Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ trong doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.doc (Trang 27 - 30)

diện, đồng bộ các giải pháp. Tập trung vào các giải pháp cơ bản:

1. Xây dựng tiêu chuẩn các chức danh cán bộ trong doanh nghiệp: doanh nghiệp:

Hiện tại, đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp thuộc Công ty Thương mại - Khách sạn Đống Đa đang đồng thời thực hiện 3 loại tiêu chuẩn cán bộ:

- Một là tiêu chuẩn cán bộ quy định tại Nghị quyết III Trung ương khóa VIII.

- Hai là tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức viên chức Nhà nước do Bộ trưởng - Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ ban hành đối với các chức danh cán sự, chuyên viên, kế toán viên, thanh tra viên ...

- Ba là tiêu chuẩn các chức danh cán bộ tại Quyết định 06/QĐ- STM ngày 28/12/1998 của Ban cán sự Đảng Sở Thương mại Hà Nội và quy chế tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm các chức vụ ngày 30/7/2001 của Công ty Thương mại - Khách sạn Đống Đa.

* Về phẩm chất chính trị:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường của giai cấp công nhân.

- Thông suốt và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Về đạo đức:

- Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, trung thực, thẳng thắn.

- Có tinh thần trách nhiệm, có tác phong sâu sát thực tế, sống giản dị, lành mạnh có tín nhiệm đối với Đảng viên và quần chúng.

- Cần, kiệm, liêm, chính: kiên quyết đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, tham ô.

- Gia đình(vợ hoặc chồng, con) chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

* Về kiến thức, năng lực, trình độ, phong cách lãnh đạo:

- Nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Có năng lực chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Có kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị kinh doanh, hiểu biết pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đã qua thực tế công tác.

- Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành Thương mại, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân, Luật.

- Có phong cách làm việc dân chủ, tập thể, sâu sát thực tế, gần gũi quần chúng; biết phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể, tôn trọng nguyên tắc dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Có tính quyết đoán và tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình và lĩnh vực được phân công phụ trách.

Đây là những cơ sở quan trọng cho việc tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Ngoài việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với cán bộ, còn phải thực hiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ đặc thù của ngành Thương mại do Bộ Thương mại ban hành năm 1995 bao gồm:

- Tiêu chuẩn nghiệp vụ về quản lý thị trường.

- Về chính sách thị trường trong nước, chính sách thị trường nước ngoài.

- Tiêu chuẩn về chính sách xuất nhập khẩu.

* Về đãi ngộ cho người lao động

Đãi ngộ người lao động vừa là nội dung quản lý người lao động,vừa là phương thức biện pháp quản lý lao động trong doanh nghiệp thương mại. Đãi ngộ người lao động là hìng thức khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với lao động quan tâm đến kết quả và hiệu quả lao động.

Đãi ngộ lao động bao gồm: tiền lương và áp dụng hình thức trả lương,tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể...

Cần xác định mức lương tối thiểu và các bậc lương căn cứ vào tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ chi phí lao động chiếm trong tổng chi phí lưu thông

Ngoài tiền lương, tiền thưởng là hình thức khuyến khích vật chất đối với người lao động có thành tích xuất sắc trong kinh doanh.

Phúc lợi tập thể được tính từ lợi nhận thu được hàng năm của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mang tính chất tập thể

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn đối lao động nhằm góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động ốm đau, hết tuổi lao động. Có hai loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 2.doc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w