Phương thức hoạt động

Một phần của tài liệu Thực trạng và Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 43 - 46)

a)Về tổ chức thu mua lương thực.

Do sự khác nhau về thời tiết, vùng khí hậu, về thị trường hàng hoá, về chất lượng hàng hoá nên việc thu mua lương thực được chia thành hai khu vực:

- Thu mua tại các tỉnh phía Bắc: Thông qua hệ thống các cửa hàng, quầy hàng, các điểm thu mua đặt tại các xã, huyện, công ty đã tổ chức, chỉ đạo thu mua theo kế hoạch được giao trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Do chất lượng gạo ở các tỉnh phía Bắc chưa cao, chưa đảm

bảo chất lượng xuất khẩu nên lượng lương thực thu mua được chủ yếu là để kinh doanh nội địa và thực hiện công tác dự trữ lưu thông.

- Thu mua tại các tỉnh phía Nam: Công ty thu mua lương thực thông qua các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, lượng lương thực mua được chủ yếu để xuất khẩu, một phần để dự trữ tại miền Nam và một phần chuyển ra Bắc để kinh doanh nội địa. Việc thu mua được thực hiện theo 2 phương thức: Ký hợp đồng với các doanh nghiệp bán gạo theo tiêu chuẩn, quy cách, giá cả, thời gian quy định và giao tới mạn tàu mới tiến hành thanh toán, hoặc cử cán bộ vào miền Nam thuê kho và tổ chức ký hợp đồng với các doanh nghiệp để thu mua gạo, dự trữ tạm thời để xuất khẩu hoặc đưa ra Bắc, gạo nhập kho mới thanh toán.

Do tổ chức thu mua lương thực như vậy nên ở miền Bắc đã có điều kiện thu mua trực tiếp tới người nông dân nhưng lượng lương thực thu mua còn nhỏ, ở miền Nam chưa có điều kiện thu mua trực tiếp tới người nông dân, nhưng lượng lương thực thu mua lại là chủ yếu.

b)Về chỉ đạo giá cả.

- Đối với giá thu mua lương thực để xuất khẩu, công ty đã có sự chỉ đạo cụ thể theo từng thời điểm, quy định khung giá trần, đảm bảo cho các đơn vị thành viên tổ chức thu mua được thuận lợi.

- Đối với giá thu mua lương thực để dự trữ lưu thông và kinh doanh nội địa thì bản thân các đơn vị thành viên tự xây dựng trên cơ sở hiệu quả kinh doanh theo cơ chế thị trường.

c)Về xuất khẩu lương thực.

Việc xuất khẩu lương thực của Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình được tập trung về một đầu mối đó là Văn phòng Tổng Công ty lương

thực miền Bắc. Văn phòng Tổng công ty thực hiện xuất khẩu gạo theo 2 phương thức:

- Xuất trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết, căn cứ vào tình hình, điều kiện, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của từng đơn vị thành viên, trên cơ sở nguyên tắc "lấy lãi xuất khẩu để bù đắp cho lỗ kinh doanh nội địa" và thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá trên địa bàn, công ty phân chia chỉ tiêu xuất khẩu cho các đơn vị.

- Xuất uỷ thác: Văn phòng Tổng công ty đứng ra nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị thành viên và thu phí ủy thác xuất khẩu, phương thức này chỉ áp dụng cho các lô hàng xuất trả nợ. Vì thời gian giao hàng và thời gian thanh toán cho các lô hàng xuất khẩu trả nợ cách nhau ngắn, thanh lý hợp đồng nhanh, nên phương thức xuất khẩu này sẽ giúp cho việc thanh lý hợp đồng được kịp thời.

d)Về tiêu thụ nội địa.

Những năm gần đây thị trường lương thực nội địa tương đối ổn định, để tăng doanh thu tiêu thụ, các đơn vị thành viên đã cải tiến và xác lập phương thức kinh doanh phù hợp với điều kiện của từng địa phương, mở rộng đại lý tới từng điểm dân cư, tổ chức các quầy lưu động, hình thức bán qua điện thoại ... những cải tiến này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đồng thời làm giảm chi phí, tăng doanh số bán ra cho doanh nghiệp.

e)Về dự trữ lưu thông và sử dụng quỹ bình ổn giá.

Công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên mua lương thực dự trữ lập đầy đủ các hồ sơ quyết toán với ban vật giá Chính phủ, Bộ tài chính và đã được cấp số tiền từ quỹ bình ổn giá. Tuy thủ tục thanh quyết toán để xin cấp từ quỹ bình ổn giá còn chậm và phức tạp nhưng đối với doanh nghiệp kinh

Một phần của tài liệu Thực trạng và Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần lương thực Hà Sơn Bình (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w