên;

Ngày vào làm (Ngày bắt đầu nhận quyết định công tác);

Ngày biên chế (Ngày vào biên chế);

 Đảng viên;

 Chức vụ;

 XepLoai (Xếp loại)

Lương cơ bản (Mức lương cơ bản);

 Bậc lương;

III.2.2 Kiểu thực thể 2: Bảng lương (Bảng thanh toán tiền lương giáo viên)

Mã giáo viên:là thuộc tính khoá;

 Hệ số lương;

 Hệ số khu vực;

 Hệ số chức vụ;

 Lương cơ bản;

Ưu đãi: 70% ưu đãi;

Bảo hiểm xã hội: số tiền bảo hiểm xã hội mà giáo viên phải đóng;

Bảo hiểm y tế : số tiền bảo hiểm y tế mà giáo viên phải đóng;

 Thưởng;

Thu nhập thêm (Lương làm thêm giờ): tiền lương giáo viên được hưởng;

Tổng lĩnh: Mức lương dựa vào lương cơ bản và số ngày làm việc của giáo viên;

Tạm ứng (Lương tạm ứng): thể hiện lương đã tạm ứng cho giáo viên trong tháng;

Còn lại (Lương còn lại);

Ngày thanh toán (Ngày thanh toán);

III.2.3 Thực thể 3: Thành tích (bảng thành tích của giáo viên trong trường)

Mã giáo viên: là thuộc tính khoá;

• Kỳ học;

• Năm học;

• Thành tích;

Thưởng: Mức tiền thưởng tương ứng;

III.2.4 Thực thể 4: Chức vụ (chức vụ của giáo viên);

Chức vụ (Tên chức vụ);

• Hệ số chức vụ;

III.2.5 Thực thể 5: Bậc lương

• Bậc lương;

Hệ số lương: hệ số lương tương ứng với bậc lương;

III.2.6 Thực thể 6: Bảng chấm công (Bảng chấm công của giáo viên trong tháng);

o Tháng;

o Mã giáo viên;

o

Giờ dạy thêm giờ (Số giờ làm thêm)

III.2.7 Thực thể 7: Danh sách nâng lương (Bảng danh sách nâng lương)

Ngày : Ngày có quyết định nâng lương;

 Hệ số lương cũ;

 Hệ số lương mới;

III.2.8 Thực thể 8: Phân lớp (Bảng phân công công tác cho mỗi giáo viên trong năm học)

Mã giáo viên: là khoá chính,

Lớp;

Khối;

Năm học;

III.2.9 Thực thể 9: User (Bảng lưu thông tin của người sử dụng);

UserName : Tên người dùng;

Password : Mật khẩu truy cập của người dùng;

III.3 MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT

III.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa các bảng:

Bảng HSGV để lưu trữ các thông tin về hồ sơ của giáo viên như: họ và tên, nơi ở hiện tại, ngày vào biên chế, trình độ, chức vụ hiện tại,...

Bảng ChucVu: dùng để thể hiện chức vụ của mỗi cán bộ giáo viên. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì một chức vụ có thể có nhiều giáo viên.

Bảng BangLuong để lưu trữ các thông tin về lương của cán bộ giáo viên, có quan hệ 1– n với bảng HSGV vì trong một bảng lương có nhiều giáo viên.

Bảng PhanLop để lưu trữ thông tin về sự phân công lớp dạy cho mỗi giáo viên trong năm học đó. Bảng này có quan hệ 1–1 với bảng HSGV vì ở trường tiểu học thì mỗi giáo viên phụ trách một lớp và dạy tất cả các môn học của lớp đó.

Bảng ThanhTich: dùng để lưu thành tích của một giáo viên trong kỳ học, năm học đó. Bảng này có liên kết 1 – n vì nhiều giáo viên có thể có cùng một thành tích như: cùng xếp một loại thành tích.

Bảng TrinhDo: dùng để chỉ trình độ của một giáo viên. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì có thể có nhiều giáo viên có cùng một trình độ.

Bảng BacLuong: dùng để thể hiện bậc lương của cán bộ giáo viên. Bảng này có quan hệ 1– n với bảng HSGV vì có thể có nhiều giáo viên có cùng một bậc lương.

Bảng BangChamCong: dùng để thể hiện việc chấm công cho mỗi giáo viên trong mỗi tháng. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì trong mỗi bảng chấm công có nhiều giáo viên.

Bảng DSNangLuong: dùng để lưu trữ thông tin có quyết định nâng lương của cán bộ giáo viên qua các năm. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì trong một bảng danh sách nâng lương sẽ có nhiều giáo viên.

III.3.3 Mô tả chi tiết :

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN THỊ (Trang 27 -36 )

×